Dự báo khả năng phát hành trái phiếu chính phủ Việt Namnăm

Một phần của tài liệu Thị trường vốn_ phân tích điều kiện và khả năng phát hành trái phiếu chính phủ liên hệ thực tế việt nam (Trang 37)

Năm 2015, tổng vốn huy động trái phiếu Chính phủ là rất cao (khoảng 450.000 tỷ đồng) gồm bù đắp bội chi ngân sách Nhà nước, phát hành đảo nợ và chi đầu tư. Như vậy, để huy động một lượng vốn lớn với thời gian vay nợ dài dường như khó khả thi trong điều kiện hiện nay.

Theo báo cáo Chiến lược đầu tư tháng 12 của CTCK Rồng Việt (VDSC), sau một thời gian dài kênh huy động vốn trái phiếu thu hút dòng vốn của các NHTM thì dòng vốn vào kênh đầu tư này bắt đầu sụt giảm kể từ khi Kho bạc Nhà nước (KBNN) tạm dừng phát hành trái phiếu kỳ hạn dưới 3 năm.

Trong tháng 9/2014, tỷ lệ trúng thầu vẫn ở mức tuyệt đối (100%), tuy nhiên sang quý IV/2014, tỷ lệ trúng thầu bắt đầu giảm dần. Tháng 11/2014, KBNN chỉ phát hành được khoảng 6.300 tỷ đồng với tỷ lệ trúng thầu bình quân là 37%, mức thấp nhất kể từ đầu năm. Và mặc dù sự sôi động trên thị trường sơ cấp suy giảm song mới đây, KBNN lần thứ hai đã điều chỉnh kế hoạch phát hành trái phiếu Chính phủ (TPCP) năm 2014, tăng thêm 30.000 tỷ đồng lên 262.000 tỷ đồng.

Tính đến cuối tháng 11, tổng số huy động vốn qua phát hành TPCP đạt hơn 229.000 tỷ đồng (khoảng 98,8% kế hoạch trước khi điều chỉnh). Do đó, nếu nhìn ở góc độ đặt một mục tiêu mới cho tháng cuối năm thì việc điều chỉnh tăng phát hành TPCP không phải là câu hỏi khó trả lời.

Tuy nhiên, xét ở góc độ nhu cầu thị trường thì TPCP có vẻ không còn là kênh đầu tư ưa thích của NHTM do phải thúc đẩy tăng trưởng tín dụng trong giai đoạn cuối năm. Hơn nữa, định hướng chuyển cơ cấu vay nợ trong nước sang kỳ hạn dài chưa

chắc đã thuyết phục được các NHTM, minh chứng là tỷ lệ trúng thầu ở mức rất thấp của những phiên đấu thầu TPCP gần đây.

Một điểm đáng lưu ý là trong Nghị quyết về dự toán ngân sách Nhà nước năm 2015, Quốc hội đã yêu cầu từ năm sau, phát hành TPCP kỳ hạn từ 5 năm trở lên, không thực hiện các khoản vay ngắn cho bù đắp bội chi ngân sách Nhà nước và giảm mức vay đảo nợ. VDSC cho rằng đây là một định hướng tốt song đồng thời cũng là gánh nặng đối với Bộ Tài Chính trong năm sau bởi: Phần lớn nguồn vốn huy động trong hệ thống ngân hàng là ngắn hạn, NHTM do đó phải rất cân nhắc khi đầu tư trái phiếu kỳ hạn dài.

Năm 2015, tổng vốn huy động TPCP là rất cao (khoảng 450.000 tỷ đồng) gồm bù đắp bội chi ngân sách Nhà nước, phát hành đảo nợ và chi đầu tư. Như vậy, để huy động một lượng vốn lớn với thời gian vay nợ dài dường như khó khả thi trong điều kiện hiện nay.

Trong tháng qua, lợi suất TPCP hầu hết các kỳ hạn đã tăng trở lại với mức tăng khoảng 45-70 điểm cơ bản, nhu cầu phát hành trái phiếu kỳ hạn dài khiến nhà đầu tư đặt ra kỳ vọng với mức lợi suất cao hơn.

Một phần của tài liệu Thị trường vốn_ phân tích điều kiện và khả năng phát hành trái phiếu chính phủ liên hệ thực tế việt nam (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(39 trang)
w