Nguyễn Ái Quốc tham dự Đại hội của Đảng Xã hội Pháp

Một phần của tài liệu skkn sử dụng tài liệu thành văn kết hợp với bản đồ giáo khoa trong dạy học lịch sử việt nam từ 1919 đến 1945 (Trang 36)

Đại hội toàn quốc lần thứ XVIII của Đảng Xã hội Pháp khai mạc đúng vào dịp lễ Nôen, ngày 25-12-1920 (đến 30-12) ở thành phố Tua nên được gọi là Đại hội Tua… Một sự kiện nổi bật là lúc đoàn chủ tịch giới thiệu đại biểu của nhân dân Đông Dương: đồng chí Nguyễn Ái Quốc thì tất cả đứng dậy vỗ tay như sấm ran hoan hô nhiệt liệt một đồng chí Việt Nam có thân hình cao gầy, khuôn mặt xương xương. Tôi (R. Lácsê) nhớ rõ khung cảnh thật hùng tráng của đại hội khi đồng chí Tổng bí thư Prốtxa là người thay mặt Đoàn chủ tịch ôm hôn đồng chí Nguyễn Ái Quốc trong tiếng hô vang dậy…

Nguyễn Ái Quốc đã tham gia Đảng Xã hội Pháp, như người nói: “Tôi tham gia Đảng Xã hội Pháp chẳng qua là vì các “ông bà” ấy – hồi đó tôi thường gọi các đồng chí của tôi là như thế - đã tỏ đồng tình với tôi, với cuộc đấu tranh của các dân tộc bị áp bức”

[Nguồn: 13, tr. 98-99] PHỤ LỤC 6.7

“Thưa các đồng chí, lẽ ra hôm nay, tôi đến đây là để cùng với các đồng chí góp phần vào sự nghiệp cách mạng thế giới, nhưng với một nỗi đau buồn sâu sắc, tôi đến đây với tư cách là đảng viên xã hội, để phản kháng những tội ác ghê tởm trên quê hương tôi. (Tốt lắm!). Các đồng chí đều biết rằng chủ nghĩa tư bản Pháp đã vào Đông Dương từ nửa thế kỷ nay; vì lợi ích của nó, nó đã dùng lưỡi lê để chinh phục đất nước chúng tôi. Từ đó, chúng tôi không những bị áp bức và bóc lột một cách nhục nhã, mà còn bị hành hạ và đầu độc một cách thê thảm. Tôi xin nhấn mạnh từ "đầu độc" bằng thuốc phiện, bằng rượu, v.v.. Trong vài phút, tôi không thể vạch được hết những sự tàn bạo mà bọn tư bản ăn cướp đã gây ra ở Đông Dương. Nhà tù nhiều hơn trường học, lúc nào cũng mở cửa và chật ních người. Bất kỳ người bản xứ nào có tư tưởng xã hội chủ nghĩa cũng đều bị bắt và đôi khi bị giết mà không cần xét xử. Cái gọi là công lý Đông Dương là thế đấy! ở xứ đó, người An Nam bị phân biệt đối xử, họ không có những sự bảo đảm như người châu Âu hoặc có quốc tịch châu Âu. Chúng tôi không có quyền tự do báo chí và tự do ngôn luận, ngay cả quyền tự do hội họp và lập hội cũng không có. Chúng tôi không có quyền cư trú và du lịch ra nước ngoài; chúng tôi phải sống trong cảnh ngu dốt tối tăm vì chúng tôi không có quyền tự do học tập ở Đông Dương, bọn thực dân tìm mọi cách để đầu độc chúng tôi bằng thuốc phiện và làm cho chúng tôi đần độn bằng rượu. Người ta đã làm chết hàng nghìn người An Nam và tàn sát hàng nghìn người khác để bảo vệ những lợi ích không phải của chúng. Thưa các đồng chí, hơn hai mươi triệu dân An Nam, bằng hơn nửa số dân nước Pháp, đã bị đối xử như vậy, ấy thế mà họ lại là những người được nước Pháp bảo hộ! (Vỗ tay). Đảng Xã hội cần phải hoạt động một cách thiết thực để ủng hộ những người bản xứ bị áp bức...”.

Nguồn: [9, tr. 3] PHỤ LỤC 6.8

“22 giờ ngày 29 tháng 12 năm 1920, Đại hội Tua tiến hành bỏ phiếu quyết định việc Đảng ở lại Quốc tế II hay gia nhập Quốc tế III. Nguyễn Ái Quốc đã bỏ phiếu tán thành tham gia Quốc tế III (Quốc tế Cộng sản). Sau cuộc bỏ phiếu, nữ đồng chí Rôdơ (Rose) người ghi biên bản tốc ký đại hội, hỏi Nguyễn Ái Quốc: - Tại sao đồng chí lại bỏ phiếu cho Quốc tế III?

Nguyễn Ái Quốc trả lời:

- Tôi hiểu rõ một điều, Quốc tế III rất chú ý đến giải quyết vấn đề giải phóng thuộc địa, Quốc tế III nói sẽ giúp đỡ đồng bào các dân tộc bị áp bức giành lại tự do và độc lập cho họ, còn quốc tế II không nhắc đến vận mệnh của các thuộc địa. Vì thế tôi đã phiếu thành lập Quốc tế III. Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho tổ quốc tôi, đấy là tất cả những điều tôi muốn, là tất cả những điều tôi hiểu” Nguồn: [11, tr. 98]

NGƯỜI THỰC HIỆN

Một phần của tài liệu skkn sử dụng tài liệu thành văn kết hợp với bản đồ giáo khoa trong dạy học lịch sử việt nam từ 1919 đến 1945 (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(39 trang)
w