Tổng quan chung về ngành chè Việt Nam

Một phần của tài liệu kinh doanh chè tại thị trường nhật bản (Trang 39 - 40)

C. ĐỀ XUẤT PHƯƠNG THỨC KINH DOANH

1. Tổng quan chung về ngành chè Việt Nam

Nam

Chè Việt Nam đã được xuất khẩu sang 110 nước và vùng lãnh thổ, trong đó chiếm 95% khối lượng được xuất khẩu dưới dạng nguyên liệu thô, chỉ có 5% được xuất khẩu dưới dạng thành phẩm.

Với lợi thế nguồn nguyên liệu dồi dào, giá chè thành phẩm lại cao hơn tới 5 – 10 lần giá nguyên liệu, ngành chè nước ta có rất nhiều tiềm năng phát triển.

Việt Nam là quốc gia sản xuất và xuất khẩu chè lớn thứ 5 thế giới sau Ấn Độ, Trung Quốc, Kenya, Sri Lanka và ngang hàng với Indonesia.

=> giá trị xuất khẩu chè của nước ta còn thấp hơn nhiều so với mặt bằng giá trị chung của thế giới.

Hiện tại chỉ có thương hiệu CHEVIET của nước ta là mới được biết đến và đăng ký bảo hộ ở 70 quốc gia và vùng lãnh thổ.

=> Để xứng danh với vị trí đứng thứ 5 về xuất khẩu chè, vấn đề đặt ra cho ngành chè hiện nay là phải tăng cường sản xuất các sản phẩm có chất lượng cao, đáp ứng được các yêu cầu khắt khe nhất, tạo dựng thêm một số thương hiệu chè có truyền thống và quảng bá rộng rãi ra thị trường thế giới.

Định hướng của ngành đến 2020:

Đến năm 2020, diện tích trồng chè của Việt Nam sẽ là 140.000 ha, với năng suất bình quân đạt 9 tấn/ha. Sản lượng chè thô dự kiến đạt 1.260.000 tấn và đạt mức 300.000 tấn đối với sản lượng chè khô.

Việt Nam tiếp tục củng cố giữ vững các thị trường chủ lực trong xuất khẩu chè như thị trường Pakistan, Đài Loan, Irắc, Nga, Nhật Bản, Trung Quốc…và tăng cường xuất khẩu vào các thị trường tiềm năng: Philippin, Kenya, Xiry, Iran, Mexico, Lào, Chi Lê… cũng như mở rộng thị trường tại các nước và vùng lãnh thổ mới hoặc nhập khẩu chè Việt Nam còn ở lượng ít.

Một phần của tài liệu kinh doanh chè tại thị trường nhật bản (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w