Thiết lập BIOS

Một phần của tài liệu bài giảng cấu trúc lắp ráp và bảo trì máy tính (Trang 35 - 40)

1. Mục đích

Giúp người sử dụng máy tính có thể khai thác máy tính một cách hiệu quả nhất.

2. Khái quát về CMOS (Complementary Metal Oxide Semiconductor)

- CMOS sử dụng bộ nhớ SRAM (Static RAM) có nhiệm vụ lưu trữ các thông tin cơ bản nhất của hệ thống khi máy tính không hoạt động. CMOS được nuôi bằng một nguồn điện từ một cục pin 3v gắn trên main. Trường hợp hết pin khi bật máy, máy yêu cầu ta setup lại hoặc ta sẽ gặp thông báo lỗi: CMOS Failure (Lỗi CMOS) hay CMOS chechsum error – Press Del to run Untility or F1 to load defautls (Lỗi khi kiểm tra tổng thể – Nhấn phím Del để chạy vào CMOS hoặc nhấn F1 để thiết lập mặc định) - Chương trình CMOS setup được nạp ngay trong ROM của các nhà sản xuất.

- Để vào chương trình CMOS setup thông thường ta thường nhấn phím Del khi máy bắt đầu khởi động. Tuy nhiên có một số loại CMOS khác ta không thể vào được bằng nhấn Del. Sau đây là một số CMOS thông dụng và cách vào chương trình CMOS setup:

Loại CMOS Phím được nhấn Loại CMOS Phím được nhấn

AMI Del, ESC AST Ctrl+Alt+Esc

AWARD Del, Ctrl+Alt+Esc Phoenix Del, Ctrl+Alt+S MR Del, Ctrl+Alt+Esc Quadtel F2

Compac F10 NEC F2, Ctrl+F2

Hewlett, HP F2 Laptop F1,F2,F10,F12

Ứng với mỗi chương trình CMOS setup của mỗi nhà sản xuất có giao diện và thông số khác nhau. Một chương trình CMOS đầy đủ thì chúng gồm những nội dung sau:

STANDARD CMOS SETUP BIOS FEATURES SETUP (ADVANCED BIOS SETUP) CHIPSET FEATURE SETUP POWER MAGAMENT SETUP

PNP/PCI CONFIGUTION INTEGRATED PERIPHERAL

LOAD BIOS DEFAULT

FREQUENCY/ VOLTAGE CONTROL LOAD SETUP DEFAULT

SUPERVIOR PASSWORD USER PASSWORD IDE HDD AUTO DETECTION

HDD LOW LEVEL FORMAT SAVE AND EXIT SETUP EXIT WITHOUT SAVING Ngoài ra ta còn hay gặp loại menu bao gồm thông tin sau:

Main: Thay đổi cấu hình cơ bản của hệ thống.

Advanced: Có thể làm thay đổi, phát triển nhứng tính năng mới của hệ thống.

Power: Thiết lập về nguồn quản lý điện năng hệ thống.

Exit: Thoát khỏi chương trình Setup, có hay không lưu những thay đổi vừa thiết lập.

3. Khai báo các thông số chương trình CMOS setup.

STANDARD CMOS SETUP

Các mục trong phần khai báo này là những thông số cơ bản nhất của hệ thống, nếu không biết nhấn F1 để load default. Cụ thể chúng gồm mục nhỏ sau:

 Date, Time (mm:dd:yy/ hh:mm:ss): Khai báo ngày giờ của hệ thống, giống như ta chỉnh giờ bằng lệnh Time, Date của DOS hoặc ta có thể vào Control Panel của Window.

 Floppy disk: Yêu cầu ta khai các ổ đĩa mềm đang sử dụng trên hệ thống. (360K, 51/4in. 1.2M, 51/4in. 720K, 31/2in. 1.44M, 31/2in. 2.88M, 31/2in). Thông thường một cáp của đĩa mềm ta có thể nối hai ổ có tên A và B. Nếu ổ đĩa được gắn phần trên của đoạn dây xoắn thì gọi ổ A, phần phía dưới gọi ổ B. Tuy nhiên chú ý trong trường hợp ta khởi động bằng CD-ROM thì ổ A bây giờ là ổ B, còn ổ A là ổ chứa tập tin hệ thống của đĩa CD_ROM; không được gắn hai ổ đĩa cùng nằm trên hay cùng nằm dưới.

 Hard disk: Yêu cầu khai báo các thông số về các ổ đĩa cứng đã sử dụng trong hệ thống (Type. Clynder, Heads (logic), Sector, LandZ, PreComp và Mode), Phần này đã được các Main ATX tự động auto detect hoặc nếu không ta có thể chạy phần IDE HDD AUTO DETECTION để máy tự điền vào. Mode của đĩa cứng ngày nay BIOS thường quản lý 3 Mode: Normal, large và LBA (Logical Block Address) ba Mode này giống hoàn toàn về số Cyls và số Sector tối đa quản lý được (Cyl =1024, Sectors = 64) chúng chỉ khác nhau về Heads (Normal max=16, Large max= 64, LBA max=1024)

 Keyboard: Chỉ có hai option Installed hay Not Installed – CPU có phải kiểm tra bàn phím hay không trong quá trình khởi động máy tính.

 Halt on: Trong quá trình khởi động máy nếu CPU bất kỳ một lỗi nào đó thì nó có phải treo máy và thông báo lỗi hay không? nó sẽ thông báo lỗi hết trên màn hình khi: All error: Gặp bất kỳ lỗi nào.

All, but Diskette: Gặp bất cứ lỗi nào ngoại trừ lỗi của đĩa mềm. All, but Keyboard: Gặp bất cứ lỗi nào trừ lỗi bàn phím.

All, but Disk/key : Gặp bất cứ lỗi nào, ngoại trừ lỗi đĩa và bàn phím. No error : Sẽ không treo máy và báo lỗi cho gặp bất kỳ lỗi nào. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mục này ta thường để All error để khi phát hiện được bất kỳ lỗi nào trong quá trình khởi động, CPU sẽ không treo máy mà không báo lỗi.

 Video: Máy tính chúng ta đang sử dụng màn hình loại nào: Mono: Màn hình đen trắng

CGA 40: Màn hình CGA(Color Graphics Adapter) 40 cột. CGA 80: Màn hình CGA 80 cột

 EGA/VGA: Màn hình màu Enhanced /Video Graphics Adapter

RAM: Hiển thị thông tin tổng số RAM là bao nhiêu? bộ nhớ quy ước (Base Memory) là bao nhiêu? bộ nhớ mở rộng (Extend Memory) là bao nhiêu? Mục này CMOS tự động cập nhật đúng theo cấu hình thực tế, không thể thay đổi sai mục này được.

BIOS FEATURES SETUP(ADVANCED BIOS SETUP)

Các mục trong phần này không có tầm ảnh hưởng nhiều đến sự hoạt động của hệ thống. Nó chỉ cho phép thiết lập một số option nhằm nâng cao hơn về các thiết bị ngoại vi và một số thiết bị khác để giúp cho máy tính làm việc hiệu quả hơn. Các mục trong phần

này chỉ có hai tuỳ chọn hoặc Enable để làm có hiệu lực hoặc Disable để làm nó tắt đi. Sau đây ta đi khảo sát từng mục:

• Virus Waring: Nếu để Enable thì Cmos sẽ thiết lập một hàng rào bảo bệ xung quanh các thành phần trên hệ thống đĩa cứng (Master Boot, Boot Record, FAT, và Root Directory) không cho phép người sử dụng và những chương trình thâm nhập vào đây. Khi người sử dụng hay chương trình thâm nhập vào thì nó sẽ phát ra tiếng bip và cảnh báo”Warning ! This boot sector is to be modified. Press Y to accept or N to abort”. Lưu ý khi ta Fdisk hay hay chương trình Partition thi phải thiết lập Disable cho mục này.

• CPU Internal Cache: Đây là chức năng rất có lợi cho hoạt động của máy tính vì vậy ta nên bật Enable. Đây là bộ nhớ truy xuất tốc độ cao nằm bên trong CPU (hay Cache L1).

• External Cache: Đây cũng là bộ nhớ tốc độ cao nó nằm trên main đối loại main cũ và nó nằm trong CPU đối máy PII trở lên. Nó giúp cho máy tính làm việc hiệu quả hơn và nó thường được gọi Cache L2.

• Quick Power on Selftest: Quá trình máy tính kiểm tra tất cả các thiết bị hệ thống trong lúc khởi động được gọi là POS (Post On Selftest). Nếu chọn mục này là Enable thì quá trình kiểm tra sẽ bỏ qua số thao tác không cần thiết và như vậy thời gian khởi động sẽ nhanh hơn. Nếu quá trình POS bình thường thì máy sẽ test RAM ba lần còn nếu ta sử dụng chức năng test nhanh máy test đúng một lần.

• Boot sequence: Được sử dụng khi máy chúng ta có nhiều ổ đĩa và chúng ta thay muốn thay đổi thứ tự ưu tiên khi khởi động máy (mục này được sử dụng thường khi chúng ta cài đặt máy hoặc khi chúng ta muốn quét Virus ).

• Boot up Flopply Seek: CPU có phải kiểm tra ổ mềm khi khởi động hay không? nếu ta để Enable thì ta thấy trong quá trình khởi động đèn đĩa mềm sẽ sáng lên và ta còn nghe được tiếng kêu reset của đầu từ.

• Boot Numlock status: Nếu là On thì khi khởi động máy xong, đèn numlock trên bàn phím sẽ sáng, như vậy ta mặc nhiên có thể sử dụng được các phím số ở bên phải bàn phím.

• Swap Floppy Drive: Trong trường hợp đối với các máy 386 về trước chưa có mục này bên trong CMOS, ví dụ ta đang khai báo A:=1.2MB hay B:=1.44MB tên cho ổ đĩa là cố định mà trong khi đó nếu ta muốn khởi động thì bắt buộc ta phải khởi động từ ổ A: hay đĩa 1.2MB, nếu ta muốn khởi động từ đĩa 1.44MB thì ta bắt buộc phải tháo máy ra để lắp lại đầu dây. Như vậy đối với những máy 486 trở về sau nếu ta chọn mục này là Enable thì CMOS tự động hoán đổi hai ký tự ổ mềm cho nhau mà ta không cần tháo máy để tráo đổi dây.

• Password check(Security option): Đây là mục giúp ta tuỳ chọn việc đặt mật khẩu cho máy ở hai mức hệ thống và trang CMOS setup.

Nếu ta chọn System thì hệ thống không cho phép khởi động và truy nhập vào trang setup của hệ thống khi ta chưa nhập mật khẩu đúng.

Nếu ta chọn Setup thì hệ thống cho khởi động nhưng bạn không thể vào trang setup được nếu bạn chưa nhập mật khẩu đúng (mặc định).

Chú ý : Mục này chỉ có giá trị khi ta đặt mật khẩu cho máy ở một trong hai mục Set Supervior Password hay Set User Password.

• Memory party check: Đối với một số loại RAM SIMM để đạt được sự chính xác cao về dữ liệu. Thì cứ 8 bit dữ liệu thì có 1 bit chẵn lẻ (party) để kiểm tra sự đúng sai của

dữ liệu trong RAM. Để nhận biết thanh Ram SIMM có party hay không ta chỉ đếm số chip trên RAM, nếu số lẻ thì chúng có chứa bit party.

• Gate 20 Option: Theo cách quản lý RAM ở chế độ thực (real mode) của CPU. 20 đường địa chỉ (A0 –A19) có thể quản lý tối đa 1MB RAM, nhưng thực tế thì vùng nhớ cao của RAM hay vùng HMA 64K đầu tiên trên 1MB của vùng XMS vẫn có thể quản lý trực tiếp được ở chế độ thực. Để làm được điều này ta phải nhờ tới đường địa chỉ thứ 20 và đường địa chỉ này được bật khi ta chạy tập tin HIMEM.SYS.

• Typematic Rate: Ba mục này là ba mục liên quan đến bàn phím. Typematic Rate yêu cầu ta khai báo tốc độ gõ phím và đơn vị sẽ được tính bằng số ký tự trên 1 giây (Characters per second). Mặc định là 6 ký tự trên giây, nếu ta gõ nhanh hơn thì ta khai báo lại số lớn hơn.

• Typematic Delay: Yêu cầu ta khai báo thời gian trễ của bàn phím, đơn vị tính là mili giây, mặc nhiên CMOS là 250ms. Nếu ta khai báo thông số này càng nhỏ thì khi ta nhấn và giữ một phím bất kỳ thời gian hiện lặp lại 1 ký tự sẽ nhanh hơn.

• Typematic Rate Setting: Không thể cho phép ta được quyền thay đổi hay không 2 mục định thông số trên bàn phím ở trên.

• Video Bios Shadow: Khai báo có muốn sử dụng ROM màn hình là shadow hay không, nếu ta khai Enable thì khi khởi động máy dữ liệu trong ROM sẽ được tải lên RAM. Như vậy khi làm việc CPU cần tới thông tin này thì sẽ lên RAM lấy thay vì phải lên ROM, như vậy tốc độ truy xuất sẽ nhanh hơn rất nhiều (gấp khoảng 4 lần). • P/S2 mouse Function control: Khai báo ta có sử dụng chuột PS/2 hay không, nếu ta

muốn sử dụng cổng PS/2 ta bật chức năng này.

CHIPSET FEATURE SETUP

Các mục trong phần chipset này có ảnh hưởng trực tiếp và rất quan trọng đến tốc độ truy xuất nhanh hay chậm của hệ thống, bởi nó yêu cầu ta khai báo các thông số làm việc cho hai thiết bị cơ bản nhất trên hệ thống: BUS và RAM. Ngoài ra nó còn có tác dụng cho người sử dụng khai báo thêm tính năng mới của hệ thống hỗ trợ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Auto Configuration: Bởi vì tính quan trọng của mục này, để dự phòng các thông số trong trường hợp các thông số bị sai không thể khai báo đúng được, lúc nào CMOS cũng tự động detect cho ta một cấu hình mặc nhiên nhất với cấu hình này thì hệ thống có thể làm việc bình thường. Tuy nhiên nó chưa phải là tối ưu nhất. Để làm được điều trên ta có thể cho mục này là Enable hoặc ta có thể nhấn F7 để chọn mục Setup Default.

 Dram Timing hay SDram Timing: Khai báo cho ta biết đang sử dụng DDram hay SDram, có thời gian truy xuất là bao nhiêu (Dram =60 –70ns, SDram = 6 –10ns).

 AT Bus Clock Cyle: Mục này và mục ISA Bus Clock qui định tần số àm việc của Bus ISA. PCI ta không cần phải khai báo bởi chúng làm việc gần bằng tốc độ của main. Đối ISA tần số làm việc chỉ Khoảng 8 – 14MHz nên ta phải lấy một trong tần số chuẩn của thạch anh 14.318MHz, tần số làm việc của CPU, hoặc tần số làm việc của Bus PCI.sau để chia nhỏ xuống. Nếu ta chọn mục này là Async thì ta phải lấy tần số của thạch anh để chia nhỏ xuống gán cho Bus ISA (CLKI/3), nhưng nếu ta cho Sync thì ta lấy tần số của CPU hay Bus PCI để chia (mặc định PCICLK/3).

Lưu ý: Nếu có các mục khai báo: Sram Read Timming, Sram Write Timming, Dram Read Timming, Sram Write Timming thì nên để cho CMOS auto tốt hơn.

 Wait State: Khi thực hiện lệnh giao tiếp với thiết bị ngoại vi, CPU phải qua một chu kỳ bus, tức hai chu kỳ đồng hồ. Chu kỳ 1 gởi địa chỉ, chu 2 lấy nội dung từ ô địa chỉ mang về CPU. Nếu lấy được dữ liệu thì tín hiệu sẵn sàng sẽ báo về CPU, nếu tín hiệu

này báo về CPU vẫn còn trong khoảng thời gian của chu kỳ 2 thì trạng thái chờ bằng 0, ngược lại thì bằng 1. Thông số này ta thường để cho CMOS auto hoặc có khai báo thì không được khai báo lớn hơn mặc định hệ thống làm việc không ổn định, tập tin Himem.sys chạy không bình thường có thể bị báo lỗi, có thể chạy chậm và treo máy.

 Hidden Refresh: Nếu chọn Enable thì CPU không mất thời gian chờ trong quá trình làm tươi Dram, ngày nay việc làm tươi do DMA đảm nhiệm.

 Onboard FDC Controller: Cho phép ta có hay không sử dụng ổ đĩa mềm trên main. Trường hợp này có tác dụng khi ổ đĩa mềm bị hư thì ta để Disable để tránh thông báo lỗi và ta sẽ sử dụng chức năng khác ( ta gắn thêm card I/O, cổng USB cho ổ pock disk)

 Parallel Mode: Khai báo chuẩn sử dụng cho các cổng song song trên máy (Normal, hay SPP, ECP, EPP,..) các main mới ngày nay nó có thể đã được khai báo trong mục Intergrated Peripheral

 Onchip USB: Ta có muốn sử dụng cổng USB mà trên chip hỗ trợ hay không (Enable hay Disable).

 Onchip Modem: Ta có muốn sử dụng chức năng tích hợp Modem trên chip hay không?

 Onchip Sound: Ta có muốn sử dụng chức năng xử lý âm thanh tích hợp nagy trên chip (Sound Onboard) hay không?

 USB keyboard support: Chúng ta có muốn sử dụng bàn phím cắm cổng USB mà chip hỗ trợ hay không?

 USB Mouse support: Chúng ta có muốn sử dụng chuột phím cắm cổng USB mà chip (main) hỗ trợ hay không?

POWER MAGAMENT SETUP

Đây là vấn đề liên quan đến tiết kiệm điện và pin cho máy tính xách tay. Khai báo trong mục này chủ yếu ta qui định thời gian nghỉ của thiết bị ( Sleep Time) để tránh tình trạng lãng phí năng lượng.

• Power Magament: Cho phép ta chọn các phương pháp để tối ưu việc tiết kiệm năng lượng. Nếu chọn Max Saving thì hệ thống sẽ tiết kiệm tối ưu nhất, nếu Min Saving thì ở mức độ ít hơn, nếu chọn User define thì thời gian nghỉ của thiết bị được chúng ta thiết lập bằng tay và nếu để Disable tức ta không sử dụng chức năng này.

• Video off Method: Khi bắt đầu Power Magament việc đầu tiên nó sẽ tắt màn hình, các cách tắt màn hình: Standby, Blank Screen, V/H Sync + Blank hay DPMS (Display Power Magament Signaling..,)

• CRT Standby: Khai báo thời gian nghỉ của màn hình.

• HDD Power Down: Thiết lập chế độ dừng của đĩa cứng khi không truy nhập. • HDD Sleep Timer: Thiết lập thời gian để đĩa cứng dừng quay sau khi không còn tác

vụ truy xuất.

• Wake up Events: Tín hiệu IRQ1,IRQ2, IRQ3,…,IRQ12 sẽ làm cho hệ thống thức tỉnh lại khi đang ở chế độ Power management.

• Ngoài ra đối main laọi mới phần này còn giúp người sử dụng thiết lập tính năng báo thức hay tự khởi động máy tính khi có tín hiệu: như tín hiệu điện thoại,…

Một phần của tài liệu bài giảng cấu trúc lắp ráp và bảo trì máy tính (Trang 35 - 40)