Nguyên nhân

Một phần của tài liệu kinh doanh chè tại thị trường nhật bản (Trang 44)

C. ĐỀ XUẤT PHƯƠNG THỨC KINH DOANH

3. Nguyên nhân

a) Từ việc quản lí:

• Nguyên nhân chính xuất phát từ những bất cập nội tại của Việt Nam, đặc biệt là Chính sách vĩ mô của Việt Nam đã không chú trọng thỏa đáng đến phát triển nông nghiệp và xuất khẩu nông sản bền vững trong thời gian qua, đặc biệt là chè.

• Những ưu tiên đầu tư của chính phủ và hệ thống quản lý về sản xuất chè thiếu hiệu quả không những dẫn đến những rối loạn thị trường trong nước (loạn thuốc bảo vệ thực vật, phân bón giả, rau, quả nhiễm hóa chất ...) mà còn đối với cơ hội tổ chức sản xuất, quản lý chất lượng và tăng cường xuất khẩu chè Việt Nam.

• Các cơ quan quản lý ngành nông nghiệp ở địa phương (như khuyến nông và bảo vệ thực vật) cũng chỉ nhận được nguồn ngân sách ít ỏi để duy trì các hoạt động sản xuất và chế biến chè.

Từ các doanh nghiệp:

- Hầu hết các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu của Việt Nam không thể tự tổ chức sản xuất và kiểm soát được chất lượng sản phẩm chè, đặc biệt đối với dư lượng hoá chất (sản phẩm qua chế biến sẽ hạn chế rủi ro này).

- Các doanh nghiệp đều không thể kiểm soát hết hoạt động sản xuất của người dân (như bón phân, sử dụng thuốc BVTV, thuốc kích thích sinh trưởng v.v.), do đó, không thực sự kiểm soát được chất lượng chè xuất khẩu cũng như lượng thuốc bảo vệ thực vật trong chè.

b) Sản xuất:

- Giống chè:

- Phần lớn diện tích chè hiện có trên cả nước là giống chè trung du lá nhỏ, năng suất, chất lượng thấp, đang bị thoái hóa.

- Mặc dù Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp miền núi phía Bắc đã nghiên cứu lai tạo một số giống chè mới nhưng vẫn chưa được ứng dụng rộng rãi và theo quy hoạch cụ thể

=> nên việc cải thiện năng suất, chất lượng của toàn ngành còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất chè có chất lượng cao và đa dạng hóa sản phẩm.

− Nông dân hoặc vì lợi nhuận trước mắt hoặc vì chưa có khả năng tái đầu tư nên không tuân thủ quy trình kỹ thuật trong canh tác, không quan tâm đến chất lượng nguyên liệu.

−Hầu hết nông dân làm chè hiện nay đều hái chè dài hoặc cắt chè bằng liềm, bằng máy hái cải tiến để tăng khẩu độ… :

−làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm sau chế biến

−tiêu tốn thêm nhiều nhiên liệu vào quá trình sản xuất

−làm cây chè bị khai thác kiệt quệ, ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển lâu dài của cây chè.

− Đồng thời, việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích thích tăng trưởng còn tùy tiện.

−Thiếu vốn để cải tiến máy móc, công nghệ, nhà xưởng theo tiêu chuẩn quốc tế.

c) công nghiệp chế biến chè

- Doanh nghiệp xây dựng nhà máy chế biến chè tràn lan, chồng chéo, lấn át nhau; nhiều nhà máy công suất thấp, công nghệ lạc hậu. Có những địa phương trên cùng một xã có tới 11 nhà máy chế biến.

- Hầu hết các địa phương công suất chế biến vượt cao hơn so với khả năng cung cấp nguyên liệu từ 2-4 lần.

- thiếu nguyên liệu sản xuất dẫn đến tình trạng “mua tranh, bán cướp”.

Đây là một trong những nguyên nhân chính làm cho chất lượng sản phẩm chè Việt Nam giảm sút.

d) Về xuất khẩu

- Chè của Việt Nam xuất khẩu ra thế giới chủ yếu dưới dạng chè rời. Chè có bao gói, mẫu mã mang thương hiệu còn rất hạn chế nên giá bán thấp, chưa có thị trường ổn định và bền vững.

- Có quá nhiều công ty tham gia xuất khẩu chè, nhiều công ty xuất khẩu tổng hợp không chuyên về chè, chỉ kinh doanh thuần túy có lãi là làm nên sẵn sàng chào bán

các loại chè chất lượng thấp khiến các cơ sở sản xuất chè vẫn tiếp tục sản xuất ra chè chất lượng thấp, giá rẻ, làm ảnh hưởng đến uy tín của cả ngành chè Việt Nam.

- Hiện nay Việt Nam chưa ra đời được sàn giao dịch chè. Có sàn giao dịch chè sẽ giúp các đơn vị giới thiệu và bán sản phẩm một cách minh bạch, công bằng. Thế nhưng các doanh nghiệp chè Việt Nam hiện nay vẫn mỗi người làm theo một kiểu, chưa có tiêu chuẩn chung để ra sàn.

- Thương mại chè bị phụ thuộc và bị lũng đoạn bởi khách hàng trung gian nước ngoài. Tuy đã mở rộng nhiều thị trường nhưng lại bị ép giá do chất lượng và không có thương hiệu.

3. Đề xuất phương thức kinh doanh quốc tế cho sản phẩm chè của Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản xuất khẩu sang Nhật Bản

Nghiên cứu thị trường Nhật Bản, tìm hiểu về đời sống văn hóa trà đạo, uống chè để có những hiểu biết nhất định về thị trường này

Xác định thị trường kinh doanh: nhắm vào các đối tượng khách hàng thích sử dụng chè, đối tượng gia đình có truyền thống trà đạo…

Các phương thức kinh doanh góp phần đẩy mạnh xuất khẩu chè: các doanh nghiệp xuát khẩu phối hợp với các sở, ban ngành quản lý chất lượng chè từ khâu trồng đến chế biến, bảo quản đến kiểu dáng công nghiệp trong đóng gói nhằm tạo niềm tin của người tiêu dùng đối với chè.

a) Quản trị sản xuất:

Tận dụng ưu thế chi phí hoạt động thấp: Doanh nghiệp xuất khẩu liên kết các cơ sở sản xuất có ứng dụng công nghệ tiên tiến:

+ Đầu tư, cải tiến thiết bị, dây chuyền chế biến, giảm lao động nặng nhọc tạo chất lượng sản phẩm đồng đều, dễ dàng điều khiển các thông số kỹ thuật

+ Đổi mới quy trình sản xuất, huy động vốn đầu tư nhằm xây dựng cơ sở sản xuất chế biến chè sạch, an toàn, hợp vệ sinh và có chất lượng tốt.

+ Tập trung đầu tư thâm canh trên diện tích có khả năng cho năng suất cao và trồng thay thế diện tích chè cũ, chú trọng đầu tư tại các vùng tập trung chuyên canh chè lớn, có hệ thống các cơ sở chế biến và hạ tầng kỹ thuật tương đối hoàn chỉnh.

Cải tiến chất lượng chè: hợp tác với nông dân trồng chè, quan tâm ngay từ khâu trồng trọt và sơ chế:

−Thành lập những vùng chuyên trồng và sản xuất để xuất khẩu chè.

−Chỉ trồng chè xuất khẩu trên những vùng đất đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy hoạch để trồng chè.

−Hướng dẫn người trồng chè thực hiện đúng qui trình kĩ thuật trồng chè và thu hoạch:

+ Trong trồng chè nên trồng đúng mật độ đối với từng giống chè, trồng theo đường đồng mức, có cây che bóng lá nhỏ, họ đậu, tăng độ mùn của đất, chống nóng, giữ ẩm, chống xói mòn đất.

+ Trong chăm sóc tạo lượng phân bón dồi dào, có khối lượng lớn, bón nhiều phân hữu cơ, vi sinh, chuyển đổi phân vô cơ sang phân hữu cơ để cải tạo đất cơ bản giàu mùn, tầng canh tác tơi xốp và dày, cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cây chè.

+ Trong vấn đề thuốc bảo vệ thực vật, nên tìm dùng những loại thuốc hữu cơ, thuốc sinh học không gây độc hại, an toàn cho người sử dụng, phải giảm số lượng, giảm số lần phun trong năm, chủ động phòng chống sâu bệnh. Tìm và nuôi dưỡng các loài thiên địch trên vùng chè.

+ Nên thu hái búp chè đúng quy trình, đạt phẩm cấp, đủ độ chín kỹ thuật theo yêu cầu của sản xuất, phù hợp công suất nhà máy. Thu hái và vận chuyển không làm dập nát, luôn giữ cho búp chè non tươi.

+ Chủ động làm lịch sản xuất nông nghiệp đối với các vùng chè.

+ Nghiên cứu chủ động tưới tiêu ở những vùng khô hạn, tưới nhỏ giọt vào gốc chè, bón phân theo chế độ tưới nước.

+ Tiến tới cơ giới hoá, tự động hoá các khâu: theo dõi điều kiện khí tượng, chế độ dinh dưỡng đất, chế độ chăm sóc, canh tác; cơ giới hoá thu hái, đốn, làm đất, bón phân, vận chuyển nguyên liệu… để nâng cao năng suất, chất lượng đồi chè.

=> Khi người nông dân tuân thủ đúng theo các quy trình được hướng dẫn, sản phẩm sẽ được cấp các chứng chỉ như UTZ và Rainforest Alliance.

− Khai thác triệt để các vườn chè hiện có bằng cách tập trung chăm sóc để cây chè sinh trưởng tốt, cho chất lượng đảm bảo, hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.

Kiểm định:

Bộ phận KCS của nhà máy kiểm tra chất lượng rất chặt chẽ khi thu mua nguyên liệu cũng như quá trình sản xuất, phải đúng mẫu chào bán mới cho xuất xưởng, do đó, dù khách hàng đến hoăc không đến kiểm tra trực tiếp, hàng hoá vẫn đúng tiêu chuẩn xuất khẩu.

− Kiểm soát chặt chẽ các quy trình, giới hạn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật…

− Thực hiện xây dựng quản lý theo hệ thống quản lý chất lượng ISO, HACCP, phòng ngừa khuyết tật, kiểm soát các thông số kỹ thuật trong tất cả các nhà máy chế biến chè gắn với các tiêu chuẩn quốc tế VietGAP, GlobalGAP, Uzt Certified,…

− Chú trọng quản lí: Các công ty chè Việt Nam đã tích cực tăng uy tín của mình bằng cách phối hợp với các cơ quan chuyên môn quản lý chặt chẽ về chất lượng chè để nâng cao sức cạnh tranh.

− Liên kết với các trung tâm kiểm định chất lượng có uy tín để đánh giá, phân tích ưu nhược điểm của sản phẩm chè Việt Nam, từ đó đề ra những cải tiến, thay đổi phù hợp.

b) Quản trị nghiên cứu và phát triển:

− Tập trung đầu tư cho việc nghiên cứu và phát triển cây giống, nâng cao chất lượng giống vì người Nhật chú trọng về chỉ tiêu chất lượng. Cần nghiên cứu lựa chọn ra giống chè phù hợp với điều kiện cụ thể của từng vùng sinh thái và có giá trị thương phẩm tối ưu:

+ Vùng núi cao nên phát triển giống chè Shan có nhiều búp tuyết, có hương thơm, trồng ở độ cao trên 800m. Đây là giống chè quý có thể chế biến thành chè xanh, chè vàng, chè đỏ, chè đen, chè phổ nhĩ đều có chất lượng tốt, được người tiêu dùng ưa thích.

+ Các giống nhập nội Đài Loan, Trung Quốc có hương thơm, nên trồng ở độ cao trên 500-1000m, những vùng có khí hậu mát mẻ, chế biến dạng chè ôlong và một số dạng chè khác có giá trị kinh tế cao.

− Thành lập ban nghiên cứu về đảm bảo chất lượng cho sản phẩm chè xanh với những nhà phân tích, nghiên cứu khoa học giỏi, kết hợp nghiên cứu sản xuất với các cơ quan quản lý ở địa phương

c) Quản trị tài chính:

Doanh nghiệp có thể vay vốn khi cần thiết bằng nhiều hình thức khác nhau để đầu tư thu mua chè xuất khẩu cũng như cho các hoạt động nghiên cứu, khảo sát.

− Hỗ trợ các vốn cho nông dân trồng chè: các chính sách cho vay tín dụng của Nhà nước đa dạng và linh hoạt.

Ví dụ:

+ Giảm lãi suất cho vay đối với các hộ nông dân hoặc cho vay vốn có lãi suất ưu đãi trong vòng 5-7 năm

+ Có chính sách miễn giảm thuế sử dụng đất trồng chè

d) Quản trị nguồn nhân lực:

− Đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề, tập huấn cho tổ chức, cá nhân và nông dân về sản xuất chè an toàn, đặc biệt vấn đề quản lý dịch hại tổng hợp trên chè.

− Đào tạo lại lực lượng cán bộ kỹ thuật cơ sở của ngành chè để hỗ trợ nông dân.

− Thường xuyên tổ chức thi thợ giỏi, nâng bậc để nâng cao trình độ kỹ thuật, tay nghề công nhân nhằm ổn định và nâng cao kỹ thuật sử dụng thiết bị và kỹ thuật chế biến chè tại cơ sở.

− Các doanh nhiệp cần có chính sách để tìm kiếm, bồi dưỡng đội ngũ luật sư am hiểu về luật pháp, thông lệ quốc tế, am tường thông lệ kinh doanh chè, giỏi ngoại ngữ để

tư vấn về lĩnh vực chè xuất khẩu, trực tiếp thay mặt, bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp khi có tranh chấp xảy ra.

e) Quản trị marketing:

Tại Nhật: thực hiện Marketing Mix

Product:

− Đa dạng hóa sản phẩm, đa dạng mẫu mã, bao bì các sản phẩm làm từ chè vì việc tiêu thụ sản phẩm chè phụ thuộc rất lớn vào thị hiếu người tiêu dùng.

− Cần tăng cường nghiên cứu và tổ chức sản xuất: các loại chè ướp hương hoa quả, các loại nước chè đóng hộp, các loại chè thuốc, các loại chè nước uống nhanh đóng túi, chè

nhúng, chè hoà tan, chè bột ... nước chè đóng chai, các loại bánh kẹo, thuốc chữa bệnh từ chè…để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

Price:

Từ những gia tăng đáng kể về chất lượng, tăng giá thành chè xanh một cách hợp lý, tạo lòng tin về sản phẩm đối với người dân.

Place:

− Mở các chi nhánh về xuất khẩu, phân phối chè xanh ngay tại Nhật Bản.

− Thành lập công ty liên doanh hoặc 100% vốn của Việt Nam tại Nhật để trực tiếp bán và thành lập các kênh phân phối lâu dài.

=> các doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận trực tiếp với người tiêu dùng, sản phẩm

chè sản xuất ra sẽ dễ dàng được người tiêu dùng chấp nhận hơn do việc nghiên cứu để nắm bắt thị hiếu người tiêu dùng được thực hiện thường xuyên và triệt để, đồng thời, các doanh nghiệp còn được hưởng những ưu đãi về thuế nhập khẩu.

Promotion: tăng cường xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm, thương hiệu

− Tích cực quảng cáo bằng các phương tiện truyền thông đến các đối tượng ít sử dụng chè xanh về công dụng của chè xanh, đồng thời đề cao thế mạnh, uy tín của ngành chè Việt Nam tại Nhật Bản.

− Tài trợ sản phẩm đến các gia đình Nhật Bản bị thảm họa sóng thần, động đất.

− Tăng cường giao lưu văn hóa giữa hai nước.

− Liên kết các trung tâm của Nhật lấy chè nhập khẩu từ Việt Nam để tổ chức các khóa học về trà đạo.

− Làm tốt công tác phát triển thương hiệu, phát triển thị trường theo hướng đa dạng hóa sản phẩm.

+ Tận dụng tốt các ngày hội về chè để quảng bá thương hiệu chè Việt đến với Nhật Bản.

+ Đẩy mạnh việc đăng ký độc quyền thương hiệu chè Việt ở Nhật

+ Tổ chức nhiều chương trình giao lưu trực tuyến giữa một số doanh nghiệp xuất khẩu chè với Thương vụ Việt Nam cùng đối tác nhập khẩu chè là các công tu Nhật Bản.

+ Tổ chức các hội chợ quảng bá chè Việt Nam với du khách trong nước và quốc tế.

Ngoài ra, các doanh nghiệp xuất khẩu tại Việt Nam cũng cần:

− Nắm bắt thông tin lợi thế về xuất khẩu:

+ Các doanh nghiệp phải nắm bắt thông

tin thị trường và hiểu biết tập quán kinh doanh của Nhật Bản (thị hiếu tiêu dùng luôn thay đổi, văn hóa danh thiếp...).

+ Nghiêm chỉnh các hợp đồng đã ký với khách nước ngoài về số lượng, chất lượng, thời hạn giao hàng, bao bì đóng gói, giá cả…

=> Điều này đóng vai trò rất quan trọng, nó tạo nên uy tín cho các doanh nghiệp.

+ Tận dụng các kênh hỗ trợ của Việt Nam và Nhật Bản (thương vụ Việt Nam, các hiệp hội ngành hàng)

+ Khai thác triệt để các ưu đãi do các hiệp định song phương, đa phương mang lại

− Tuân thủ các quy định, tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm => tạo uy tín.

− Các doanh nghiệp trên cùng một địa bàn cần sự hợp tác chia sẻ thông tin, trước hết là phẩm cấp, tiêu chuẩn kỹ thuật, phương thức đầu tư cho vùng nguyên liệu, thống nhất giá cả mua chè búp tươi.

Ví dụ: Đối với công ty TNHH Xuất nhập khẩu Trung Nguyên - một trong các

doanh nghiệp sản xuất chế biến chè xanh lớn nhất của tỉnh Thái nguyên và là một nhà xuất khẩu chè nổi tiểng của Việt nam.

Hiện tại, Tinh Thái Nguyên đang gặp khó khăn trong sản xuất và chế biến chè. Vì thế, công ty nên nên đề ra biện pháp giải quyết để khôi phục lại danh tiếng của chè Thái

Một phần của tài liệu kinh doanh chè tại thị trường nhật bản (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w