7. Kết cấu của đề tài
2.5.2.4. Hỗ trợ cải thiện đời sống tăng thu nhập cho hộ gia đình có trẻ khuyết tật
Như chúng ta đã biết phần lớn gia đình có trẻ khuyết tật đều khó khăn về kinh tế vì phần lớn trẻ khuyết tật phải có người chăm sóc bên cạnh mất đi một nhân lực lao động vì vậy cần giúp đỡ họ. Dự án tạo điều kiện cho hộ gia đình khó khăn cho trẻ khuyết tật cải thiện thu nhập từ việc cho ra đời các mô hình chăn nuôi lợn thịt và gà. Quỹ phát triển nông thôn và giảm nghèo huyện Quảng Ninh kết hợp với trạm thú y huyện Quảng Ninh đã truyền đạt kỹ thuật thông qua tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật và áp dụng thực tiển đến tận các hộ gia đình chăn nuôi đăc biệt là 12 hộ tham gia thực hiện mô hình gà và lợn. Trong quá trình thực hiện dự án Quỹ phát triển nông thôn và giảm nghèo huyện Quảng Ninh đã hỗ trợ cho người dân về giống và thức ăn, thuốc thú y, chuyển giao kỹ thuật hướng dẫn tận tình để người dân có thể xây dựng mô hình chăn nuôi theo phương pháp mới biết áp dụng khoa học vào thực tiễn để đem lại lợi nhuận cao hơn trong chăn nuôi. Qua 3 tháng thực hiện mô hình chăn nuôi gà và lợn hiện tại đã thu được những kết quả đáng kể đó là: Có 6 mô hình chăn nuôi lợn với tổng đàn là 18 con trọng lượng trung bình mỗi con khoảng 40kg , lợn đang giai đoạn phát triển nhanh. Có 6 mô hình gà vơi tổng đàn gà là 600 con mỗi con bình quân 1,3kg. Với mô hình như vậy đã tao điều kiện để nâng cao đời sống cho trẻ khuyết tật. Dự àn này mang tính nhân văn sâu sắc góp phần giúp các gia đình có trẻ khuyết tật nâng cao đời sống, tạo
đều kiện chăm sóc, luyện tập phục hồi cho trẻ khuyết tật hòa nhập cuộc sống cộng đồng.
2.5.3.Vai trò của nhân viên công tác xã hội
Những khó khăn của gia đình có trẻ khuyết tật:
Có một đứa con khuyết tật thường là một cú sốc lớn cho các bậc cha mẹ. Họ thường không hề chuẩn bị cho điều này và bối rối trước những thử thách sắp đến. Phản ứng của họ thường là “Tôi đã làm gì sai thế này?” hoặc “Tôi đã làm gì mà phải nên tội thế này!”
Những gia đình có người thân mới trở thành trẻ khuyết tật cũng trải qua những đau đớn và bối rối tương tự. Đặc biệt hơn, mất đi một phần hay mối thu nhập chính từ người thân giờ đã trở thành khuyết tật, mất cả một công lao động để phải chăm sóc cho trẻ khuyết tật này, và những thay đổi trong tâm tính của người mới bị khuyết tật làm cho sự khuyết tật trở thành một “tai họa” cho cả gia đình. Mọi người, cả trẻ khuyết tật lẫn các thành viên khác của gia đình, đều mệt mỏi và thay đổi.
Những bậc cha mẹ và các thành viên trong những gia đình này thường không biết phải làm gì hoặc tìm đến ai khi cần. Và thái độ thương hại hay tội nghiệp của những người thân quen càng làm cho họ đau khổ hơn. Họ hết sức cần những hỗ trợ thích hợp để không cảm thấy đơn độc hay bị bỏ rơi trong tình huống bất ngờ nhưng sẽ gắn bó lâu dài với cuộc sống của họ và cả gia đình.
Những khó khăn của trẻ khuyết tật:
Đại đa số trẻ khuyết tật thường không được đi học vì gia đình hoặc không quan tâm đến nhu cầu đi học và có việc làm của con, hoặc sợ con khổ, hoặc không tin con mình có thể làm việc được.
Môi trường chưa thuận tiện cho việc đi lại và sinh hoạt của trẻ khuyết tật. Các công trình công cộng thường không được xây dựng hay sửa chữa theo Qui Chuẩn Tiếp Cận của Bộ Xây Dựng nên trẻ khuyết tật luôn đối mặt với rào
cản như bậc tam cấp và nhà vệ sinh không phù hợp. Đồng thời, trẻ khuyết tật luôn gặp khó khăn về phương tiện đi lại mà hệ thống xe buýt sẵn có lại khó sử dụng vì thiếu bộ phận nâng xe lăn, thái độ phục vụ chưa tốt (nhân viên xe buýt thường gắt gỏng, không dừng hẳn để trẻ khuyết tật lên xuống xe an toàn).
Hầu hết trẻ khuyết tật thiếu những kỹ năng xã hội cần thiết. Họ không biết cách tiếp cận với các chính sách hỗ trợ, các dịch vụ hỗ trợ cần thiết.
Vai trò của nhân viên công tác xã hội:
Nhân viên công tác xã hội đóng vai trò cung cấp cho trẻ khuyết tật và gia đình trẻ nhiều loại dịch vụ hỗ trợ, từ hỗ trợ tâm lý cho đến việc phát triển mạng lưới liên kết để có thể chuyển thân chủ đến các dịch vụ y tế và xã hội hoặc các tổ chức liên quan đến nhu cầu của họ.
Đánh giá ban đầu sẽ cung cấp cơ sở để nhân viên công tác xã hội phát triển kế hoạch hỗ trợ. Công việc đánh giá này bao gồm đánh giá sức mạnh, nguồn lực, và cả những hỗ trợ sẵn có thí dụ như: những hành vi trong quá khứ thân chủ của họ đã xử dụng để ứng phó thành công với hoàn cảnh, sự hỗ trợ của gia đình, sự sắp xếp cuộc sống, mức độ học vấn, việc làm, sở thích, hoàn cảnh kinh tế, v.v... Người nhân viên công tác xã hội cũng phải hiểu được cảm xúc và phản ứng của thân chủ đối với sự khuyết tật, ảnh hưởng của sự khuyết tật đối với gia đình của trẻ khuyết tật, tác động của sự khuyết tật đến vai trò và mối quan hệ của các thành viên trong gia đình, và cả những rắc rối cá nhân hay vấn đề xã hội khác.
Với các nhân viên y tế hoặc chuyên gia sức khỏe, người nhân viên công tác xã hội sẽ cung cấp cho họ những thông tin liên quan đến tâm lý của trẻ khuyết tật để họ có thể hỗ trợ những bệnh nhân khuyết tật của họ đúng cách hơn. Người nhân viên công tác xã hội cũng sẽ tham vấn cho trẻ khuyết tật và gia đình, giúp họ lập kế hoạch cá nhân và sử dụng tối đa những nguồn nội lực và ngoại lực sẵn có trong cộng đồng.
Sống quá lâu trong một môi trường xem trẻ khuyết tật chỉ là người “tàn tật” nên trẻ khuyết tật ít có cơ hội học tập và phát triển, do đó đại đa số trẻ khuyết tật thiếu hẳn kỹ năng sống. Vì vậy, nhân viên công tác xã hội còn phải đóng vai trò của nhà giáo dục, giúp trẻ khuyết tật phát triển những kỹ năng xã hội cần thiết để họ có thể tự tin mà tham gia vào mọi hoạt động xã hội có ích cho cuộc sống của họ.
Đồng thời, nhân viên công tác xã hội cũng giúp cho các thành viên khác trong xã hội hiểu rõ hơn về trẻ khuyết tật và bản chất của sự khuyết tật để xã hội có cái nhìn đúng về trẻ khuyết tật và sự thiếu công bằng cơ hội mà họ luôn gặp phải, từ đó tác động đến những người liên quan đến việc phát triển các chính sách cũng như những tổ chức có những chương trình phát triển xã hội để những người này bao gồm sự tham gia của trẻ khuyết tật vào quá trình ra quyết định, cũng như tham gia giám sát và lượng giá việc thực hiện những quyết định liên quan đến cuộc sống của chính họ.
Trong lúc vai trò quan trọng của ngành công tác xã hội đã được nhà nước và cả xã hội công nhận, và việc đào tạo nhân viên công tác xã hội đang được thực hiện ở rất nhiều trường đai học và cao đẳng trên khắp cả nước, chúng ta cũng nên cân nhắc đến việc đào tạo nhân viên công tác xã hội chuyên ngành để có thể phục vụ tốt hơn các đối tượng thiệt thòi trong xã hội, đặc biệt là trẻ khuyết tật - một bộ phận không nhỏ của xã hội vẫn được xem như “thiệt thòi nhất trong số những người thiệt thòi” - và giúp họ và gia đình “có được chất lượng cuộc sống tốt đẹp hơn” theo đúng triết lý của ngành công tác xã hội.