platensis nuôi trong nước mặn ở điều kiện phòng thí nghiệm
Các yếu tố môi trường đều biến động trong khoảng thích hợp cho sinh trưởng của tảo S. platensis: nhiệt độ 26 – 280C, pH 7 – 7,5, chế độ chiếu sáng: 16 giờ sáng, 8 giờ tối, sục khí liên tục 24/24, độ mặn 30 – 32 ‰.
Bảng 3.3. Khoảng biến động các yếu tố môi trường trong thí nghiệm 2.
Yếu tố môi trường Nhiệt độ (0C) pH Độ mặn (‰) Khoảng biến động 26 – 28 7,0 – 7,5 30 – 32
Tương tự như CĐAS, môi trường dinh dưỡng khác nhau có ảnh hưởng rõ rệt đến sinh trưởng của quần thể tảo S. platensis. Kết quả từ bảng 3.4 và hình 3.2 cho thấy, tảo được nuôi trong môi trường f/2 sinh trưởng tốt nhất, đạt sinh khối cực đại lớn nhất (5,2 ± 0,03g/l) vào ngày nuôi thứ 15. Tuy nhiên, không có sự khác biệt thống kê về sinh khối cực đại với môi trường TT3 (5,03 ± 0,01g/l) (p>0,05) vào ngày nuôi thứ 15. Môi trường HBM – 95 cho sinh khối cực đại thấp nhất (3,66 ± 0,04g/l) (p<0,05) vào ngày nuôi thứ 13. Các quan sát thêm trong thí nghiệm này còn cho thấy tảo trong môi trường TT3 có màu xanh nhạt hơn so với tảo trong môi trường f/2 (Phụ lục: Hình 5) và tảo trong môi trường HBM – 95 có màu vàng (Phụ lục: Hình 5, Hình 6). Môi trường dinh dưỡng không ảnh hưởng đến thời gian duy trì quần thể tảo S. platensis. Cụ thể là tảo được nuôi trong cả 3 môi trường đều thời gian duy trì quần thể là 23 ngày (p>0,05).
Hình 3.2. Ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng lên sinh trưởng của quần thể tảo S. platensis. 0 1 2 3 4 5 6 1 3 5 7 9 11 13 15 17 19 21 23 Sin h k h ố i (g/l)
Thời gian (ngày)
Bảng 3.4. Ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng lên sinh trưởng của quần thể tảo S. platensis. Ngày nuôi Môi trường f/2 TT3 HBM – 95 1 1,15 ± 0,00 1,15 ± 0,00 1,15 ± 0,00 3 1,99 ± 0,03b 1,69 ± 0,01a 1,68 ± 0,01a 5 2,61 ± 0,04c 2,38 ± 0,01b 2,21 ± 0,03a 7 3,17 ± 0,04b 3,2 ± 0,05b 2,97 ± 0,05a 9 3,83 ± 0,04b 3,77 ± 0,04b 3,28 ± 0,04a 11 4,22 ± 0,05c 4,05 ± 0,05b 3,45 ± 0,03a 13 4,6 ± 0,03b 4,57 ± 0,04b 3,66 ± 0,04a 15 5,2 ± 0,03b 5,03 ± 0,01b 2,89 ± 0,1a 17 4,75 ±0,03b 4,73 ± 0,04b 2,8 ± 0,04a 19 4,18 ± 0,03c 4 ± 0,04b 2,21 ± 0,03a 21 3,39 ± 0,06c 2,87 ± 0,04b 1,74 ± 0,1a 23 1,48 ± 0,05c 1,23 ± 0,03b 0,63 ± 0,04a
Số liệu trình bày trên bảng 3.4 là giá trị trung bình ± sai số chuẩn (SE). Chữ cái viết kèm bên trên minh họa cho sự khác nhau có ý nghĩa về mặt thống kê (p<0,05).
Về cơ bản, ba loại môi trường trên (tham khảo mục 2.3.1, 2.3.2 và 2.3.3) đều có các thành phần chính là đạm, lân, EDTA, sắt. Nhưng khác nhau rất lớn về thành phần các nguyên tố vi lượng, vitamin và hàm lượng đạm. Cụ thể trong thí nghiệm này, trong ba môi trường thực nghiệm chỉ có môi trường f/2 chứa đầy đủ các nguyên tố vi lượng (Cu, Zn, Co, Mn, Mo) và vitamin (B1, B6, B12) mà môi trường TT3 và HBM – 95 không có. Các nguyên tố vi lượng cần thiết cho các phản ứng enzyme [25, 30] các vitamin có nhiều chức năng khác nhau (kể cả vai trò cố định và giải phóng CO2) và sinh tổng hợp acid béo [30]. Môi trường HBM – 95 có hàm lượng đạm thấp hơn rất nhiều so với môi trường f/2 và TT3. Đạm đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất sinh khối và nếu thiếu đạm cấu trúc tế bào sẽ bị phá vỡ, sắc tố quang hợp giảm đi làm xuất hiện hiện tượng tảo úa vàng [12]. Chính vì vậy mà trong môi trường HBM – 95 tảo đạt sinh khối cực đại thấp (3,66 ± 0,04g/l) và tảo bị úa vàng (Phụ lục: Hình 5, Hình 6).
Mặc dù, hàm lượng các thành phần chính trong môi trường TT3 và f/2 tương đương nhau (tham khảo mục 2.3.1 và 2.3.2) nhưng vẫn khác nhau ở chỗ: môi trường TT3 có hàm lượng đạm và sắt thấp hơn môi trường f/2. Sắt đóng vai trò xúc tác cho quá trình tạo diệp lục, kích thích cho tảo sinh trưởng, phát triển nhanh [14]. Có lẽ do thành phần môi trường TT3 không được đầy đủ, hoặc do hàm lượng đạm và sắt thấp hơn, hoặc do cả hai lý do trên mà tảo trong môi trường TT3 đạt sinh khối cực đại thấp và tảo có màu xanh nhạt (ngày thứ 11). Trong khi đó, môi trường f/2 tảo vẫn có màu xanh đậm bình thường (Phụ lục: Hình 6).
Từ những phân tích trên cho thấy, môi trường dinh dưỡng ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng của tảo, nó đòi hỏi cả về thành phần lẫn hàm lượng các chất dinh dưỡng. Trong 3 môi trường thực nghiệm thì môi trường f/2 là môi trường cơ bản có đầy đủ thành phần dinh dưỡng cần thiết đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho sinh trưởng nhiều loài tảo trong đó có tảo S. platensis. Kết quả này cũng tương tự với nghiên cứu của Phan Văn Xuân (2010) [18] trên quần thể tảo Thlassiosira sp nuôi trong nước mặn cũng cho thấy môi trường f/2 là môi trường thích hợp nhất.
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ