Tình hình quản lý và sử dụng đất

Một phần của tài liệu nghiên cứu biến động giá đất ở trên địa bàn thành phố bắc ninh giai đoạn 2009-2013 (Trang 55)

3. Ý nghĩa của đề tài

3.1.3. Tình hình quản lý và sử dụng đất

3.1.3.1 Tình hình thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến công tác quản lý, sử dụng đất đai.

Đảng bộ, Chính quyền, nhân dân thành phố tập trung cao độ trong việc thực hiện các văn bản mang tính pháp lý cao quy định thống nhất của Trung ương. Chỉ thị số 05/2004/CT - TTg, ngày 09/2/2004 về việc triển khai thi hành Luật Đất đai 2003; kế hoạch số 67/KH - UB ngày 30/8/2004 của UBND tỉnh Bắc Ninh về triển khai học tập Luật Đất đai 2003. UBND thành phố Bắc Ninh đã tổ chức cho cán bộ chuyên môn tham gia học tập Luật Đất đai năm 2003 do Sở Tài nguyên và Môi trường mở hội nghị; đồng thời tổ chức các hội nghị tập huấn Luật đất đai cho toàn thể cán bộ từ thành phố đến các xã, phường.

Thường xuyên tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tài nguyên và môi trường đến toàn thể nhân dân, nhằm nâng cao ý thức và nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của pháp luật. Thực hiện có hiệu quả các văn bản quy định cụ thể, chi tiết của UBND tỉnh về công tác quản lý, sử dụng đất đai.

3.1.3.2 Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính.

Việc xác định địa giới hành chính các cấp được lập và quản lý , sử dụng từ những năm 1994-1995 theo Chỉ thị 364/CT ngày 06 tháng 11 năm 1991 của Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng nay là Thủ tướng Chính phủ.

Lập điều chỉnh hồ sơ địa giới hành chính các phường Vũ Ninh, Kinh Bắc, Đại Phúc do thành lập phường Suối Hoa theo Nghị định số 37/2002/NĐ-CP của Chính phủ.

Lập đìêu chỉnh hồ sơ địa giới hành chính do sáp nhập 9 xã thuộc các huyện Yên Phong, Quế Võ, Tiên Du theo Nghị định số 60/2007/NĐ-CP ngày 9/4/2007 của Chính phủ. Hồ sơ địa giới hành chính cấp xã (như: bản đồ địa giới, sơ đồ vị trị các mốc, bản mô tả...) được quản lý, lưu trữ đồng bộ ở các cấp; các mốc địa giới tồn tại trên thực địa, không xê dịch và được đo đạc thể hiện trên bản đồ địa chính.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

3.1.3.3 Tình hình đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất.

Công tác khảo sát, đo đạc lập bản đồ địa chính cấp xã và bản đồ hiện trạng sử dụng đất được tiến hành nhiều lần thông qua các đợt đo bản đồ địa chính từ năm 1994 - 1995, xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất theo thống kê, kiểm kê đất đai 5 năm trên cơ sở nền bản đồ địa chính. Hệ thống lưới khống chế tọa độ, độ cao phủ trùm diện tích của thành phố, bao gồm lưới địa chính cơ sở; lưới địa chính cấp 1; lưới địa chính cấp 2 và lưới độ cao hạng 4, độ cao kỹ thuật. Đo vẽ lập bản đồ địa chính xong cho 19 xã, phường (trong đó 6/19 xã, phường năm 2007 đã đo chỉnh lý biến động bản đồ địa chính các khu vực có biến động lớn). Tổng diện tích của thành phố sau đo đạc là 8260,88ha đất tự nhiên. Việc đo đạc bản dồ địa chính theo toạ độ, độ cao nhà nước trên địa bàn thành phố đã hoàn thành, kết quả có độ chính xác khá cao, đồng bộ đã đáp ứng yêu cầu về quản lý đất đai ở các cấp nhất là phục vụ cho công tác thống kê, kiểm kê đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giải quyết tranh chấp đất đai. Tuy nhiên do biến động đát đai trên địa bàn thành phố là rất lớn, việc cập nhật chỉnh lý biến động không thường xuyên, vì vậy một số khu vực bản đồ chưa phản ánh đúng hiện trạng sử dụng đất.

3.1.3.4. Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng (gọi chung công tác quy hoạch) là cơ sở rất quan trọng để thực hiện quản lý đất đai theo quy hoạch, làm căn cứ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, phát triển thành phố Bắc Ninh theo hướng bền vững. Công tác quy hoạch ảnh hưởng rất lớn đến việc thực hiện các chính sách về đất đai mà trực tiếp là thị trường bất động sản, giá đất, tình hình giao đất, cho thuê đất trên địa bàn thành phố. Xác định tầm quan trọng của công tác quy hoạch, UBND thành phố Bắc Ninh đã hoàn thành việc lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 - 2015) của thành phố và 19/19 xã, phường va đã được phê duyệt. Ngoài ra, để phát triển đô thị, tạo quỹ đất nhằm tăng thu ngân sách từ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thành phố đã quy hoạch chi tiết xây dựng nhiều khu vực nội thành như quy hoạch khu dân cư, khu Thương mại, khu đô thị mới...

Qua kết quả thống kê đất đai hàng năm cho thấy kết quả thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp đạt so với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Qua đó, thể hiện công tác quy hoạch đáp ứng nhu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

cầu sử dụng đất để phát triển kinh tế - xã hội thành phố, công tác quản lý sử dựng đất luôn tuân thủ theo quy hoạch.

3.1.3.5. Công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất

Công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất căn cứ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt. Việc giao đất, cho thuê đất thực hiện theo đúng thẩm quyền và quy định của pháp luật, đáp ứng nhu cầu của người sử dụng đất và phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Từ năm 2009 đến năm 2013, trên địa bàn thành phố UBND tỉnh đã giao đất 134 công trình dự án, diện tích giao đất 247,7 ha, cho thuê đất 169 công trình, dự án, diện tích cho thuê 244,7 ha. Công tác giao đất nông, lâm nghiệp trên địa bàn thành phố chủ yếu thực hiện trước khi Luật Đất đai 2003 có hiệu lực thi hành (Giao đất nông nghiệp theo Nghị định số 64/CP và giao đất lâm nghiệp theo Nghị định số 02/CP của Chính phủ).

Tiền thuê đất là một nguồn thu quan trọng cho ngân sách nhưng công tác cho thuê đất đối với hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn vẫn chưa được quan tâm đúng mức, số hộ gia đình, cá nhân và diện tích đất cho thuê trên địa bàn vẫn còn thấp, chưa có chính sách thu hút các hộ gia đình, cá nhân thuê đất để tổ chức sản xuất kinh doanh trên địa bàn.

Cùng với quá trình đô thị hóa, phát triển kinh tế, việc thu hồi đất của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân để GPMB xây dựng các công trình ngày càng nhiều. Từ năm 2009 đến năm 2013, trên địa bàn thành phố có 169 công trình, dự án được thu hồi đất để thực hiện công tác GPMB với tổng diện tích 199,4 ha [19].

3.1.3.6. Công tác đăng ký quyền sử dụng đất và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Thành phố đã lập sổ sách hồ sơ địa chính theo đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm: sổ mục kê, sổ đăng ký, sổ địa chính, sổ theo dõi biến động, được lập theo mẫu cũ (trước Thông tư số 29/2004/TT-BTNMT), lập theo mẫu mới (theo Thông tư số 29/2004/TT - BTNMT) và được lưu trữ đồng bộ ở thành phố và lưu tại cấp xã.

- Sổ sách hồ sơ theo mẫu cũ: sổ mục kê 57 quyển; sổ đăng ký 58 quyển; sổ địa chính 304 quyển; sổ theo dõi biến động 4 quyển;

- Sổ sách hồ sơ mẫu mới: sổ mục kê 38 quyển; sổ địa chính 387 quyển; - Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở đến 30/11/2013 đã cấp được 72.385 GCN quyền sử dụng đất cho hộ gia đình (trong đó: đất ở 60.981 giấy,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

đất nông nghiệp 11.404 giấy), chỉ tính từ năm 2009 đến năm 2013, thành phố đã cấp được 19.613 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở.

Nhìn chung, công tác Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục và luôn đáp ứng kịp thời cho người sử dụng đất mới để đảm bảo quyền lợi, nghĩa vụ cũng như việc phục vụ hiệu quả đối với công tác quản lý nhà nước. Tuy nhiên, do có sự biến động lớn về chủ sử dụng cũng như sự thay đổi về hệ thống sổ sách nên việc đăng ký biến động đất đai còn nhiều khó khăn, chưa cập nhật đầy đủ và chỉnh lý đồng bộ theo hệ thống.

3.1.3.7 Công tác thống kê, kiểm kê đất đai.

Công tác thống kê, kiểm kê đất đai đã được thực hiện theo đúng quy định của Luật Đất đai, kết quả đạt chất lượng tốt qua các năm nhất là tại kỳ kiểm kê đất đai năm 2010. Theo số liệu thống kê, kiểm kê đến 01/01/2014 (Bảng 3.1), tổng diện tích tự nhiên thành phố 8.260,88 ha, bao gồm:

- Đất nông nghiệp: 3.681,66 ha, chiếm 44,57 % diện tích tự nhiên. - Đất phi nông nghiệp: 4.523,53 ha, chiếm 54,76% diện tích tự nhiên. - Đất chưa sử dụng: 55,69 ha, chiếm 0,67% diện tích tự nhiên.

Qua công tác kiểm kê ta nhận thấy rằng thành phố Bắc Ninh trong thời kỳ 2012-2013 có sự biến đối nhanh và mạnh nhất là việc chuyển đổi cơ cấu từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp. Diện tích đất nông nghiệp giảm 46,29 ha nếu như năm 2012 diện tích là 3.727,95 ha đến 2013 diện tích này chỉ còn 3.681,66 ha. Phần diện tích đất nông nghiệp còn lại được tập trung nhiều ở các xã như Kim Chân, xã Nam Sơn, xã Hoà Long, phường Khắc Niệm, phường Vân Dương….

Thành phố Bắc Ninh đang trong quá trình đô thị hóa vì vậy mà diện tích đất phi nông nghiệp tăng nhanh và mạnh trong những năm gần đây theo thống. Nếu như năm 2012 diện tích đất phi nông nghiệp của thành phố Bắc Ninh là 4.477,24 ha đến năm 2013 diện tích đất phi nông nghiệp là 4.523,53ha.

Để tạo ra “lá phổi xanh” cho thành phố Bắc Ninh trong những năm qua cùng với qua trình đô thị hóa, thành phố Bắc Ninh cũng luôn chú trọng công tác trồng rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc cụ thể đất rừng của thành phố tăng 15,07 ha từ lúc chỉ có 206,71 ha rừng năm 2005 đến nay diện tích rừng 221,78 ha. Diện tích rừng này tập trung chủ yếu tại các xã Nam Sơn, xã Hòa Long, phường Vân Dương….

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 3.1: Hiện trạng sử dụng đất của Thành phố Bắc Ninh năm 2013

STT Loại đất Mã số Diện tích (ha) Cơ cấu (%)

TỔNG DIỆN TÍCH ĐẤT TỰ NHIÊN 8.260,88 100,00

1 ĐẤT NÔNG NGHIỆP NNP 3.681,66 44,57

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 3.115,42 37,71

1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 3.064,67 37,10

1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 2.986,50 36,15

1.1.1.2 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi COC - -

1.1.1.3 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 78,17 0,95

1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 50,75 0,61

1.2 Đất lâm nghiệp LNP 221,78 2,68

1.2.1 Đất rừng sản xuất RPH 2,60 0,03

1.2.2 Đất rừng đặc dụng RDD 219,18 2,65

1.3 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 344,34 4,17

1.4 Đất nông nghiệp khác NKH 0,12 0,00

2 ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP PNN 4.523,53 54,76

2.1 Đất ở OTC 1.495,57 18,10

2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 523,82 6,34

2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT 971,75 11,76

2.2 Đất chuyên dùng CDG 2608,14 31,57

2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp CTS 47,31 0,57

2.2.2 Đất quốc phòng CQP 88,38 1,07

2.2.3 Đất an ninh CAN 6,82 0,08

2.2.4 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp CSK 941,96 11,40

2.2.5 Đất có mục đích công cộng CCC 1.523,67 18.44

2.3 Đất tôn giáo, tín ngƣỡng TTN 21,44 0,26

2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 96,06 1,16

2.5 Đất sông suối và mặt nước chuyện dung SMN 298,98 3,61

2.6 Đất phi nông nghiệp khác PNK 3,79 0,05

3 ĐẤT CHƢA SỬ DỤNG CSD 55,69 0,67

3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 34,77 0,42

3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 20,92 0,25

(Nguồn: UBND thành phố Bắc Ninh)[19]

3.1.3.8. Công tác thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, tài chính về đất đai, giá đất

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

đúng quy định của pháp luật, các khoản thuế nộp ngân sách Nhà nước từ việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất đóng góp rất lớn trong nguồn thu ngân sách của thành phố. Tuy vậy, tình hình chuyển nhượng trao tay, không thực hiện kê khai thực hiện nghĩa vụ tài chính của người dân vẫn còn diễn ra nhiều.

Hàng năm công tác thống kê, khảo sát, xây dựng giá đất trên địa bàn luôn được UBND thành phố thực hiện nghiêm túc, đúng quy định.

3.1.3.9. Công tác quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản

Việc quản lý, phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản được thực hiện theo quy định và ngày càng đi vào nề nếp đã mang lại nhiều lợi ích cho người sử dụng đất. Các đơn vị đang hoạt động về tư vấn dịch vụ quản lý tài sản và bất động sản, hoạt động cung cấp thông tin về đất đai, thực hiện quản lý đất sạch, đấu giá quyền sử dụng đất đã đi vào hoạt động. Thị trường quyền sử dụng đất ngày càng diễn ra sôi động, đặc biệt là thị trường đất ở và đất phát triển sản xuất kinh doanh, góp phần tích cực vào quá trình hoạt động của thị trường bất động sản, vốn tài nguyên quý giá và là nguồn nội lực của địa phương.

3.1.3.10. Công tác quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất

Sau khi Luật Đất đai năm 2003 có hiệu lực thi hành, đi sâu vào đời sống của người dân nhất là trong bối cảnh nền kinh tế năng động và sôi động, giá trị đất đai ngày càng lớn khi gắn giá trị quyền sử dụng đất vào các hoạt động giao dịch kinh tế, đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho người dân cũng như đóng góp đáng kể vào nguồn thu ngân sách của nhà nước. Từ năm 2009-2013, thành phố Bắc Ninh đã thực hiện chuyển quyền, chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định cho 15.342 trường hợp người sử dụng đất; xác nhận cho 10.765 lượt trường hợp hộ gia đình dùng quyền sử dụng đất của mình để vay vốn phát triển kinh tế hộ. Thuế nhà đất, thuế chuyển quyền, lệ phí trước bạ, tiền sử dụng đất được thực hiện nghiêm túc, thu đầy đủ và đều vượt kế hoạch, góp phần vào nguồn thu ngân sách của thành phố đồng thời nâng cao vai trò quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với người sử dụng đất của cơ quan quản lý nhà nước về đất đai.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

3.1.3.11. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai

Trong những năm qua, tình hình khiếu nại, tố cáo của công dân có nhiều diễn biến phức tạp, số lượng đơn thư khiếu nại, tố cáo có chiều hướng gia tăng, tập trung ở một số lĩnh vực như: tranh chấp đất đai, cấp giấy chứng nhận, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư do GPMB các công trình, khiếu nại về trách nhiệm chính quyền các cấp chậm giải quyết công việc cho nhân dân. Từ năm 2009 đến năm 2013, UBND thành phố đã tiếp nhận 462 đơn khiếu nại, tố cáo của công dân liên quan đến lĩnh vực đất đai.

Một phần của tài liệu nghiên cứu biến động giá đất ở trên địa bàn thành phố bắc ninh giai đoạn 2009-2013 (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)