Cảm nhận của sinh viên đối với trẻ khuyết tật

Một phần của tài liệu công tác xã hội với trẻ khuyết tật huyện quảng ninh, tỉnh quảng bình hiện nay (Trang 32)

7. Kết cấu của đề tài

2.7.Cảm nhận của sinh viên đối với trẻ khuyết tật

Trẻ em khuyết tật là trẻ có khiếm khuyết về cấu trúc cơ thể, suy giảm các chức năng, hạn chế khả năng hoạt động, khó khăn trong sinh hoạt học tập, vui chơi và lao động. Hơn ai hết, chúng tôi những nhân viên công tác xã hội tương lai của đất nước đã hiểu được những điều thiệt thòi của trẻ; hiểu được các nhu cầu mà trẻ cần là được yêu thương, được vui chơi, được tôn trọng, được giúp đỡ để phát triển và hoàn thiện dần, đặc biệt hơn trẻ cần được hòa nhập. Ấn tượng đầu tiên của chúng tôi là những ánh mắt “hồn nhiên” của trẻ. Những ánh mắt sao mà sâu thẳm quá, như đang mong ngóng tình thương yêu, sự sẻ chia những mất mát, thiệt thòi với chúng.

Những sinh viên chuyên ngành Công tác xã hội thiết nghĩ cần làm nhiều việc thiết thực hơn để giúp đỡ các em khuyết tật hòa nhập cộng đồng như tuyên truyền để mọi người dân có những nhận thức về người khuyết tật, để mọi người không kỳ thị, phân biệt đối xử với người khuyết tật, đặc biệt là trẻ khuyết tật.

Lần đầu tiên được tiếp xúc với các em, cùng vui chơi, quan tâm và sẻ chia những khó khăn…Các em đã ôm, hôn lên má chúng tôi để bày tỏ tình cảm của mình. Chúng tôi đã nghẹn ngào xúc động.

Đến với những con người nơi đây chúng ta cần mở rộng vòng tay nhân ái để chở che, đùm bọc những con người với số phận kém may mắn. Những suy nghĩ ấy như làn gió thổi vào tâm hồn của chúng tôi những “ngọn lửa yêu thương”, lòng nhân ái của con người. Làn gió ấy chính là các em, như những thiên thần nhỏ làm thức tỉnh những suy nghĩ, những giá trị cuộc sống, giá trị tình yêu thương, cảm thông, chia sẻ,...

Các em, cho phép chúng tôi gọi các em là “anh hùng của sự sống”, vươn lên như những mầm tre xanh trỗi dậy từ lòng đất, mãnh liệt đến phi thường! Các em, những con người kém may mắn trong cuộc sống nhưng không bao giờ bị số phận đánh gục. Vẫn hồn nhiên, vui tươi và tự tin thể hiện mình.

CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI TRẺ KHUYẾT TẬT

3.1. Định hướng

Công tác xã hội là một hoạt động chuyên môn mới ở Viêt Nam và là hoạt động chuyên môn hiệu quả hướng đến trao quyền và nâng cao chất lượng sống của trẻ khuyết tật. Định hướng phát triển công tác xã việt Nam nói chung và Công tác xã hội với trẻ khuyết tật nói riêng đang phải đối mặt với những cơ hội và thách thức lớn đối với việt nam.

Tiếp cận hòa nhập cần được lồng ghép vào chương trình xây dựng chính sách dành cho trẻ khuyết tật. Hiện nay có các chính sách liên quan đến vấn đề trẻ khuyết tật mà chủ yếu quan tâm đến đối tượng mà ít tác động đến đối tượng liên quan vào điều kiện sống xã hội. Vì vậy cần quan tâm đến sự thay đổi của trẻ trong đới sống hằng ngày nhiều hơn.

Việc quan tâm tao nguồn nhân viên xã hội cần chú trọng nhiều hơn khía cạnh kỷ năng và đạo đức nghề nghiệp. Hiện nay các chương trình đào tạo đã có những môn học liên quan đến lĩnh vực khuyết tật. Tuy nhiên chưa hình thành hệ thống về mặt nội dung đào tạo và thực hành nhất là các môn học và nội dung liên quan đến thực hành công tác xã hội ở lỉnh vực công tác xã hội cụ thể mà chỉ thực hành chung chung. Việc xây dựng các chuẩn mực thực hành và các quy điều đạo đứctrong thực hành công tác xã hội cũng rất cần thiết. Đó là những yếu tố cơ bản trong việc tác động đến đối tượng là người khuyết tật đặc biệt là trẻ khuyết tật.

Các hoạt động thực hành công tác xã hội nói chung từ cấp cơ sở là một dịnh hướng cho việc hình thành hệ thống công tác xã hội chuyên nghiệp ở Việt Nam với đối tượng khuyết tật Nhà nước và An sinh xã hội cần phải đầu tư nguồn kinh phí tối đa cho sự vận hành các hoạt động thực hành cũng như điều tiết các nguồn tài trợ hoạt động từ thiện và đóng góp của xã hội.

Việc hình thành chính thức hội nhân viên xã hội đào tạo công tác xã hội là hết sức cần thiết . Đây là bộ máy định hướng các quy chuẩn nghề nghiệp, đánh giá kỷ năng nghề nghiệp cho người làm công tác xã hội. Có bộ máy này vấn đề hoạt động công tác xã hội mới định hướng được tính chuyên nghiệp cũng như có thể xây dựng được các cơ chế giúp công tác xã hội phát triển tốt hơn ở khía cạnh đào tạo, nghiên cứu ứng dụng vào thực tiễn

3.2. Giải pháp

3.2.1. Giải pháp chung

Cung cấp đầy đủ các trang thiết bị phù hợp cho tất cả các trường khuyết tật, để các em tham gia hòa nhập tốt hơn.

Các phương tiện giao thông công cộng phải được thiết kế để người khuyết tật sử dụng

Các phương tiện truyền thông phải có phương cách truyền thông để người khuyết tật có thể tiếp cận với các thông tin của cuộc sống

Phát triển các dịch vụ thông dịch viên ngôn ngữ ký hiệu

Cố gắng loại bỏ các rào cản vật lý để trường học có thể tiếp nhận tất cả học sinh, đội ngũ giáo viên, thanh tra bị khuyết tật

Điều chỉnh hợp lý trong cách giảng dạy, cách đánh giá, và hỗ trợ các học viên bị khuyết tật về mọi mặt trong chương trình giảng dạy

Thông báo và xúc tiến các chính sách dành cho người khuyết tật và các thủ tục pháp lý, điều khoản về việc hỗ trợ người tàn tật trong tất cả các lĩnh vực như ; học tập tại nhà trường, nghiên cứu và cơ hội việc làm.

Hàng năm, Nhà nước bố trí ngân sách để thực hiện chính sách về người khuyết tật.

Phòng ngừa giảm thiểu khuyết tật bẩm sinh,khuyết tật do tai nạn thương tích, bệnh tật và nguy cơ khác dẫn đến khuyết tật.

Bảo trợ xã hội: trợ giúp người khuyết tật trong chăm sóc sức khỏe, giáo dục, dạy nghề, việc làm văn hóa thể thao giải trí gia, tiếp cận công trình công cộng và công nghê thông tin, tham gia giao thông, ưu tiên thực hiện chính sách bảo trợ xã hội và hỗ trợ người khuyết tật là trẻ em, người cao tuổi.

Lồng ghép chính sách về người khuyết tật trong chính sách phát triển kinh tế xã hội.

Tạo điều kiện để trẻ khuyết tật được chỉnh hình, phục hồi chức năng; khắc phục khó khăn, sống độc lập và hòa nhập cộng đồng.

Đào tạo, bồi dưỡng người làm công tác tư vấn, chăm sóc người khuyết tật Xây dựng hệ thống chính sách quốc gia về giáo dục trẻ khuyết tật. Phát triển nguồn nhân lực cho giáo dục trẻ khuyết tật. Phát triển hệ thống hỗ trợ giáo dục trẻ khuyết tật. Nâng cao năng lực quản lý giáo dục trẻ khuyết tật và tăng cường sự phối hợp liên ngành trong chăm sóc và giáo dục trẻ khuyết tật.

3.2.2. Giải pháp cụ thể

Phẫu thuật mắt, tai mũi họng, chỉnh hình...:Trẻ khuyết tật có thể cần được phẫu thuật khi bị các dị tật bẩm sinh ở chi như thừa thiếu ngón tay, chân, mất hoặc teo, ngắn một chi... Phẫu thuật bàn chân khoèo, nắn chỉnh trục của chi, cột sống hoặc chỉnh hình gân. Hoặc các phẫu thuật về mắt như: đục thủy tinh thể bẩm sinh, lác, sụp mi... Các tật khác về tai mũi họng như dị tật hàm mặt, họng, khe hở vòm miệng, môi, dị tật bẩm sinh của tai, các bệnh lý viêm ở tai giữa gây điếc dẫn truyền...

Chữa bệnh cho trẻ khuyết tật: Trẻ khuyết tật có thể bị ốm đau, cần được chữa trị như các trẻ em bình thường khác

Tư vấn, huấn luyện cha mẹ trẻ khuyết tật: Cha mẹ trẻ khuyết tật cần được cung cấp thông tin về quá trình phát triển bình thường của trẻ em, về những khó khăn, tình trạng khuyết tật của trẻ, khả năng và nhu cầu của trẻ, mục tiêu và nội dung chương trình can thiệp của trẻ, phương pháp can thiệp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

và theo dõi sự tiến bộ của trẻ... Họ cũng cần được biết nơi nào, ai có thể giúp họ, nội dung dịch vụ ở các tuyến. Họ cũng là các tuyên truyền viên, giúp cha mẹ trẻ khuyết tật khác chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc, tập luyện của trẻ

Hướng dẫn chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ khuyết tật: Trẻ khuyết tật có khó khăn về vận động hoặc bị khe hở vòm miệng có thể gặp khó khăn khi ăn uống, bú mút. Cha mẹ trẻ cần được hướng dẫn cách bế ẵm, cách cho ăn, giúp trẻ nhai nuốt, cách tắm giặt, thay quần áo, đặt trẻ ở tư thế đúng tránh biến dạng... Trẻ chậm phát triển trí tuệ, trẻ bị khiếm thị... Cũng cần được hướng dẫn cách tự chăm sóc

Hướng dẫn trẻ vui chơi: Hầu hết trẻ khuyết tật cần được dạy cách vui chơi. Đặc biệt những trẻ bị chậm phát triển vận động, trí tuệ và rối loạn hành vi. Vui chơi giúp cải thiện nhiều kỹ năng của trẻ như: vận động thô, vận động tinh, khả năng tập trung, khả năng về giác quan, nhận thức, giao tiếp, cư xử, chia sẻ và quan hệ với những người xung quanh... Giáo viên, cha mẹ cần sử dụng và biến các hoạt động dạy thành các trò chơi để dạy trẻ

Tập luyện tại nhà: Dù khuyết tật của trẻ dạng nào, mức độ nặng hay nhẹ thì vai trò của cha mẹ trong việc tập luyện vẫn là chủ yếu. Các kỹ thuật can thiệp được các chuyên gia, cán bộ chuyên môn thay đổi cho phù hợp với điều kiện từng địa phương, gia đình. Do vậy, đó là những kỹ thuật đơn giản dễ áp dụng và có thể làm thường xuyên. Ví dụ: Giao tiếp bằng dấu, hoặc tập luyện cho trẻ có thể lẫy hoặc đỡ trẻ ngồi dậy... Mọi thành viên gia đình đều có thể học và sử dụng với trẻ

Tâm lý trị liệu: Có nhiều trẻ khuyết tật và cha mẹ của chúng cần sự tư vấn và hỗ trợ tâm lý, chẳng hạn trẻ bị tự kỷ, trẻ bị các dị tật bẩm sinh biến dạng hàm mặt, trẻ có khó khăn về nghe nói... Nhờ đó, họ có thể đối mặt và vượt qua khó khăn

Hoạt động trị liệu: Là những kỹ thuật nhằm cải thiện kỹ năng vận động khéo léo của tay, giúp trẻ học các kỹ năng sinh hoạt hàng ngày, khả năng điều hợp vận động, thăng bằng và vui chơi

Ngôn ngữ trị liệu : Là các kỹ thuật nhằm tăng cường khả năng giao tiếp của trẻ khuyết tật như tăng vốn từ, huấn luyện nghe nói và đọc môi, dạy trẻ dùng dấu và các kỹ năng tổng hợp để giao tiếp. Bên cạnh đó, trẻ bị khiếm thính còn được tư vấn đeo máy trợ thính được huấn luyện nghe nói, hoặc cấy điện cực ốc tai nếu điếc sâu.

Dụng cụ trợ giúp, chỉnh trực và thiết bị trợ giúp: Bao gồm các dụng cụ trợ giúp hoạt động chức năng, dụng cụ chỉnh hình, thay thế hoặc các dụng cụ vật lý trị liệu... Bên cạnh dụng cụ vật lý trị liệu có nhiều thiết bị trợ giúp khác như: máy trợ thính, điện cực ốc tai, kính chỉnh lác, máy trợ giúp phát âm.... Thầy thuốc phục hồi chức năng và các chuyên gia khác khi lượng giá chức năng của trẻ sẽ phát hiện các nhu cầu trong đó có nhu cầu sử dụng dụng cụ trợ giúp.

Giáo dục hòa nhập: Hình thức giáo dục trong đó trẻ khuyết tật học chung với trẻ bình thường ở các lớp, trường bình thường.

Giáo dục đặc biệt: Các lớp, trường, giáo viên có kỹ năng dạy trẻ khuyết tật. Mục tiêu, nội dung và các biện pháp, phương tiện dạy học được điều chỉnh phù hợp với năng lực của học viên.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Mỗi con người sinh ra đều có quyền được hưởng và cũng không ai muốn mình bị xa lánh hay bỏ rơi trong cộng đồng. Thế nhưng trong xã hội vẫn tồn tại một bộ phận những người mong muốn được hòa nhập với cuộc sống, với mọi người trong xã hội nhưng không dễ dàng gì bởi vì do mặc cảm với bản thân, vì mọi người kỳ thị, xa lánh đó chính là những đứa trẻ không may mắn bị khuyết tật, không có một cơ thể hoàn thiện như bao đứa trẻ bình thường khác. Các em chịu thiệt thòi rất nhiều mặt bởi tất cả các sinh hoạt hoạt động đều phải có người ở bên dìu dắt các em. Chính vì lẽ đó mà mỗi cá nhân trong cộng đồng cần giúp đỡ các em để các em có thêm niềm tin vào cuộc sống, vào tình thương giữa con người với nhau, để đó chính là cầu nối để giúp các em hòa nhập cộng đồng như bao đứa trẻ bình thường khác.

Công tác xã hội với trẻ khuyết tật chính là cầu nối giúp trẻ hòa nhập với cộng đồng thông qua việc học tập những kiến thức, kỹ năng Thư viện kỹ năng mềm trong sinh hoạt ngày. Giáo dục hòa nhập với những bạn bình thường khác chính là môi trường thuận lợi giúp các em có cơ hội được học tập, vui chơi, được yêu thương.

Trẻ khuyết tật nào cũng cần được phục hồi về thể chất cũng như về mặt tinh thần để nâng cao năng lực không chỉ về trí tuệ mà cả về các kỹ năng sinh hoạt hàng ngày để các em có thể tự mình chăm sóc bản thân, để các em không còn mặc cảm mình là người không có ích.

Để làm việc với trẻ hiệu quả nhân viên công tác xã hội phải được trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về công tác xã hội từ đó vận dụng linh hoạt mềm dẻo chăm sóc giúp đở trẻ em khuyết tật có hiệu quả hơn.

2. Kiến nghị

Một phần của tài liệu công tác xã hội với trẻ khuyết tật huyện quảng ninh, tỉnh quảng bình hiện nay (Trang 32)