Một số lỗi thường gặp

Một phần của tài liệu bài giảng cấu trúc lắp ráp và bảo trì máy tính (Trang 65 - 68)

1. Khi màn hình của bạn bị đổi sang một màu nào đó: đỏ hay xanh thì điều đó có nghĩa là mà hình của bạn bị làm sao? Cách khắc phục?

Màn hình đổi màu điều này có nghĩa là ba đường tín hiệu màu (đỏ, xanh dương, xanh lá) từ Card điều khiển màn hình truyền qua màn hình đã bị tắt, 1 trong 2 đường nền màu của đường còn lại sẽ mạnh nên và bạn sẽ không nhận được màu trắng trên màn hình nữa.

Khắc phục: Kiểm tra cáp tín hiệu, kiểm tra các chân tiếp xúc có bị gãy, nghiêng hay bị thụt sâu vào trong. Nắn lại dây cho thẳng lại nếu không được thi có thể thay thế dây.

2. Dấu hiệu để phát hiện ra ổ đĩa cứng hỏng?

 CMOS lúc nhận lúc không.

 Khởi động có tiếng kêu khác thường.

 Hay treo máy đang lúc truy xuất đĩa.

 Ổ quá nhiều sector lỗi.

3. Các nguyên nhân làm đĩa cứng bị nhanh hỏng?

 Ổ format quá nhiều lần.

 Do tháo lắp nhiều lần

4. Kiểm tra bộ nguồn ATX có còn hoạt động hay không ta làm thế nào?

Để kiểm tra nhanh bộ nguồn có hoạt động hay không, bạn có thể kích nối tắt nguồn tín hiệu 14 và 15 chập rồi thả liền hay chắc chắn hơn ta cắm đầu nối nguồn vào mainboard rồi kích nối tắt hai chấu jump Power SW.

5. Máy không điều khiển được ổ cứng do thời gian khởi động quá nhanh

Có 1 số máy mỗi khi mở máy đều báo không có ổ cứng, phải khởi động lại bằng cách bấm Ctrl+Alt+Delete thì ổ cứng mới được nhận dạng. Lỗi nầy có thể do máy tính khởi động quá nhanh nên Bios đã truy xuất ổ cứng trước khi nó hoạt động.

Bạn hãy thử khắc phục lỗi nầy như sau: Vào Bios xác lập các mục Quick Power on Selft- Test là Disable; Fast Boot Option là Disable; Above 1 Mb là Enable; Hard Disk Initialization time-out là 30 sec. Mục đích các xác lập là để kéo dài thời gian khởi động, kịp cho ổ cứng làm việc trước khi Bios dò tìm đến nó.

6. Hệ điều hành không nhận ổ CD-Rom

Hệ điều hành không nhận được ổ CD-Rom có thể là do máy bi nhiễm virus trong master boot record, bạn boot máy lại bằng CD boot hoặc bằng đĩa mềm có lệnh Fdisk.

 Tại dấu nhắc DOS bạn gõ dòng lệnh: Fdisk /mbr nhấn Enter để thực thi lệnh.

 Khởi động lại máy tính bạn sẽ thấy lại ổ đĩa CD.

IV. Một số thao tác để làm quen với DISKEDIT.EXE

Diskedit là một trong những chương trình hay nhất của NU mà cho đến ngày nay vẫn chưa có chương trình nào có thể thay thế được nó, Diskedit cho phép ta có thể thực hiện các thao tác trên đĩa, truy xuất đến tất cả các thành phần hệ thống một cách dễ dàng và có thể truy xuất đến ngay cả các thành phần mà DOS không thể quản lý được. Diskedit sẽ là một trong những công cụ đặc lực nhất trong suốt quá trình sửa chữa đĩa mền hay đĩa cứng. Sau đây ta có thể khảo sát một số các lệnh tiêu biểu của phần mền này và công dụng của nó:

Object

• Drive (Alt-D): Dùng để đổi ổ đĩa hiện hành.

• Directory (Alt-R): Cho phép di chuyển nhanh đến một thư mục. • File (Alt-F): Cho phép ta di chuyển nhanh tới đến một file

• Cluster(Alt-C): Cho phép di chuyển nhanh đến một cluster trên đĩa và nhờ chức năng này ta có thể nhảy đến bất kỳ một cluster nào.

• Sector(Alt-S): Cho phép di chuyển nhanh đến một sector. Thường ta dùng chức năng này để vị trí logic về dung lượng của BR, Fat1, Fat2, Root Directory đến đĩa. • Physical Sector(Alt-P): cho phép di chuyển tới nhanh một sector vật lý theo một

địa chỉ Cylinder, head, sector trên đĩa. Có thể dùng mục này để lấy thông tin vật lý trên đĩa trong lúc điền lại Partition và BR.

• Partition table, Boot Sector, Fat1, Fat2: Cho phép di chuyển tới các thành phần này.

• Clipboard: vùng nhớ đệm.

• Memory dump: cho phép nhảy tới một địa chỉ hexa và Offset trong Diskedit Edit (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

• Mark(Ctrl- B): Cho phép đánh dấu khối

• Paste Over: Sau khi đã copy vào khối trong Clipboard ta có thể dán ra bất kỳ đối tượng nào đó.

Link

• Mục đích của phép link là cho phép liên kết nhanh giữa các đối tượng với nhau, trong một số trường hợp mặc nhiên thì ta có thể dùng chức năng Quick link trong Tool – Configuration.

• Ví dụ của lệnh link này là ta đang đứng file command.com trên thư mục gốc, nếu chọn link – Cluster chain( Fat) thì lập tức ta đứng ngay ở địa chỉ cluster đang chứa file đó trong Fat. Nếu chọn link –File thì lập tức sẽ nhảy tới phần dữ liệu. Nếu chọn link-Directory thì trở về thư mục gốc.

• Ngoài ra Diskedit còn có chức năng: View – Split Windows(Shift-F5, F6, F7, F8) thao tác của sổ.

• Tool – Write Object to: cho phép ta có thể chép một đôid tượng ra thành file để lưu trên đĩa.

Một phần của tài liệu bài giảng cấu trúc lắp ráp và bảo trì máy tính (Trang 65 - 68)