4. NGUỒN LỰC CỦA CÔNG TY:
4.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận
Tổng Giám Đốc
+ Chức năng: Tổng Giám Đốc là người lãnh đạo cao nhất trong doanh nghiệp, điều hành mọi hoạt động của công ty, có trách nhiệm quản lý, sử dụng tài sản vốn, lao động, giải quyết việc làm, tiền công cho người lao động, thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà Nước.
+ Nhiệm vụ:
- Xây dựng kế hoạch tháng, quý, năm. Đề ra mục tiêu, phương hướng, đường lối hoạt động của tổ chức.
- Chịu trách nhiệm về mọi kết quả hoạt động của tổ chức có ảnh hưởng tốt hay xấu đến môi trường.
- Phân phối nguồn lực của tổ chức sao cho có hiệu quả nhất. - Phối hợp hoạt động giữa các phòng ban.
- Ký các hợp đồng, các quyết định kỉ luật, đề bạt, bãi miễn chức vụ cán
Phòng tổ chức hành chính Phòng kế toán Phòng kinh doanh Phòng định mức kế hoạch Phòng kĩ thuật Phân xưởng sản xuất Phân xưởng cơ điện
Giám đốc điều hành:
+ Chức năng: Giám đốc điều hành được Tổng Giám Đốc uỷ quyền điều hành công việc chung của tổ chức, thay mặt Tổng Giám Đốc giám sát hoạt động của toàn tổ chức.
+ Nhiệm vụ:
- Quản lý công ty, chịu trách nhiệm toàn bộ kết quả hoạt đông sản xuất kinh doanh của công ty trước Tổng Giám Đốc.
- Đề ra các phương án, kiếm tra việc thực hiện các phương án, đưa ra các biện pháp khắc phục khi cần thiết.
- Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cho Tổng Giám Đốc. - Bố trí phân công cho các cán bộ dưới quyền.
- Kết hợp với ban chấp hành công đoàn chịu trách nhiệm về công tác giáo dục tư tưởng, ý thức kỉ luật của cán bộ công nhân viên.
- Tìm hiểu tâm tư nguyện vọng chính đáng và những bức xúc của cán bộ công nhân viên để kịp thời giải quyết hoặc có kiến nghị kịp thời với lãnh đạo.
Phó Giám Đốc phụ trách kinh doanh :
+ Chức năng: Phó GĐ phụ trách kinh doanh được GĐ điều hành uỷ quyền tổ chức, lãnh đạo, điều hành lĩnh vực kinh doanh.
+ Nhiệm vụ:
- Chịu trách nhiệm về lĩnh vực kinh doanh, thường xuyên báo cáo tình hình kinh doanh cho GĐ.
- Lập kế hoạch để thực hiện, triển khai các định hướng, mục tiêu do ban GĐ đã đề ra cho lĩnh vực mình phụ trách.
- Phối hợp, điều hành hoạt động giữa các phòng ban thuộc lĩnh vực mà mình phụ trách.
- Dự trù kinh phí cho hoạt động kinh doanh trình cấp trên phê duyệt.
Phó Giám Đốc phụ trách sản xuất:
+ Chức năng: Phó GĐ phụ trách sản xuất được GĐ điều hành uỷ tổ chức, lãnh đạo, điều hành lĩnh vực sản xuất.
+ Nhiệm vụ:
- Chịu trách nhiệm trước GĐ về tình hình sản xuất, thường xuyên báo cáo tình hình sản xuất cho GĐ.
- Lập kế hoạch để thực hiện, triển khai các định hướng, mục tiêu do ban GĐ đã đề ra cho lĩnh vực mình phụ trách.
- Phối hợp, điều hành hoạt động giữa các phòng ban thuộc lĩnh vực mình phụ trách.
- Dự trù kinh phí cho hoạt động sản xuất trình cấp trên phê duyệt.
Phòng tổ chức hành chính
+ Chức năng: Là phòng nghiệp vụ tham mưu cho GĐ về công tác tổ chức cán bộ, lao động tiền lương, quản lý khai thác sử dụng lực lượng lao động của công ty theo pháp luật.
- Theo dõi hoạt động của bộ máy tổ chức quản lý và sản xuất kinh doanh theo cơ chế và mô hình tổ chức, đề xuất việc xây dựng mô hình sửa đổi, điều chỉnh bổ sung sao cho phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ, đặc điểm của công ty.
- Tổ chức đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên.
- Tham mưu cho GĐ về bố trí lao động trên khối phòng ban.
- Lập kế hoạch lao động và tiền lương phù hợp với kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch tài chính hàng năm.
- Thực hiên công tác nâng bậc nâng lương hàng năm cho cán bộ công nhân viên.
- Tiếp nhận, quản lý hồ sơ, quản lý con dấu, lưu trữ tài liệu.
Phòng kế toán
+ Chức năng:
Tham mưu cho GĐ về công tác kế toán tài chính của công ty, giúp đỡ GĐ công ty tổ chức chỉ đạo, thực hiện toàn bộ công tác hạch toán kế toán, thống kê thông tin kinh tế trong doanh nghiệp.
+ Nhiệm vụ:
- Hạch toán kiểm tra theo dõi thu chi tài chính, phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, hạch toán chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm, hạch toán lỗ lãi, phân phối lợi nhuận.
- Tổng hợp số liệu các báo cáo tài chính, tình hình sử sụng vật tư, tiền vốn.
- Lập báo cáo gửi cơ quan thuế, thống kê, Sở Công Nghiệp. - Theo dõi tình hình nhập xuất nguyên vật liệu và thành phẩm. - Lập bảng lương và thanh toán tiền lương.
- Bảo quản, lưu trữ các tài liệu kế toán, giữ bí mật các tài liệu, số liệu của công ty.
Phòng kinh doanh
+ Chức năng: Tham mưu cho GĐ về hoạt động kinh doanh. + Nhiệm vụ:
- Điều hành hoạt động kinh doanh của công ty. - Tìm hiểu, nghiên cứu thị trường.
- Quan hệ với các cơ quan hữu quan và các đối tác. - Tổng kết, báo cáo công tác đối ngoại.
Phòng định mức kế hoạch
+ Chức năng: Tham mưu cho GĐ trong việc xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, định mức đơn giá sản phẩm.
+ Nhiệm vụ:
- Lập kế hoạch dự trữ các loại vật tư
- Lập và theo dõi biểu mẫu thống kê sản xuất - Định mức đơn giá sản phẩm, đơn giá tiền lương
Phòng kĩ thuật
+ Chức năng: Tham mưu cho GĐ về chất lượng sản phẩm, phụ trách toàn bộ khâu kĩ thuật từ đầu vào cho đến đầu ra.
+ Nhiệm vụ:
- Chịu trách nhiệm trước GĐ về chất lượng của sản phẩm.
- Thực hiện kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu, sản phẩm hoàn thành - Phát hiện các lỗi sai và tiến hành khắc phục
- Kiểm tra hàng trước khi giao hàng
Phân xưởng sản xuất
+ Chức năng: Phân xưởng sản xuất là nơi diễn ra hoạt động sản xuất của công ty, bao gồm phân xưởng tiền chỉnh và phân xưởng hậu chỉnh.
+ Nhiệm vụ:
- Sản xuất đúng tiến độ được giao để đảm bảo kịp thời gian hợp đồng - Đảm bảo phối hợp nhịp nhàng giữa các khâu, các tổ công nhân - Bảo đảm an toàn lao động
+ Chức năng: Đảm bảo nguồn điện cho quá trình sản xuất diễn ra liên tục + Nhiêm vụ:
- Cung cấp điện cho khối các phòng ban và các phân xưởng sản xuất - Tiến hành sửa chữa kịp thời khi có sự về điện
Nhận xét: Cách sắp xếp phòng ban chức năng là rất hợp lý các phòng ban có mối quan hệ mật thiết với nhau thì được đặt canh nhau. Mỗi phòng có một chức năng và nhiệm vụ rõ ràng vì vậy khi thực hiên công việc rất hiệu quả.