Tiến trình bài dạy

Một phần của tài liệu tổ chức dạy học bài thơ vội vàng của xuân diệu theo đặc điểm của thơ tự do (Trang 32)

Bước1: Ổn định tổ chức và kiểm tra bài cũ: + Kiểm tra sĩ số lớp, kiểm tra vở soạn của HS + Kiểm tra bài cũ:

GV nêu câu hỏi: Phân biệt ý thơ và tứ thơ, từ đó rút ra bài học về cách đọc thơ?

Đáp án: Ý thơ là những ý nghĩa được cảm nhận qua sự khơi gợi liên tưởng, suy ngẫm từ giọng điệu, hình ảnh, biểu tượng và các tứ thơ. Tứ thơ là một hình thức đặc biệt của ý thơ, nó có thể là một hình tượng, là các quan hệ đối thoại, tương phản , song hành, …của các nhân vật và hình ảnh, …nhưng dù là gì thì cũng sẽ gợi ra một hướng liên tưởng và cảm nhận. Như vậy, để đọc hiểu một bài thơ thì trước hết phải xác định được tứ thơ, qua các tứ thơ định hướng liên tưởng, suy ngẫm, cảm nhận các ý nghĩa hàm chứa trong các hình tượng, các quan hệ…

Bước2: Giới thiệu bài mới:

Xuân Diệu là một hồn thơ tinh tế và nhạy cảm với một khả năng sống toàn tâm, toàn trí, toàn hồn, sống bằng mọi thức nhọn của giác quan, và Xuân Diệu cũng đồng thời là một hồn thơ mạnh mẽ, trẻ trung, thiết tha rạo rực, yêu đời yêu sống đến ham hố si mê với một triết lý nhân sinh mới mẻ chưa từng thấy trên đất này. Nói như Hoài Thanh trong “Thi nhân Việt Nam”, “Xuân Diệu mới nhất trong các nhà Thơ mới”.

Bước4: Lên lớp

Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt Hoạt động1: HD HS tìm hiểu phần

“Tiểu dẫn”:

-HS đọc tiểu dẫn, và tóm tắt những nét chính về cuộc đời và thơ văn Xuân Diệu.

-GV tổng hợp lại:

GV: Em hãy kể ra những sáng tác của Xuân Diệu?

I. Tiểu dẫn:

-Xuân Diệu(1916-1985),tên khai sinh là

Ngô Xuân Diệu

-Xuân Diệu có đức tính cần cù của cha, chịu ảnh hưởng từ ngọn gió nồm nồng nàn, tươi mát từ quê mẹ, làm cho thơ Xuân Diệu mang hơi thở mãnh liệt, sôi nổi.

-Là người luôn khát khao giao cảm với đời.

-Sự nghiệp phong phú trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là thơ ca. thơ Xuân Diệu trước Cách mạng mang nguồn cảm xúc dạt dào, trẻ trung, sôi nổi với quan niệm nhân sinh mới mẻ được thể hiện qua những cách tân nghệ thuật đầy sáng tạo. Sau Cách mạng, thơ Xuân Diệu tăng cường chất hiện thực

- Các tác phẩm của Xuân Diệu: các tập thơ: Thơ thơ (1938), Gửi hương cho gió 91945), Riêng chung (1960), Mũi Cà Mau-cầm tay (1962), Hai đợt sóng

(1967), Tôi giàu đôi mắt (1970),Thanh ca (1982); các tập văn xuôi: Phấn thông vàng (1939), Trường ca (1945); các tập tiểu luận phê bình, nghiên cứu văn học: Những bước đường tư tưởng của tôi (1958), Các nhà thơ cổ điển Việt Nam (1981,1982) (2tập),Công việc làm thơ (1984)

-“Vội vàng” in trong tập Thơ thơ –tác phẩm thi ca đầu tay của Xuân Diệu.

-GV:Em hãy nêu xuất xứ của bài thơ “Vội vàng”?

-HS trả lời

Hoạt động2: HD Hs đọc - cảm tác

phẩm

- GV: Gọi Hs lên đọc văn bản bài thơ theo đúng nhịp điệu và sắc thái cảm xúc của bài thơ.

- 2Hs đọc, GV nhận xét cách đọc Hoạt động2: GV HD Hs tìm hiểu bố cục bài thơ

- GV:theo mạch cảm xúc thì bài thơ có thể chia làm mấy phần?

- Hs trả lời GV đưa đáp án.

Hoạt động 3: Tổ chức cho Hs tìm hiểu

4 câu đầu:

- GV: So với cả bài thơ, bốn câu thơ đầu có gì đặc biệt, về thể thơ, ý thơ, giọng điệu?

- GV có thể gợi mở thêm bằng các câu hỏi:

 Thể thơ năm chữ tạo nên âm

Một phần của tài liệu tổ chức dạy học bài thơ vội vàng của xuân diệu theo đặc điểm của thơ tự do (Trang 32)

w