Ảnh hưởng của cường độ ánh sáng lên sinh trưởng của quần thể tảo S platensis

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của cường độ ánh sáng và môi trường dinh dưỡng lên sinh trưởng của quần thể tảo Spirulina platensis (Geitler, 1925) nuôi trong nước mặn ở điều kiện phòng thí nghiệm (Trang 34)

platensis nuôi trong nước mặn ở điều kiện phòng thí nghiệm

Các yếu tố môi trường được duy trì trong phạm vi thích hợp với sinh trưởng của tảo S. platensis: nhiệt độ 26 – 280C, pH 7 – 7,5, chế độ chiếu sáng: 16 giờ sáng, 8 giờ tối, sục khí liên tục 24/24, độ mặn 30 – 32‰.

Bảng 3.1. Khoảng biến động các yếu tố môi trường trong thí nghiệm 1.

Yếu tố môi trường Nhiệt độ (0C) pH Độ mặn (‰) Khoảng biến động 26 – 28 7,0 – 7,5 30 – 32

Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của cường độ ánh sáng lên sinh trưởng của quần thể tảo S. platensis khi nuôi ở độ mặn 30‰ được trình bày ở hình 3.1 và bảng 3.2.

Hình 3.1. Ảnh hưởng của cường độ ánh sáng lên sinh trưởng của quần thể tảo S. platensis. 0 1 2 3 4 5 6 1 3 5 7 9 11 13 15 17 19 21 23 25 Sin h k h i (g/l)

Thời gian (ngày)

Bảng 3.2. Ảnh hưởng của cường độ ánh sáng lên sinh trưởng của quần thể tảo S. platensis

Số liệu trình bày trên bảng 3.2 là giá trị trung bình ± sai số chuẩn (SE). Chữ cái viết kèm bên trên minh họa cho sự khác nhau có ý nghĩa về mặt thống kê (p<0,05).

Hình 3.1 và bảng 3.2 cho thấy, các mức cường độ ánh sáng khác nhau có ảnh hưởng rõ rệt đến sinh trưởng của quần thể tảo S. platensis. Cường độ ánh sáng càng cao thì thời gian tảo đạt sinh khối cực đại càng nhanh. Cụ thể tảo S. platensis được nuôi ở CĐAS 3000 lux đạt sinh khối cực đại lớn nhất (5,66 ± 0,03g/l) vào ngày nuôi thứ 13 và khác biệt có ý nghĩa so với các lô còn lại (p<0,05). Ở 2 lô có CĐAS cao hơn 4000 và 5000 lux tảo đạt sinh khối cực đại nhanh hơn (ngày thứ 11) nhưng sinh khối cực đại lại đạt được thấp nhất (3,65 ± 0,08 và 2,92 ± 0,08g/l) (p<0,05). Trong khi đó ở CĐAS thấp 1000 và 2000 lux thì tảo đạt sinh khối cực đại chậm (ngày nuôi thứ 19) với sinh khối cực đại đạt được là 4,25 ± 0,04 và 4,69 ± 0,08g/l. Không có sự khác biệt thống kê về sinh khối cực đại giữa 2 lô CĐAS 1000 và 4000 lux (p>0,05).

Ngoài ra, các mức CĐAS khác nhau cũng ảnh hưởng đến thời gian duy trì sinh khối quần thể tảo S. platensis. Trong đó, các lô tảo được nuôi ở mức CĐAS thấp cho

Ngày nuôi

Cường độ ánh sáng

1000 lux 2000 lux 3000 lux 4000 lux 5000 lux 1 1,15 ± 0,00 1,15 ± 0,00 1,15 ± 0,00 1,15 ± 0,00 1,15 ± 0,00 3 1,57 ± 0,03c 1,75 ± 0,01d 2,07 ± 0,03e 0,87 ± 0,05b 0,59 ± 0,03a 5 1,86 ± 0,03b 2,29 ± 0,04d 2,96 ± 0,05e 2,09 ± 0,04c 1,55 ± 0,07a 7 2,27 ± 0,05a 2,87 ± 0,04b 3,65 ± 0,06c 2,83 ± 0,05b 2,33 ± 0,05a 9 2,58 ±0,04a 3,18 ± 0,04b 4,33 ± 0,05c 3,22 ± 0,07b 2,73 ± 0,05a 11 2,84 ± 0,06a 3,60 ± 0,07b 4,66 ± 0,06c 3,65 ± 0,08b 2,92 ± 0,08a 13 3,23 ± 0,06b 3,96 ± 0,1c 5,66 ± 0,03d 3,43 ± 0,02b 1,36 ± 0,02a 15 3,51 ± 0,05c 4,12 ± 0,02d 5,10 ± 0,04e 0,64 ± 0,03b 0,37 ± 0,02a 17 3,89 ± 0,05b 4,44 ± 0,03c 3,76 ± 0,03a 19 4,25 ± 0,04b 4,69 ± 0,08c 2,77± 0,04a 21 3,4 ± 0,07a 3,65 ± 0,03b 0,85 ± 0,04a 23 2,28 ± 0,04a 2,59 ± 0,03b 25 0,95 ± 0,05a 1,19 ± 0,04b

thời gian duy trì sinh khối quần thể lâu hơn (1000 và 2000 lux: 25 ngày, 3000 lux: 21 ngày) so với lô tảo có mức CĐAS cao (4000 và 5000 lux: 15 ngày).

Theo Brown (1991) và Guillard (1975) (trích theo [18]), khi cường độ ánh sáng tăng tảo quang hợp mạnh thúc đẩy sự phân chia tế bào, vì vậy sinh khối tảo tăng lên nhanh chóng. Cụ thể trong thí nghiệm này, khi CĐAS tăng trong khoảng từ 1000 đến 3000 lux thì sinh khối cực đại của tảo tăng dần (từ 4,25 lên 5,66g/l). Ở ngưỡng chiếu sáng thích hợp 3000 lux tảo sinh trưởng tốt nhất. Nhưng khi CĐAS tăng vượt quá ngưỡng thích hợp thì quá trình sinh lý hóa sinh trong tế bào bị ức chế và có thể làm chết tế bào tảo [18]. Có lẽ chính điều này đã làm cho tảo ở CĐAS 4000 và 5000 lux đạt sinh khối cực đại thấp, tảo có màu xanh nhạt (Phụ lục: Hình 2) và còn gây ra hiện tượng tảo chết đóng như rêu bám vào thành bình từ ngày nuôi thứ 2 (Phụ lục: Hình 1). Ngược lại, ở CĐAS thấp (1000 và 2000 lux) quá trình quang hợp diễn ra nhưng với cường độ quang hợp thấp, do đó sinh khối tảo gia tăng chậm và thời gian đạt sinh khối cực đại đến muộn (ngày thứ 19).

Nhu cầu về CĐAS cũng thay đổi theo độ sâu của môi trường nuôi (dung tích) và mật độ tảo. Ở độ sâu lớn (dung tích lớn) và mật độ tế bào cao thì CĐAS phải tăng để có thể xuyên qua được môi trường nuôi [31]. Theo kết quả nghiên cứu của Tôn Nữ Mỹ Nga (2006) [10], khoảng cường độ ánh sáng từ 2160 lux đến 3390 lux là khoảng thích hợp cho tảo Chaetoceros gracilis trong bình 1 lít phát triển sinh khối, trong đó tối ưu là 3390 lux. Như vậy, CĐAS tối ưu (3000 lux) cho sinh trưởng của tảo S. platensis trong thí nghiệm này phù hợp với xu hướng trên.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của cường độ ánh sáng và môi trường dinh dưỡng lên sinh trưởng của quần thể tảo Spirulina platensis (Geitler, 1925) nuôi trong nước mặn ở điều kiện phòng thí nghiệm (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)