gian tới
a. Điều kiện kinh tế
Kinh tế thế giới
Bước sang một giai đoạn chuyển đổi mới, bức tranh kinh tế thế giới năm 2014 trở nên sáng sủa hơn khi những nỗ lực trong việc điều hành chính sách kinh tế của các quốc gia phần nào đạt được kết quả mong muốn; kinh tế thế giới từ nay đến năm 2015 có triển vọng phục hồi khá, với sự phục hồi của phần lớn các nền kinh tế dẫn
dắt đà tăng trưởng của kinh tế thế giới như Mỹ, Nhật Bản và phần lớn các nền kinh tế đang nổi và sự phục hồi của các lĩnh vực chủ yếu của kinh tế thế giới như thương mại, đầu tư. Đây là bước tạo đà cho nền kinh tế thế giới lấy lại đà tăng trưởng cho giai đoạn 2015-2020 với sự phục hồi tăng trưởng của hầu hết các nền kinh tế dẫn dắt đà tăng trưởng của kinh tế thế giới (bao gồm Mỹ, EU, Nhật Bản,…) và của các lĩnh vực chủ yếu kinh tế thế giới như thương mại, đầu tư. IMF (1/2014) dự báo kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng ở mức 3,7% vào năm 2014, 3,9% vào năm 2015. Sang giai đoạn 2016-2018, nền kinh tế thế giới đều có mức tăng trưởng trên 4%. Cùng xu hướng đó, bằng việc sử dụng mô hình NiGEM, Trung tâm Thông tin và dự báo kinh tế-xã hội quốc gia (Trung tâm) đưa ra mức dự báo khá sát với các con số dự báo của IMF
Kinh tế Việt Nam
Ngân hàng Thế giới (WB) ngày 3/12 công bố Báo cáo “Điểm lại cập nhật tình hình kinh tế”, trong đó đã nâng dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm nay lên mức 5,6% từ mức 5,4% trong báo cáo hồi giữa năm.
Trong báo cáo này, WB cho rằng kinh tế Việt Nam có dấu hiệu phục hồi, với tăng trưởng GDP quý III/2014 đạt mức đáng khích lệ 6,2%, nâng mức tăng trưởng 9 tháng đầu năm lên 5,6%.
Theo đó, WB dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sẽ cải thiện từ mức 5,4% năm 2013 lên 5,6% cho cả năm 2014. Đây cũng được dự báo sẽ là tốc độ cho cả năm 2015.
Dự báo khả quan này được đưa ra dựa trên cơ sở kinh tế vĩ mô ổn định và các ngành chế biến, chế tạo hướng về xuất khẩu hoạt động tốt.
Theo WB, điều kiện kinh tế vĩ mô tích cực cũng giúp cải thiện vị trí xếp hạng của Việt Nam về rủi ro quốc gia, giúp Chính phủ phát hành thành công 1 tỷ USD trái phiếu trên thị trường quốc tế với điều kiện khá hợp lý.
Triển vọng kinh tế trung hạn của Việt Nam được đánh giá là tương đối tích cực, trong đó GDP sẽ tăng khiêm tốn và ổn định kinh tế vĩ mô tiếp tục được củng cố. Bà Victoria Kwakwa, Giám đốc quốc gia của WB tại Việt Nam, cho rằng kinh tế Việt Nam có thể đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn khi Việt Nam có tiến bộ thực sự trong việc giải quyết những bất cập của khu vực doanh nghiệp nhà nước và ngân hàng. Tiếp tục đẩy nhanh tiến độ cải cách và hoàn thiện môi trường kinh doanh là điểm mấu chốt để đưa nền kinh tế vươn tới quỹ đạo tăng trưởng mới.
b. Điều kiện chính trị- xã hội- văn hóa; công nghệ; con người
Chính trị tiếp tục ổn định. Nhà nước Việt Nam kiên quyết theo con đường mở cửa, hòa nhập vào nền kinh tế thế giới.
Quá trình đào tạo tiếp tục được chú trọng.
Chuẩn bị điều kiện công nghệ khi xây dựng hệ thống đối tác thanh toán trung tâm (CCP), hệ thống vay và cho vay chứng khoán (SBL), để chuẩn bị cho triển khai TTCK phái sinh và các sản phẩm mới…
c. Điều kiện luật pháp
Tiếp tục hoàn thiện bổ sung các điều kiện liên quan tới trái phiếu chính phủ như việc Quốc hội quyết nghị từ năm 2015 phát hành TPCP có kỳ hạn 5 năm trở lên, quy định giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn các tổ chức tín dụng được mua TPCP theo
tỷ lệ tối đa so với nguồn vốn ngắn hạn là 15% đối với ngân hàng thương mại NN và 35% đối với NH thương mại cổ phần.