Mật độ tái sinh theo nguồn gốc

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc quần xã thực vật theo đai độ cao tại huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận (Trang 74)

75

Hình 4.7: Tỷ lệ mật độ tái sinh theo nguồn gốc

Kết quả nghiên cứu về nguồn gốc tái sinh trên các đai cao khác nhau đều thể hiện cây tái sinh có nguồn gốc từ hạt chiếm tỷ lệ cao hơn rất nhiều so với nguồn gốc từ chồi. Tất cả các đai cao đều có tỷ lệ tái sinh hạt trên 95%, tuy nhiên tỷ lệ này tăng dần theo đai cao, cụ thể; tại đai cao < 700m thì tỷ lệ tái sinh hạt và chồi là 95,5% và 4,5%; đai cao >700m- 900 m tỷ lệ 96,3% và 3,7%; đai cao trên 1000m tỷ lệ 98,6% và 1,4%. Đây là kết quả phù hợp với thực tế điều kiện rừng tự nhiên thường xanh lá rộng chưa tiến hành khai thác và công tác quản lý bảo vệ rừng tốt, ít có sự tác động từ bên ngoài. Các cây gỗ lớn có khả năng gieo hạt với số lượng lớn, vì vậy các biện pháp xúc tiến tái sinh bằng hạt của những loài cây có giá trị kinh tế cao cần được quan tâm nhằm nâng cao thành phần loài có giá trị và chất lượng rừng.

* Nhận xét chung

Theo các nghiên cứu trước đây về diễn thế rừng, trạng thái rừng nguyên sinh hoặc thứ sinh sau khi đã bị tác động, một số các cây gỗ bị lấy ra khỏi rừng, cấu trúc rừng bị thay đổi. Trạng thái rừng sẽ phục hồi và trở thành trạng thái rừng ban đầu sau khoảng 15-30 năm trong điều kiện không có rối loạn

76

nào đáng kể, các nhà quản lý tuân thủ đúng luân kỳ khai thác. Nếu trạng thái rừng bị tiếp tục bị khai thác, tàn phá thì sẽ không còn khả năng tự phục hồi và rừng sẽ suy thoái trở thành trạng thái rừng nghèo kiệt, cây bụi, tre nứa và trảng cỏ.

Rừng thứ sinh hiện nay tại khu vực nghiên cứu đang dần từng bước ổn định về mặc cấu trúc tầng tán, nên lớp cây tái sinh thuộc các loài tiên phong ưa sáng gần như không có đủ điều kiện sinh thái để phát triển, chiếm tỷ lệ rất thấp (dưới 5% so với tổng số cây tái sinh). Cây tái sinh có sự khác biệt lớn về nguồn gốc tái sinh ở cả ba đai độ cao khác nhau, trên 95% số cây tái sinh có nguồn gốc từ hạt, những loài này có thể có nguồn gốc từ hạt của những cây mẹ đang tồn tại ở tầng sinh thái của rừng. Bên cạnh đó còn có một số loài mới xâm nhập từ nơi khác đến, có vai trò làm phong phú thêm về thành phần loài và tăng mức độ cạnh tranh không gian dinh dưỡng trong lâm phần.

Khả năng tái sinh ở các đai độ cao đều ở mức rất tốt, mật độ lớn nhất là 32,933cây/ha ở đai cao < 700m và thấp nhất là 17,733 cây/ha ở đai cao trên 1000m. Cây tái sinh tuân thủ theo luật phân bố giảm, tập trung chủ yếu ở cấp chiều cao <1m, bình quân chiếm gần 50%; tỷ lệ cây tái sinh có triển vọng (H > 3 mét) chiếm tỷ lệ bình quân trên 10%. Do đó, các yêu cầu về xúc tiến tái sinh tự nhiên và điều chỉnh phân bố cây tái sinh trên mặt đất phải được lưu ý khi xác định các biện pháp khai thác nuôi dưỡng rừng.

4.4. Tính đa dạng loài cây thân gỗ của rừng tự nhiên lá rộng thường xanh tại các đai cao < 700m, >700m- 900 m và trên 100m

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc quần xã thực vật theo đai độ cao tại huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận (Trang 74)

w