Phân bố số cây theo chiều cao (N – Hvn) của lớp cây tái sinh là nhân tố quan trọng giúp các nhà điều tra rừng đánh giá khả năng tham gia tạo tầng tán và sức sản xuất của rừng trong tương lai từ đó lựa chọn các biện pháp tác động thích hợp. Cấu trúc của lớp cây tái sinh ở tầng dưới tán rừng tự nhiên có kết cấu nhiều tầng tán, chúng cũng đóng một vai trò rất quan trọng trong hệ sinh thái rừng. Để xác định phân bố N theo Hvn tác giả lấy số liệu đo đếm chỉ tiêu Hvn của các cá thể đo đếm được trong 36 ô dạng bản, sử dụng phương pháp phân tích thống kê tiến hành lập phân bố tần suất cho Hvn và tính toán các thông số thống kê cần thiết.
73
Hình 4.5: Phân bố mật độ tái sinh theo cấp chiều cao
Qua kết quả điều tra về số lượng cây tái sinh theo 4 cấp chiều cao cho thấy số cây tái sinh giảm dần từ cấp chiều cao nhỏ hơn 1m cho đến cấp lớn hơn 3m đều xảy ra ở các đai độ cao, tuy nhiên số lượng cây ở các cấp chiều cao cây tái sinh tại các đai cao có sự chênh lệch nhau. Ở cấp chiều cao dưới 1m, tỷ lệ cây tái sinh ở 3 đai cao là xấp xỉ như nhau. Tuy nhiên, ở các cấp chiều cao còn lại có sự chênh lệch nhau; ở cấp chiều cao từ 1 đến 1,5m tỷ lệ cây tái sinh ở đai cao >700m- 900 m cao hơn so với hai đai cao còn lại, ở cấp chiều cao 1,5 đến 3m thì đai cao >700m- 900 m lại có số lượng cây thấp hơn hai đai còn lại, tại cấp chiều cao hơn lớn hơn 3m có tỷ lệ cây tái sinh ở đai cao < 700m là cao hơn so với đai cao >700m- 900 m và trên 1000m.
Kết quả này là cơ sở để các nhà quản lý bảo vệ rừng có thể tham khảo để đưa ra biện pháp lâm sinh phù hợp tại vùng rừng thuộc huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận nhằm giúp xúc tiến tái sinh hiệu quả hơn như là tỉa thưa, mở tán rừng, loại bỏ những cây tầng trên có chất lượng kém, hiệu quả kinh tế thấp. Đặc biệt đây là khu vực rừng phòng hộ kết hợp với sản xuất nên việc nghiên cứu mật độ cây tái sinh theo cấp chiều cao hết sức có ý nghĩa, làm cơ
74
sở tham khảo cho công tác xác định thời điểm đưa rừng vào khai thác thích hợp, nó giúp cho việc xúc tiến tái tự sinh tự nhiên sau khai thác thuận lợi, nhằm giúp rừng có thời gian phục hồi ngắn nhất.