Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thị xã

Một phần của tài liệu giải pháp tăng cường huy động vốn của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thị xã từ sơn (Trang 25)

Từ Sơn

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thị xã Từ Sơn. Ban giám đốc Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng Kế hoạch - Kế toán- kiể m tra- Hành chính- Dịch vụ- Kinh Doanh Ngân quỹ kiể m soát nhân sự Marketing nộ i bộ

PGD Đồng Kỵ PGD Châu Khê PGD Đông Ngàn

Chỉ đạo trực tiếp của Ban Giám Đốc

Chỉ đạo nghiệp vụ của các phòng trung tâm (Nguồn: Phòng hành chính)

Mỗi phòng ban sẽ có chức năng, nhiệm vụ riêng của mình theo sự chỉ đạo và phân công của Giám đốc, cụ thể như sau:

- Ban giám đốc:

Giám đốc: Là người đại diện thực hiện chức năng điều hành, quản lý chung và có quyền quyết định cao nhất trong Ngân hàng. Giám đốc là người trực tiếp xây dựng chiến lược, mục tiêu, kế hoạch kinh doanh của Ngân hàng theo từng thời kỳ trên cơ sở nhiệm vụ kinh doanh được giao. Giám đốc có nhiệm vụ giao kế hoạch đến từng phòng ban, điều hành HĐKD của Ngân hàng và chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của thông tin và số liệu đã báo cáo.

Phó giám đốc: Là người giúp việc trực tiếp cho Giám đốc, được bổ nhiệm, chịu trách nhiệm về HĐKD, được sự ủy quyền hàng năm của Giám đốc phụ trách các phòng ban và các PGD trực thuộc về một số công tác và tham gia ký kết hợp đồng ủy thác với các đối tác của Ngân hàng.

Ban Giám đốc: gồm ba thành viên. 16

+ Giám đốc: Điều hành chung.

+ Một Phó Giám đốc phụ trách phòng tín dụng và 2 PGD

- Phòng kế hoạch kinh doanh:

Đây là phòng quan trọng, tập trung những hoạt động chính của Ngân hàng. Lợi

nhuận của Ngân hàng phụ thuộc nhiều vào phòng này. Phòng Kế hoạch Kinh doanh là phòng giúp Giám đốc chỉ đạo, kiểm tra hoạt động tín dụng của Ngân hàng, làm nhiệm vụ HĐV từ dân cư và tổ chức kinh tế, thẩm định và đề xuất cho vay đối với nền kinh tế, có nhiệm vụ lên kế hoạch tổng hợp, thông tin phòng ngừa rủi ro.

Phòng Kế hoạch Kinh doanh chịu trách nhiệm nghiên cứu, xây dựng chiến lược khách hàng, phân loại khách hàng, đề xuất các chính sách ưu đãi đối với từng loại khách hàng nhằm mở rộng theo hướng đầu tư tín dụng khép kín, phân tích kinh tế theo ngành và lựa chọn biện pháp cho vay an toàn, đạt hiệu quả cao.

Phòng Kế hoạch Kinh doanh thực hiện các chương trình dự án thuộc nguồn vốn trong nước, nước ngoài, trực tiếp làm dịch vụ ủy thác nguồn vốn thuộc Chính phủ, bộ, ngành khác, các tổ chức kinh tế, cá nhân trong, ngoài nước và phân loại dư nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm ra nguyên nhân, đề xuất hướng khắc phục.

- Phòng kế toán- ngân quỹ:

Phòng Kế toán và Ngân quỹ là phòng trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán

thống kê và thanh toán theo quy định của NHNN và Ngân hàng. Phòng Kế toán và Ngân quỹ chịu trách nhiệm xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu, chi tài chính, tổng hợp, lưu trữ hồ sơ tài liệu về hạch toán, kế toán, quyết toán và các báo cáo theo quy định.

Phòng Kế toán và Ngân quỹ thực hiện nghiệp vụ thanh toán trong nước, giao

dịch với khách hàng liên quan để thanh toán qua Ngân hàng như: Tiền gửi tiết kiệm, chuyển tiền, chi trả kiều hối; nhận và truyền kịp thời, nhanh chóng, chính xác, đầy đủ tạo điều kiện thuận lợi cho ban lãnh đạo trong công tác quản lý, điều hành đạt kết quả tốt. Chịu trách nhiệm các khoản nộp ngân sách Nhà nước theo luật định và chấp hành quy định về an toàn kho quỹ và định mức tồn quỹ theo quy định. Ngoài ra quản lý và xây dựng các quỹ chuyên dùng theo quy định của Ngân hàng là một trong nhiệm vụ của phòng Kế toán và Ngân quỹ.

- Phòng hành chính - nhân sự:

Phòng Hành chính Nhân sự là phòng trực tiếp thực hiện công tác hành chính, lưu trữ các văn bản pháp luật có liên quan đến Ngân hàng và văn bản định chế của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam. Phòng Hành chính Nhân sự chịu trách nhiệm xây dựng chương trình công tác hàng tháng, quý của Ngân hàng, thường xuyên đôn đốc việc thực hiện chương trình đã được Giám đốc phê duyệt và triển khai 17

chương trình giao ban nội bộ Ngân hàng.

Phòng Hành chính Nhân sự thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, quảng bá, tiếp thị theo chỉ đạo của Ban lãnh đạo, tư vấn trong việc thực thi các nhiệm vụ cụ thể về ký kết hợp đồng, hoạt động tố tụng, tranh chấp dân sự, hình sự, kinh tế, lao động,

hành chính liên quan đến cán bộ, nhân viên và tài sản của Ngân hàng. Thực hiện việc đề bạt nâng lương cho cán bộ nhân viên, tổ chức các hoạt động hành chính của Ngân hàng.

- Phòng dịch vụ - Marketing:

Thực hiện các hoạt động để phát triển dịch vụ Ngân hàng.

Phòng Dịch vụ - Marketing là phòng quản lý các dịch vụ chung của Ngân hàng bao gồm dịch vụ đặc biệt, dịch vụ thẻ ATM, các dịch vụ thanh toán, chiết khấu, thu hộ, kinh doanh ngoại tệ, các dịch vụ bảo lãnh.

Phòng Dịch vụ - Marketing chịu trách nhiệm phối hợp với bộ phận kinh doanh đưa ra chiến lược phát triển những ưu đãi mới tăng sức cạnh tranh đồng thời đem lại lợi nhuận cao. Phòng Dịch vụ - Marketing xây dựng chiến lược và hoạt động (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Marketing cụ thể cho từng sản phẩm và lập ngân sách theo chiến lược ngắn hạn và dài hạn các sự kiện (hội thảo, họp báo, soạn thông cáo báo chí, cung cấp thông tin bên ngoài) phù hợp với quá trình phát triển của Ngân hàng.

- Phòng kiểm tra- kiểm soát nội bộ:

Phòng Kiểm tra kiểm soát nội bộ là phòng xây dựng chương trình kiểm tra, kiểm soát và thực hiện, từ đó tổng hợp báo cáo kịp thời kết quả kiểm tra, giám sát cho ban lãnh đạo Ngân hàng để thực hiện công tác quản trị.

Tổ chức giao ban thường kỳ về công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát nội bộ đối với Ngân hàng, sơ kết, tổng kết công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ theo quy định. Phòng làm đầu mối trong việc kiểm toán độc lập, thanh tra, kiểm soát của ngành Ngân hàng và các cơ quan pháp luật khác đến làm việc với Ngân hàng.

Phòng Kiểm tra kiểm soát nội bộ chịu trách nhiệm kiểm tra công tác điều hành

của Ngân hàng, thực hiện quy trình nghiệp vụ kinh doanh theo quy định của pháp luật, kiểm tra độ chính xác của báo cáo tài chính, báo cáo cân đối kế toán, giám sát việc chấp hành các quy định của NHNN về đảm bảo an toàn trong hoạt động tiền tệ, tín dụng và dịch vụ Ngân hàng.

Ngoài ra, phòng Kiểm tra kiểm soát nội bộ báo cáo Giám đốc Ngân hàng kết quả kiểm tra, đề xuất biện pháp xử lý, khắc phục khuyết điểm tồn tại và giải quyết đơn thư liên quan đến hoạt động của Ngân hàng.

- PGD Đồng Kỵ: Phục vụ làng nghề Đồng Kỵ và các xã lân cận. - PGD Châu Khê: Phục vụ làng nghề Châu Khê và các xã lân cận.

- PGD Đông Ngàn: Thực hiện các nghiệp vụ Ngân hàng như HĐV, cho vay, 18

các dịch vụ chuyển tiền,…

Nhận xét chung, NHNo&PTNT thị xã Từ Sơn có cơ cấu tổ chức được sắp xếp, xây dựng khá hợp lý, gọn nhẹ và linh hoạt giúp cho HĐKD của Ngân hàng được thực hiện khoa học và đồng bộ, hiệu quả.

Một phần của tài liệu giải pháp tăng cường huy động vốn của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thị xã từ sơn (Trang 25)