Các bước lắp ráp một máy tính

Một phần của tài liệu bài giảng cấu trúc lắp ráp và bảo trì máy tính (Trang 33)

Bước 1: Lắp ráp CPU

1. Xác định vị trí trên main để gắn CPU (socket, slot).

2. Mở gim trên socket bằng cách nhấn nhẹ lên gim và đưa chúng ra khỏi gờ của socketvà nâng chúng lên một góc 900. và nâng chúng lên một góc 900.

3. Xác định vị trí chân cắm số 1 trên socket và trên CPU (chân số 1 trên CPU nằm ở một góc vạt của CPU và khuyết mất một chân)

4. Lắp CPU lên socket bằng cách đặt nhẹ chúng lên socket sao cho các chân CPU lọt vào trong các khe của socket ( không được đè lên CPU)

5. Gắn chặt CPU lên socket một tay đặt nhẹ lê lưng CPU giữ tay kia hạ thanh ghim socket xuống và gắn lại vào gờ. (Trường hợp tháo ra ta tiến hành các bước ngược lại)

Bước 2: Lắp đặt quạt tản nhiệt cho CPU

Quạt tản nhiệt giúp cho CPU không quá nóng khi làm việc. Nếu quạt tản nhiệt không hoạt động một thời gian có thể dẫn đến cháy CPU.

Quạt tản nhiệt được gắn lên CPU thông qua gim ở hai đầu của socket. Sau khi lắp quạt tản nhiệt xong ta gắn nguồn cho quạt. Nguồn của quạt thông thường nằm trên main gần socket, trừ những main loại cũ thì nguồn quạt được lấy trực tiếp từ nguồn nuôi.

Bước 3: Lắp đặt bộ nhớ chính (RAM)

Thông thường bộ nhớ chính của chúng ta được gắn vào khe cắm SIMM hay DIMM của main. Khe cắm SIMM là đối với những main đời cũ còn bây giờ chúng ta gắn lên khe DIMM. Các bước thực hiện gắn RAM:

1. Xác định loại thanh RAM đúng với đế gắn RAM trên main(SDRAM hay DDRAM). 2. Bật chốt hai đầu khe cắm RAM.

3. Gắn thanh RAM: Xác định chiều cắm bằng cách xem vị trí khuyết trên thanh RAM ứng với gờ trên khe DIMM, sau đó ta đặt chúng vào và nhấn xuống cho khít, chốt gạt hai đầu RAM cố định thanh RAM.

Bước 4: Thiết lập JUMP

Chỉ cần đối một số main đời cũ. Thiết lập jump trên main ta có thể xem trực tiếp chỉ dẫn trên main hoặc xem sách hướng dẫn để xác định các chức năng như: tốc độ làm việc main (MHz), hệ số nhân (x) hay hiệu điện thế CPU,…. Đối với một số main việc này được thực hiện bằng phần mềm trong phần BIOS setup.

Bước 5: Lắp mainboard vào trong hộp máy (Case)

Đặt main vào hộp máy sao cho các cổng vào ra (phần sau hộp máy) và các vị trí vít ốc vừa vặn. Dùng các miếng đệm cách điện đặt giữa phần tiếp ráp main và hộp máy để trách trường hợp sau này hộp máy bị dò điện. Định vị main lên hộp máy.

Bước 6:Lắp đặt card mở rộng

Card mở rộng được gắn thêm vào nhằm tăng thêm chức năng mới cho máy tính. Chẳng hạn như card âm thanh, mạng, moderm, tivi,… chúng thường được gắn trên hai loại khe cắm đó là ISA và PCI, chúng được gắn giống như gắn RAM tuy nhiên khác là chúng không có chốt hai đầu mà chúng được định vị bằng ốc vít trực tiếp lên hộp máy(Case). Thông thường máy tính mới ngày nay một số cacd đã được tích hợp sẵn lên main. Trường hợp như vậy chúng ta gọi chúng là Onboard.

Bước 7: Gắn ổ đĩa cứng, mềm và CD-ROM vào hộp máy.

1. Gắn theo thư tự mà mỗi hộp máy đã chuẩn bị giành riêng cho mỗi laọi đĩa. 2. Xác định bus cho từng loại (Bus nối đĩa cứng và CD giống nhau).

3. Xác định đúng vị trí gắn của BUS lên main và đĩa theo đúng đường số 1 quy ước (thường chân số 1 có màu đỏ hoặc khi gắn ta căn cứ vị trí gờ nằm ngay đầu sợi cáp) 4. Xác định ví trí phân cấp cho từng ổ đĩa cứng hoặc CD(master hay slave). Nếu một

dây cáp ta gắn hai thiết bị cùng lúc.

Bước 8: Gắn các tín hiệu cho main

Các tín hiệu thông thường là: PWR, RST, SPEAKER, IDE LED, PWR LED.

Bước 9: Gắn bộ nguồn cho máy tính:

Gắn nguồn vào hộp máy, sau đó gắn nguồn cho main và các ổ đĩa trong máy. Để gắn nguồn cho main, thông thường có hai loại đầu gắn; đó là đầu gắn ATX có 20, 24 chân. Nguồn AT dùng cho máy cũ thì chúng có 12 chân.

Bước 10: Gắn các thiết bị ngoại vi vào phía sau máy tính như: màn hình, bàn phím, chuột, loa, mic,…

Kiểm tra lại từ bước 1 đến bước 10, tiến hành lắp hai máng còn lại hộp máy.

Một phần của tài liệu bài giảng cấu trúc lắp ráp và bảo trì máy tính (Trang 33)