Tính đa dạng của tầng sinh thái (tầng cây gỗ lớn có D1,3 ≥ 8cm)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc quần xã thực vật theo đai độ cao tại huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận (Trang 77)

Để so sánh tính đa dạng tầng cây gỗ lớn của các trạng thái rừng trên 3 đai độ cao < 700m, >700m- 900 m và trên 1000m, trong nghiên cứu này đã sử dụng 3 chỉ số: chỉ số phong phú lòai Margalef (d), chỉ số Pielou (J’) và chỉ số Shannon-Weiner (H’log2).

+ Chỉ số phong phú loài Margalef: Chỉ số này được sử dụng để xác định tính đa dạng hay độ phong phú về loài. Giống như chỉ số α của Fisher, chỉ số Margalef cũng cho biết được số loài và số lượng cá thể trong mẫu đại diện của quần xã.

+ Chỉ số J’ của Pielou: Chỉ số này được sử dụng để xác định tính tương đồng về số loài cây gỗ giữa các trạng thái rừng ở ba đai độ cao.

+ Chỉ số Shannon – Weiner: Chỉ số Shannon-Weiner được đề xuất từ những năm 1949 nhằm xác định lượng thông tin hoặc tổng lượng trật tự (hay bất trật tự) có trong một hệ thống.

+ Độ hỗn giao: (xem Bảng 4.8 dưới đây)

Từ số liệu điều tra được thu thập trên 9 ô tiêu chuẩn ở 3 đai độ cao khác nhau, đề tài tiến hành xác định độ hỗn giao và các chỉ số đa dạng của rừng theo các đai độ cao như sau:

78

Bảng 4.8 Các chỉ số đa dạng của tầng cây cao theo đai độ cao tại các OTC

Độ cao (m) 700 900 1000 Số loài bắt gặp 38 32 28 Số cây bắt gặp 288 278 116 Độ hỗn giao 0,132 0,115 0,241 Margalef (d) 7,06 6,04 5,68 Shannon-Weiner (H’log2) 3,364 3,103 2,996 Pielou (J’) 0,925 0,895 0,899

Qua số liệu trên cho thấy rừng tại khu vực nghiên cứu có độ hỗn giao rất cao, tuy nhiên độ hỗn giao của rừng cũng có sự khác biệt theo đai độ cao. Độ hỗn giao của rừng ở độ cao dưới 1000m cao hơn so với rừng ở đai độ cao trên 1000m. Điều này cho thấy tại khu vực nghiên cứu thì càng lên cao sự đa dạng về tổ thành loài thực vật giảm dần. Cũng giống như độ hỗn giao của loài thì chỉ số Margalef (d) cho thấy tính đa dạng hay độ phong phú về loài giữa các đai cao là có sự khác biệt và chỉ số này giảm dần khi đai cao tăng. Sự đa dạng về loài theo chỉ số Shannon-Weiner (H’log2) cũng có sự khác biệt giữa các đai cao; ở đai cao < 700m thì chỉ số H’ = 3,364; đai cao >700m- 900 m chỉ số H’ = 3,103 và ở đai cao trên 1000m chỉ số H’ = 2,996. Chỉ số J’ của các trạng thái rừng ở đai cao < 700m (0,925), đai cao >700m- 900 m (0,895) và đai cao trên 1000m (0,899) khác nhau rõ rệt, điều đó chứng tỏ trạng thái rừng ở các đai độ cao này có số lượng loài cây gỗ lớn không tương đồng với nhau.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc quần xã thực vật theo đai độ cao tại huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận (Trang 77)