Bài học kinh nghiệm:

Một phần của tài liệu skkn sử dụng tài liệu thành văn kết hợp với bản đồ giáo khoa trong dạy học lịch sử việt nam từ 1919 đến 1945 (Trang 30)

Giáo viên lịch sử phải luôn tìm tòi sáng tạo và đổi mới trong phương pháp dạy học. Có kế hoạch cụ thể trong việc tìm kiếm tài liệu thành văn và bản đồ phù hợp với nội dung bài dạy.

Giáo viên cần nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, thường xuyên nghiên cứu thêm tài liệu tham khảo để cung cấp thêm thông tin và kiến thức ở mỗi bài học. kết hợp các phương tiện dạy học khác nhau như đồ dùng trực quan, hình ảnh, tranh vẽ, hệ thống thao tác sư phạm khi lên lớp… để góp phần phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong mỗi tiết học, nâng cao hiệu quả giờ dạy.

Giáo viên phải biết hướng dẫn tổ chức cho học sinh tự mình khám phá kiến thức mới, dạy cho học sinh không chỉ có kiến thức mà cả phương pháp học trong đó, cốt lõi là tự học. Chính trong các hoạt động tự lực được giao cho từng cá nhân hoặc nhóm nhỏ tiềm năng sang tạo của mỗi học sinh được bộc lộ và phát huy. Giáo viên phải biết luyện tập cho các em có thói quen nhìn nhận sự kiện dưới những góc độ khác, biết đặt ra nhiều giả thuyết khi lí giải một hiện tượng. Biết đề xuất những giải pháp khác nhau khi xử lí một tình huống, không suy nghĩ cứng nhắc theo những qui tắc đã học trước đó, không máy móc áp dụng những mô hình hành động đã gặp trong các bài học, trong sách vở để ứng xử trước những tình huống mới.

Người giáo viên lịch sử cần bồi dưỡng năng khiếu vẽ bản đồ, lược đồ khoa học chính xác, sử dụng các phương pháp dạy học tích cực nhằm thu hút sự chú của học sinh làm cho học sinh yêu thích môn học.

KẾT LUẬN

1. Nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Lịch sử trong nhà trường phổ thông đang là một vấn đề cấp thiết đòi hỏi phải có câu trả lời thỏa đáng. Để giải quyết vấn đề này, chúng ta phải thực hiện đồng bộ nhiều nội dung, biện pháp có liên quan chặt chẽ với nhau. Việc sử dụng tài liệu thành văn kết hợp với bản đồ giáo khoa trong dạy học lịch sử là một trong những biện pháp quan trọng góp phần khắc sâu kiến thức, rèn luyện kỹ năng, phát triển tư duy sáng tạo, giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức cách mạng, tạo hứng thú cho HS khi học tập bộ môn Lịch sử.

2. Lịch sử Việt Nam từ 1919 đến 1945 là một thời kỳ quan trọng trong tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc. Là thời kỳ mà Nguyễn Ái Quốc sau bao nhiêu năm bôn ba khắp năm châu bốn bể, từ một con người yêu nước đã sớm đến với chủ nghĩa Mác - Lênin và tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc, sự kiện này đã chấm dứt sự khủng hoảng về đường lối lãnh đạo cách mạng Việt Nam kéo dài từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX. Đây cũng là thời kỳ đánh dấu bước trưởng thành vượt bậc của Đảng, chỉ mới 15 tuổi Đảng đã lãnh đạo nhân dân ta làm nên thắng lợi vĩ đại của cách mạng tháng Tám lập ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà - Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á. Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1919-1945 có nhiều chuyển biến quan trọng, với nhiều sự kiện lịch sử về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội… gắn liền với vai trò của các nhân vật lịch sử quan trọng. Do vậy, giáo viên cần khai thác triệt để nội dung giai đoạn lịch sử này để phát triển tư duy học sinh.

Để tái tạo cho học sinh nội dung lịch sử giai đoạn này một cách cụ thể, sinh động, đúng như nó đã diễn ra thì trong quá trình dạy học, giáo viên không chỉ cho học sinh tiếp thu kiến thức bằng thính giác mà cả thị giác và để làm được điều này thì một trong những biện pháp có ý nghĩa lớn đó chính là sử dụng tài liệu thành văn kết hợp với bản đồ giáo khoa. Việc sử dụng tài liệu thành văn kết

hợp với bản đồ giáo khoa có vai trò quan trọng trong việc phát huy tính tích cực, độc lập của học sinh, góp phần nâng cao hiệu quả DHLS ở trường phổ thông.

3. Để việc sử dụng tài liệu thành văn kết hợp với bản đồ giáo khoa trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông có hiệu quả, luận văn đã đề xuất một số biện pháp cụ thể và được thực nghiệm sư phạm, tuy nhiên trong quá trình dạy học giáo viên phải sử dụng nhuần nhuyễn các phương pháp dạy học khác, kết hợp với các phương tiện dạy học hiện đại. Không có biện pháp nào là tuyệt đối, do vậy việc sử dụng hài hòa, hợp lý giữa các biện pháp sẽ là một yếu tố quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả bài học.

4. Để thực hiện đầy đủ các nguyên tắc và biện pháp sư phạm nêu trên, đòi hỏi giáo viên phải có tinh thần trách nhiệm, không ngừng học hỏi, bồi dưỡng trình độ chuyên môn nghiệp vụ và cố gắng trong công tác giảng dạy của mình. 5. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu đã đạt được của đề tài, với mong muốn góp phần nâng cao việc sử dụng tài liệu thành văn kết hợp với bản đồ giáo khoa trong dạy học lịch sử chúng tôi xin đưa ra một số kiến nghị sau đây:

Thứ nhất, cần thấy được vai trò quan trọng để rồi từ đó coi trọng hơn nữa việc sử dụng tài liệu thành văn kết hợp với bản đồ giáo khoa trong dạy học lịch sử nói chung và trong dạy học lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến 1945 nói riêng. Thứ hai, giáo viên phải nghiên cứu kỹ nội dung SGK, chương trình, chuẩn kiến thức kỹ năng. Bên cạnh đó, giáo viên cần chịu khó sưu tầm, tìm kiếm, chọn lọc, biên soạn những đoạn tài liệu thành văn kết hợp với bản đồ giáo khoa trong DHLS ở trường Trung học phổ thông cho phù hợp.

Thứ ba, nhà trường cần tạo mọi điều kiện cũng như khích lệ sự nỗ lực, sáng tạo của giáo viên trong việc vận dụng phương pháp dạy học mới, trong quá trình sử dụng tài liệu thành văn kết hợp với bản đồ giáo khoa trong dạy học lịch sử.

Một phần của tài liệu skkn sử dụng tài liệu thành văn kết hợp với bản đồ giáo khoa trong dạy học lịch sử việt nam từ 1919 đến 1945 (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(39 trang)
w