Hình thức tiền lương áp dụng tại Doanh nghiệp

Một phần của tài liệu tổ chức công tác kế toán tiền lương tại dntn.xí nghiệp cơ khí long quân (Trang 37)

4. THỦ TỤC VÀ CHỨNG TỪ SỬ DỤNG

2.7.Hình thức tiền lương áp dụng tại Doanh nghiệp

Hiện tại doanh nghiệp áp dụng hai hình thức trả lương là: - Tiền lương sản phẩm với lao động trực tiếp.

- Tiền lương thời gian với lao động gián tiếp: nhân viên khối văn phòng…

* Đối với bộ phận gián tiếp: Lương thời gian được xác định dựa trên

lương cơ bản và thời gian thực tế làm việc của người lao động.

Lương cơ bản tại xí nghiệp chính là mức tiền lương, tiền công ghi trên Hợp đồng lao động.

Như vậy tiền lương thực tế trong một tháng là:

Tiền lương tháng =

TLCB

× NCtt

NCCĐ

Trong đó:

+ TLCB: Tiền lương cơ bản + NCCĐ: Ngày công chế độ + NCtt: Ngày công trực tiếp

Tuỳ thuộc vào chức danh của mỗi người trong công ty mà còn quy định thêm phụ cấp trách nhiệm cụ thể:

Kế toán trưởng: 150.000 đ/ tháng

Các khoản phụ cấp khác như: phụ cấp ăn trưa được quy định cụ thể trong điều lệ của công ty mỗi năm một lần.

Như vậy tiền lương của cán bộ công nhân viên trong công ty được tính theo công thức: TLTháng = Phụ cấp + TLCB × NCTT NCCĐ Trong đó: TLTháng: tiền lương tháng TLCB: tiền lương cơ bản NCCĐ: ngày công chế độ NCTT: ngày công thực tế

Ngày làm việc thực tế của các đối tượng nhận lương được theo dõi qua bảng chấm công (trang sau)

Đối với người lao động làm việc thêm giờ (làm thêm chủ nhật) sẽ nhận được tiền thêm giờ, tính như sau:

TLThêm giờ = TLCB × 1,5

× số ngày công làm thêm

NCCĐ

Như vậy, tổng lương tháng của người lao động tại Xí nghiệp sẽ bao gồm tiền lương tháng, các khoản phụ cấp và tiền làm thêm giờ (nếu có).

VD: Lương tháng của bác Nguyễn Quyền, trưởng phòng kỹ thuật với 30 ngày công (26 ngày côngvà 04 Chủ Nhật) và mức lương cơ bản là 1.500.000 đồng, phụ cấp trách nhiệm 150.000 đồng, ăn trưa 368.000/tháng đồng được tính như sau:

Tiền thêm giờ = 4× 1.500.000 × 1,5

= 346.154 đồng 26

TLTháng = 150.000 + 26 × 1.500.000

+346.154 =2.364.154 đồng 26

(Được thể hiện bảng lương văn phòng tháng 9 năm 2008- Được minh hoạ ở trang 55).

* Tiền lương phép:

Theo quy định của Xí nghiệp, một năm người lao động được hưởng 12 ngày nghỉ phép (không kể lễ, tết). Trong thời gian nghỉ phép, người lao động được hưởng 100% lương theo hợp đồng.

* Tiền thưởng: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đối với người lao động thuộc bộ phận gián tiếp, doanh nghiệp có các chế độ thưởng như sau: Thưởng sáng kiến ứng dụng công nghệ mới, thưởng định kỳ vào các dịp lễ tết.

Đối với công nhân trực tiếp sản xuất:

Doanh nghiệp chế tạo sản phẩm dựa trên đơn đặt hàng của khách. Mỗi sản phẩm có các thông số kỹ thuật và công nghệ chế tạo khác nhau nên khối lượng và thời gian hoàn thành sản phẩm rất đa dạng. Bên cạnh đó, các khâu chế tạo sản phẩm yêu cầu phải trải qua các công đoạn của các tổ sản xuất, trình độ tay nghề và mức độ lao động khác nhau. Vì vậy, để tính lương một cách công bằng và chính xác, nhằm tạo tâm lý ổn định cho công nhân, DNTN. Xí nghiệp cơ khí Long Quân đã sử dụng phương pháp tính lương hợp lý và độc đáo. Hình thức lương của DN là sáng tạo của hình thức khoán công việc.

Tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất phụ thuộc vào khối lượng của công việc hoàn thành từng tổ, nhóm. Hàng tháng, DN tiến hành kí kết bản hợp đồng nội bộ giữa Ban giám đốc, người phụ trách kỹ thuật với tổ trưởng của mỗi tổ sản xuất. Trong bản hợp đồng ghi rõ:

- Mức lương khoán được kế toán tiền lương tính trên cơ sở bản định mức đã thông qua toàn DN.

- Thời gian hoàn thành sản phẩm.

- Các mức thưởng, phạt khi hoàn thành trước hoặc sau thời hạn được giao.

Sau khi sản phẩm hoàn thành, đơn vị tiến hành nghiệm thu. Cuối tháng, đơn vị xác định giá trị thực hiện và mức tiền lương tương ứng (trường hợp công việc phải làm trong nhiều tháng thì hàng tháng công ty tạm ứng lương theo khối lượng công việc đã làm trong tháng).

Các chứng từ phục vụ việc thanh toán lương hàng tháng thường có: Bảng chấm công, hợp đồng khoán nội bộ, bảng lương xưởng, phiếu lương… Bảng chấm công tính lương của tổ phải có sự xác nhận của tổ trưởng, của quản đốc phân xưởng, phòng tài vụ kiểm tra, giám đốc duyệt trước khi cấp phát lương.

Cách tính lương của các tổ trong phân xưởng

Tổng lương tháng của một tổ bao gồm: Lương khoán theo sản phẩm, công tác phí, làm thêm chủ nhật, phụ cấp trách nhiệm và tiền phụ cấp độc hại. Trong đó lương chủ yếu là lương khoán. Các khoản khấu trừ vào lương bao gồm: BHXH, BHYT và các khoản phải trừ khác (tạm ứng lương, tiền nhà, tiền điện…)

Tổng lương thực lĩnh = Tổng lương khoán + Công tác phí + Phụ cấp – các khoản giảm trừ.

Ví dụ: Căn cứ vào bảng lương xưởng tháng 9 năm 2008, tổ thuỷ lực được hưởng như sau:

Tổng lương khoán:13.665.000 đồng Công tác phí: 380.000 đồng

Phụ cấp trách nhiệm: 300.000 đồng Phụ cấp độc hại: 500.000 đồng Tiền thêm giờ: 58.901 đồng

Ăn trưa: 1.368.000 đồng

Làm thêm chủ nhật: 450.000 đồng

Các khoản giảm trừ vào lương: BHXH + BHYT: 387.000 đồng

Số tiền lĩnh kỳ II của tổ

13.665.000 + 380.000 + 300.000 + 500.000 + 58.901 + 1.368.000 - 387.000 = 16.334.901 đồng.

Cách tính lương khoán như sau:

Hàng tháng, khi nhận được đơn đặt hàng chế tạo sản phẩm. Căn cứ vào các thông số kỹ thuật và bản vẽ từ phòng kỹ thuật đưa sang, căn cứ vào bảng định mức đã lập, kế toán phân loại theo từng tổ, tính toán và đưa ra con số về khoản tiền công khoán. Sau khi được duyệt, xí nghiệp và tổ trưởng các tổ sản xuất tiến hành ký bản hợp đồng khoán nội bộ.

Cuối tháng, để tính lương cho công nhân, kế toán căn cứ vào các tài liệu sau: - Biên bản nghiệm thu sản phẩm đã hoàn thành do phòng kỹ thuật lập. Khi đó toàn bộ tiền khoán chưa được thanh toán sẽ được tính vào tổng lương khoán trong tháng.

- Báo cáo tiến độ công việc (trường hợp công việc kéo dài trên 1 tháng) trong đó nêu rõ mức độ hoàn thành tính theo tỉ lệ phần trăm, có xác nhận của kỹ thuật. Trường hợp này, căn cứ vào tỉ lệ phần trăm hoàn thành công việc, tạm ứng lương cho công nhân theo giá trị tương ứng.

- Hợp đồng khoán nội bộ đã lập chưa được thanh toán.

Căn cứ vào những tài liệu trên, kế toán tính tổng lương khoán đạt được trong tháng cho mỗi tổ để thực hiện chia lương.

Phương pháp chia lương:

Trong tổ, mỗi người sẽ hưởng một hệ số lương khác nhau tuỳ theo trình độ tay nghề. Hệ số đó được thể hiện theo ngày công:

Số ngày công

hưởng theo hệ số = (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hệ số cơ bản

theo bậc thợ × Tổng số ngày

công trong tháng

Trong đó, hệ số cơ bản theo bậc thợ được hưởng cố định trong 06 tháng kể từ khi thi tay nghề theo quy định của Xí nghiệp.

Khi đó:

Lương trung bình theo hệ số = Tổng lương khoán cả tổTổng số ngày công trong tháng theo hệ số cả tổ

Lương khoán của từng công nhân sẽ là:

Lương khoánCN = Lương trung

bình theo hệ số × Số ngày công tháng

hưởng theo hệ số

Ví dụ :

Tổ thuỷ lực trong tháng 9 năm 2008, tổng lương khoán là 13.665.000 đồng. Tổng ngày công hưởng theo hệ số là 245,7

Khi đó lương trung bình cho 1 ngày công theo hệ số là 13.665.000

= 52.356 đồng/ ngày 261

Công nhân Trần Văn Thức, bậc thợ : 5/7 , ngày công thực tế : 22, có lương khoán trong tháng là 52.356 × 22 × 2,5 = 2.879.598 đồng.

Các công nhân khác cũng tính tương tự.

( Các bảng biểu minh hoạ kèm theo ở trang sau)

- Phụ cấp thêm giờ: Theo quy định của Xí nghiệp, mỗi công nhân làm thêm ngày chủ nhật sẽ được trả 90.000đ/ngày

- Công tác phí: Khi có lệnh điều động công tác, người được điều động sẽ được Xí nghiệp thanh toán theo định mức đã duyệt.

- Phụ cấp trách nhiệm: Hiện tại, mỗi tổ sản xuất có một tổ trưởng hoặc thêm một tổ phó vừa là công nhân sản xuất chính vừa đảm nhiệm vai trò quản lý công nhân trong tổ mình. Phụ cấp trách nhiệm của tổ trưởng là: 250.000đ/tháng. Phụ cấp tổ phó là: 50.000đ/tháng

- Phụ cấp độc hại: Để bảo vệ quyền lợi của người lao động trong điều kiện độc hại của xưởng cơ khí, mỗi công nhân sản xuất được hưởng 100.000đ/ tháng.

- Phụ cấp ăn trưa:

+ Hiện nay tiền ăn ca của công ty được áp dụng đối với những công nhân viên làm đủ 5 giờ trở lên được hưởng 12.000 đ/ngày và tính như sau:

Tiền ăn ca = Số ngày công thực tế × 12.000đ

VD: Công nhân Nguyễn Văn Chấp ở tổ kết cấu với ngày công 25.5 mức

lương 12.000đ/ngày.

Phụ cấp tiền ăn trưa = 25.5 × 12.000 = 306.000đ

Tương tự như trên đối với các công nhân khác tại công ty.

* Tiền thưởng:

Nhằm kích thích tinh thần làm việc giữa các bộ phận và tăng tính trách nhiệm của từng cá nhân người lao động trong Doanh nghiệp, Công ty thường có những mức khen thưởng: thưởng hoàn thành sản phẩm trước thời hạn, thưởng lao động giỏi khi kết thúc 1 năm, thưởng nhân dịp lễ, tết v..v... (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu tổ chức công tác kế toán tiền lương tại dntn.xí nghiệp cơ khí long quân (Trang 37)