Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng cho vay DNNVV

Một phần của tài liệu Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam chi nhánh Nhị Chiểu – Phú Thứ Kinh Môn – Hải Dương (Trang 28)

1.7.1 Đối với doanh nghiệp.

Tính khả thi của phương án kinh doanh:

Một yếu tố kiên quyết khi nộp hồ sơ xin vay vốn của doanh nghiệp nói chung và DNNVV nói riêng là phương án sản xuất – kinh doanh. Một phương án sản xuất kinh doanh khả thi, rõ ràng các yếu tố chi phí và doanh thu, lường trước các yếu tố rủi ro sẽ góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng cho vay của NHTM.

Năng lực tài chính và khả năng trả nợ của doanh nghiệp:

Năng lực tài chính được đánh giá thông qua các yếu tố tài chính như: tài sản, nguồn vốn, lượng tài sản thanh khoản cao của doanh nghiệp. Thông tin về năng lực tài chính của doanh nghiệp được thu thập thông qua báo cáo tài chính hàng năm và báo cáo kiểm toán của doanh nghiệp.

Ngoài ra, ngân hàng có thể tìm hiểu về năng lực tài chính của doanh nghiệp thông quá chính các đối tác làm ăn hoặc các đối thủ của doanh nghiệp đó trên địa bàn.

Khả năng trả nợ của doanh nghiệp thường được đánh giá dựa trên giá trị tài sản đảm bảo. Các tài sản có tính thanh khoản cao như tiền mặt, vàng bạc đá quý sẽ giúp doanh nghiệp có khả năng trả nợ cao hơn.

Năng lực quản lí của doanh nghiệp:

Năng lực quản lý của doanh nghiệp là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất – kinh doanh của DNNVV. Một doanh nghiệp xây dựng được một đội ngũ quản lý tốt và quy trình quản lý hiệu quả sẽ làm tăng uy tín với ngân hàng khi đề xuất phương án vay vốn. Quản lí doanh nghiệp tốt và hiệu quả sẽ dẫn tới chất lượng cho vay tốt.

Uy tín và đạo đực của doanh nghiệp sẽ đảm bảo doanh nghiệp sẽ sử dụng vốn vay đúng mục đích như đã cam kết. Thực tế với những doanh nghiệp có vấn đề về đạo đức kinh doanh sẽ có xu hướng lừa đảo, chiếm dụng vốn của ngân hàng. Như vậy chất lượng cho vay của ngân hàng thương mại đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa chịu sự ảnh hướng gián tiếp của uy tín và đạo đức của doanh nghiệp.

1.7.2 Đối với ngân hàng

Chính sách cho vay của ngân hàng với DNNVV

Rõ ràng một NHTM có cái nhìn nhận đúng đắn về nghiệp vụ cho vay đối với DNNVV sẽ có một phương án cụ thể trong ngắn hạn và dài hạn đối với nhóm khách hàng này. Vì vậy, để đảm bảo chất lượng cho vay đối với DNNVV, NHTM phải xây dựng một chính sách cho vay khoa học và xuất phát từ nhu cầu thực tiễn.

Thông tin tín dụng của DNNVV

Khi xét duyệt hồ sơ cho vay của doanh nghiệp nhỏ và vừa, một nhân tố bắt buộc phải được cán bộ ngân hàng thẩm tra đó là thông tin về tín dụng của khách hàng. Đánh giá chính xác từ nguồn thông tin tín dụng sẽ góp phần nâng cao chất lượng cho vay đối với nhóm khách hàng này, giảm thiểu rủi ro ch vay. Thông tin tín dụng của DNNVV có thể được thu thập bằng các nghiệp vụ của ngân hàng hoặc thông qua hệ thống đánh giá tín dụng liên ngân hàng.

Chất lượng thẩm định của ngân hàng

Công việc đánh giá hồ sơ vay vốn của doanh nghiệp nhỏ và vừa gọi là quy trình thẩm định, và đây là khâu quan trọng trước khi quyết định cho vay đối với doanh nghiệp. Xây dựng một quy trình thẩm định tốt sẽ nâng cao chất lượng cho vay đối với DNNVV và giảm thiểu rủi ro. Khi thẩm định hồ sơ cho vay, mỗi sai sót sẽ gây tổn thất cho ngân hàng trong tương lai nên khâu thẩm định phải được giám sát chặt chẽ. Chất lượng thẩm định cho vay của ngân hàng quyết định bởi chất lượng cán bộ tín dụng và các tiêu chí thẩm định hồ sơ của ngân hàng.

1.7.3 Những nhân tố khác

Môi trường chính trị và pháp lý

Môi trường chính trị của một quốc gia có tác động rất lớn đến kết quả hoạt động kinh doanh của các thành phần kinh tế bao gồm ngân hàng và DNNVV. Một

đất nước có tình hình chính trị ổn định thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. DNNVV có điều kiện thuận lợi để mở rộng sản xuất kinh doanh, sử dụng nguồn vốn vay từ ngân hàng một cách hiệu quả; ngân hàng cũng sinh lời từ cho vay nhóm doanh nghiệp này.

Một đất nước có hệ thống luật pháp chặt chẽ, minh bạch và công bằng sẽ thúc đẩy sự phát triển sản xuất, kinh doanh, đầu tư, và bài trừ những thành phần tiêu cực. Nếu nhà nước luôn chú trọng phát triển kinh tế, ưu đãi và đầu tư cho doanh nghiệp sẽ mang đến sự thịnh vượng, phát triển cho nền kinh tế.

Tình hình kinh tế trong và ngoài nước

Doanh nghiệp và ngân hàng là thành phần tham gia nền kinh tế trong nước và nền kinh tế toàn cầu. Một nền kinh tế năng động và phát triển sẽ dẫn đến doanh nghiệp có nhu cầu sản xuất kinh doanh, ngân hàng mở rộng cho vay vốn đến với nhóm khách hàng doanh nghiệp và sinh lời từ những món cho vay này; tỷ lệ rủi ro cũng được giảm thiếu, chất lượng cho vay được nâng cao. Môi trường kinh tế chung toàn cầu có tác động tương tự như môi trường kinh tế trong nước đến kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và ngân hàng. Tham gia vào sân chơi quốc tế là cơ hội và là thách thức đối với mỗi quốc gia nói chung, doanh nghiệp và ngân hàng nói riêng.

PHẦN II: THỰC TRẠNG CHO VAY VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

CHI NHÁNH NHỊ CHIỂU – KINH MÔN – HẢI DƯƠNG

2.1 Giới thiệu về Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam chi nhánh Nhị Chiểu, Kinh Môn, Hải Dương.

Chiểu.

Chi nhánh Ngân hàng công thương Nhị Chiểu được thành lập trên cơ sở sát nhập 2 Ngân hàng (Ngân hàng Đầu tư Hoàng Thạch và Ngân hàng Nhà nước khu vực Nhị Chiểu). Sau Nghị định 53/HĐBT ngày 26/03/1988 về cải cách hệ thống Ngân hàng, Tổng Giám đốc Ngân hàng Công thương Việt Nam có quyết định số 12/NHTMCPCTVN-TCCB ngày 08/12/1991 về việc thành lập chi nhánh Ngân hàng công thương Nhị Chiểu thuộc Chi nhánh Ngân hàng công thương Hải Dương có nhiệm vụ kinh doanh tiền tệ - tín dụng và thanh toán, hạch toán kinh tế phụ thuộc. Trong gần 20 năm xây dựng và trưởng thành, chi nhánh đã vượt lên bao khó khăn thử thách và đóng góp không nhỏ vào thành tích của Ngân hàng Công thương, ngày 10/07/2006 thực hiện QĐ số 063/QĐ-HĐQT-NHTMCPCTVN1 ngày 29/03/2006 về việc phê duyệt chuyển mới mô hình tổ chức tại chi nhánh NHTMCPCTVN chi nhánh Ngân hàng Công thương Nhị Chiểu đã chính thức được nâng cấp từ chi nhánh cấp II lên chi nhánh cấp I trực thuộc Ngân hàng Công thương Việt Nam.

Tháng 7 năm 2008 Ngân hàng Công thương Việt Nam tiến hành cổ phần hoá theo quy định của nhà nước và NHNN. Ngân hàng chính thức đổi tên ngân hàng thành Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam. Chi nhánh cũng được đổi tên thành Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Nhị Chiểu theo QĐ số 390/QĐ-HĐQT-NHTMCPCTVN1 ngày 05/08/2009.

2.1.2 Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam chi nhánh Nhị Chiểu – Kinh Môn – Hải Dương.

Biểu đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của chi nhánh

Nguồn: Phòng tổng hợp NHTMCPCTVN chi nhánh Nhị Chiểu

Đứng đầu điều hành là Giám Đốc của chi nhánh (Ông Nguyễn Văn Lợi), điều hành bao quát các công việc của chi nhánh và cũng trực tiếp chỉ đạo các phòng ban. Giám đốc xem xét, quyết định và phê duyệt các khoản cấp tín dụng ngắn hạn, trung hạn, bảo lãnh. Phụ trách công tác xử lý nợ xấu và nợ có dấu hiệu xấu, công tác kiểm soát nội bộ tại chi nhánh, phụ trách giao dịch vốn liên ngân hàng, công tác thanh toán quốc tế, chịu trách nhiệm về quản lý, giải quyết các công việc phát sinh hàng ngày liên quan đến hoạt động của chi nhánh. Bên cạnh đó là có hai Phó Giám Đốc. Nhiệm vụ chính là trợ giúp công việc tại đơn vị cho Giám Đốc. Hai vị Phó Giám Đốc này hoạt động đôi khi độc lập với các phòng ban, đôi khi lại phụ trách 1 phòng cụ thể tùy theo từng lúc yêu cầp, bên cạnh đó có một vị Phó giám đốc phụ trách thu hồi công nợ tại chi nhánh.

2.1.2.1. Phòng khách hàng

2.1.2.1.1. Phòng khách hàng doanh nghiệp số 1 * Chức năng:

Phòng khách hàng là phòng nghiệp vụ trực tiếp làm việc là khách hàng nhóm doanh nghiệp. Phòng có chức năng khai thác mọi nguồn vốn bằng VNĐ và ngoại tệ trong các doanh nghiệp có giao dịch, thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến cấp tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ cấp tín dụng hiện hành và hướng dẫn của NHTMCPCTVN nhằm đảm bảo an toàn vốn và hiệu quả.

* Nhiệm vụ:

- Khai thác mọi nguồn tiền gửi từ khách hàng bao gồm VNĐ và ngoại tệ gửi tại chi nhánh.

- Tiếp thị, hướng dẫn khách hàng gửi tiền và có nhu cầu được cấp tín dụng theo đúng quy chế của NHNN và hướng dẫn của NHTMCPCTVN tại chi nhánh Nhị Chiểu. Phối hợp với phòng tổng hợp để tiếp thị sản phẩm đến khách hàng tiềm năng trên địa bàn.

- Tiếp nhận hồ sơ tín dụng của các doanh nghiệp (bao gồm cho vay, tài trợ thương mại, thấu chi). Thẩm định và xác định mức tín dụng cho 1 khách hàng, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo trình tự phân cấp của NHTMCPCTVN.

2.1.2.1.2. Phòng khách hàng doanh nghiệp số 2 * Chức năng:

1. Phòng khách hàng số 2 là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với các doanh nghiệp hoặc khách hàng là các doanh nghiệp Nhà nước được Nhà nước cấp vốn và vốn doanh nghiệp tự bổ sung có vốn chủ sở hữu.

2. Phòng có chức năng khai thác mọi nguồn vốn bằng VNĐ và ngoại tệ trong các doanh nghiệp có giao dịch, thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến cấp tín dụng, quản lý các sản phẩm cấp tín dụng phù hợp với chế độ tín dụng hiện hành và hướng dẫn của NHTMCPCTVN nhằm đảm bảo an toàn vốn và hiệu quả.

* Nhiệm vụ:

1. Khai thác mọi nguồn tiền gửi từ khách hàng bao gồm VNĐ và ngoại tệ gửi tại chi nhánh.

2. Tiếp thị, hướng dẫn khách hàng gửi tiền và có nhu cầu được cấp tín dụng theo đúng quy chế của NHNN và hướng dẫn của NHTMCPCTVN tại chi nhánh.

Phối hợp với phòng tổng hợp để tiếp thị sản phẩm đến khách hàng tiềm năng trên địa bàn.

3. Tiếp nhận hồ sơ tín dụng của các doanh nghiệp (bao gồm cho vay, tài trợ thương mại, thấu chi). Thẩm định và xác định mức tín dụng cho một khách hàng, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo trình tự phân cấp của NHTMCPCTVN.

4. Hàng kì, lập báo cáo phân tích tình hình doanh nghiệp bao gồm: tình hình tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị. Báo cáo này được lập với mỗi doanh nghiệp để có thể đưa ra những phương án cụ thể.

5. Lập báo cáo phân tích tổng hợp theo các tiêu chí như: đánh giá khách hàng, đánh giá sản phẩm cung cấp của chi nhánh Nhị Chiểu.

6. Giám sát công tác trích lập quỹ dự phòng chung và sự phong rủi ro theo quy định của nhà nước.

7. Phản ánh kịp thời những vướng mắc trong nghiệp vụ và những vấn đề mới nảy sinh, đề xuất biện pháp giải quyết trình Giám Đốc chi nhánh xem xét, giải quyết.

8. Lưu trữ tài liệu, hồ sơ của ngân hàng theo quy định.

9. Tổ chức học tập, nâng cao trình độ nghiệp vụ và phẩm chất đạo đức của các cán bộ thuộc biên chế phòng.

10. Thực hiện công tác khác khi được Giám đốc đơn vị giao.

11. Thực hiện tốt nội quy của cơ quan và tham gia tích cực các phong trào thi đua. 12. Xây dựng tinh thần đoàn kết nội bộ, có tinh thần giúp đỡ lẫn nhau trong công tác và đời sống nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

2.1.2.1.3. Phòng khách hàng cá nhân * Chức năng:

Phòng khách hàng cá nhân là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các doanh nghiệp tư nhân, cá nhân để huy động vốn, xử lý các nghiệp vụ liên quan đến cho vay bằng VNĐ và ngoại tệ. Quản lý hoạt động của các quỹ tiết kiệm, điểm giao dịch, các sản phẩm cho vay phù hợp với chế độ và thể lệ hiện hành của Ngân hàng Nhà Nước và quy định hướng dẫn của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam.

* Nhiệm vụ:

1. Tiếp cận và huy đông nguồn vốn nội tệ và ngoại tệ từ cá nhân có nhu cầu gửi tiết kiệm hoặc sử dụng dịch vụ của ngân hàng.

2. Tiếp thị, hỗ trợ khách hàng xây dựng dự án vay vốn cá nhân, phương án sử dụng bảo lãnh.

3. Thẩm định để cho vay, bảo lãnh khách hàng là doanh nghiệp tư nhân, cá nhân trong phạm vi được ủy quyền.

- Thẩm định hồ sơ khách hàng theo quy định của NHTMCPCTVN. - Thẩm định TSĐB với mỗi khách hàng và mỗi khoản vay cụ thể.

- Thực hiện tính toán hạn mức cho vay đối với từng trường hợp cụ thể.

- Đưa ra các quyết định chấp thuận hoặc từ chối đề nghị vay vốn, bảo lãnh trên cơ sở các hồ sơ và việc thẩm định.

4. Quản lý, giám sát các khoản vay.

- Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay, nắm bắt tình hình sản xuất của khách hàng. Thường xuyên kiểm soát TSĐB. Làm công tác thu nợ gốc và lãi vay theo quy định hợp đồng.

- Theo dõi, quản lý các khoản nợ có vấn đề. Lên kế hoạch tiến hành xử lý TSĐB các khoản nợ có dấu hiệu mất vốn.

6. Nắm bắt cập nhật thông tin khách hàng nhằm đưa ra những nhận định chính xác.

7. Đánh giá các khoản vay bảo lãnh nhằm đảm bảo hiệu quả và an toàn cho khoản vay.

8. Quản lý các khoản vay, bảo lãnh, quản lý tài sản đảm bảo.

9. Điều hành và quản lý lao động, tài sản và tiền vốn huy động tại các quỹ tiết kiệm, chi nhánh giao dịch thuộc NHTMCPCTVN chi nhánh Nhị Chiểu.

10. Kiểm tra, giám sát các hoạt động của quỹ tiết kiệm, điểm giao dịch thuộc chi nhánh theo đúng quy chế của Ngân hàng Nhà nước và hướng dẫn của NHTMCPCTVN.

11. Chịu trách nhiệm về bảo hiểm và các phúc lợi khách liên quan do nhà nước và NHTMCPCTVN quy định.

12. Phản ánh kịp thời những tồn tại trong công tác nghiệp vụ và những vấn đề phát sinh tại đơn vị, đề xuất biện pháp giải quyết theo tình hình. Trình Giám đốc chi nhánh phê duyệt vừa ra quyết định.

- Báo cáo theo chức năng, nghiệp vụ của phòng. Thực hiện lưu trữ hồ sơ, số liệu theo quy định chung của NHTMCPCTVN.

- Tổ chức học tập, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ của phòng. - Thực hiện, thi hành công tác khác khi được Giám đốc chỉ đạo. 2.1.2.2 Phòng giao dịch.

* Chức năng:

Là phòng nghiệp vụ thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng tại trụ sở chi nhánh, tổ chức hạch toán kế toán thanh toán theo quy định của Ngân hàng Nhà Nước và Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam. Phối hợp với các phòng nghiệp vụ tác nghiệp các nghiệp vụ liên quan đến khách hàng và nội bộ Ngân hàng.

* Nhiệm vụ:

1. Thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng:

- Thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng: hỗ trợ khách hàng mở tài khoản tiền gửi, tài khoản giao dịch theo yêu cầu của khách hàng.

- Thực hiện các giao dịch mua bán ngoại tệ, thanh toán chuyển tiền (VNĐ và ngoại tệ) trong nước, chi trả kiều hối. Thực hiện các giao dịch liên quan đến ngoại tệ và chuyển tiền ra hệ thống ngân hàng ngoài nước.

Một phần của tài liệu Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam chi nhánh Nhị Chiểu – Phú Thứ Kinh Môn – Hải Dương (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w