Những yêu cầu và định hướng dạy-học bài thơ “Vội vàng” theo đặc điểm của thơ tự do

Một phần của tài liệu tổ chức dạy học bài thơ vội vàng của xuân diệu theo đặc điểm của thơ tự do (Trang 25)

THEO ĐẶC ĐIỂM CỦA THƠ TỰ DO

I. Những yêu cầu và định hướng dạy-học bài thơ “Vội vàng” theo đặcđiểm của thơ tự do điểm của thơ tự do

Trong cuốn “Hiểu văn dạy văn” (NXB Giáo dục,2000), GS.TS Nguyễn Thanh Hùng viết: “thơ hay không truyền đạt tức thời, trực tiếp cảm xúc của tác giả mà là sự lan truyền từng chút qua cảm nhận sáng tạo độc đáo được diễn đạt, qua từng tiếng nói mới của thơ”.

Như vậy, để thấy cái hay của bài thơ, chúng ta phải hiểu được những sáng tạo độc đáo của tác giả. Nhưng không phải ai cũng nhận thấy những nét độc đáo đó trong tác phẩm. Để giúp HS cảm nhận được cái hay của tác phẩm, người GV phải chỉ ra cho HS những sáng tạo độc đáo của tác giả.

Vậy, để giúp HS cảm nhận được hết những cái hay trong bài thơ “Vội vàng”, người GV cũng cần giúp HS tìm ra những sáng tạo nghệ thuật độc đáo của tác giả Xuân Diệu. Muốn vậy, cả GV và HS phải tuân theo một số yêu cầu về mặt phương pháp.

Khi dạy bài thơ “Vội vàng”, GV cần giới thiệu cho HS: “Vội vàng” là một bài thơ trữ tình làm theo thể thơ tự do. Khi dạy thơ tự do, người thầy cần xuất phát từ đặc trưng thi pháp của thể loại, từ đặc điểm tiếp nhận của HS để có những phương hướng cụ thể định hướng phát huy tính tích cực của HS, chủ động, sáng tạo của HS. Đồng thời, GV cũng cần cung cấp cho HS những hiểu biết về đặc trưng thi pháp về thơ tự do. Những đơn vị kiến thức này sẽ giúp các em hiểu kết cấu của bài thơ, ngôn ngữ, nhịp điệu, hình tượng thơ, từ đó các em hình thành các năng lực, kĩ năng cần thiết để tiếp nhận tác phẩm.

GV vừa định hướng, vừa gợi mở hoặc cung cấp những kiến thức, vừa dẫn dắt HS từng bước chiếm lĩnh những giá trị tác phẩm qua những cách hiểu khác nhau. Bên cạnh đó, GV tổ chức cho HS tranh luận để thống nhất cách hiểu, cách phân tích hợp lý dựa trên sự vận động của hình tượng thơ, theo dòng cảm xúc của tác giả.

GV cần thiết kế theo hướng mở, bằng những câu hỏi sáng tạo sẽ có tác dụng khơi rộng dòng suy nghĩ, kích thích khả năng linh hoạt của GV cũng như khả năng chủ động sáng tạo trong nhận thức của HS.

Trên cơ sở những hiểu biết của mình, và theo những gì GV cung cấp, HS cần khám phá ra kết cấu của bài thơ. Khi đã khám phá ra kết cấu đó, HS có thể phân tích được kết cấu nội tại của bài thơ.

Để thực hiện ý đồ của mình trong sáng tác, nhà thơ bao giờ cũng sử dụng hàng loạt những biện pháp và thủ pháp nghệ thuật. Nhưng một chi tiết nghệ thuật, một kết cấu tác phẩm, một ngôn từ hay hình tượng, tất cả đều nằm trong mạch cảm xúc của nhà thơ. Vì vậy, khi phân tích một bài thơ tự do nói chung hay bài thơ “Vội vàng” của Xuân Diệu nói riêng, chúng ta cần bám sát cảm xúc của nhà thơ. Từ đó, tìm ra kết cấu nội tại của bài thơ và phân tích. Phân tích kết cấu nội tại, đó là phân tích: cảm quan nghệ thuật của nhà thơ, cái tôi trữ tình, phong cách nghệ thuật, và cá tính sáng tạo của nhà thơ.

Trước hết, GV giúp HS tìm hiểu những nét chung nhất về tác giả Xuân Diệu để thấy được phong cách sáng tác của ông, những yếu tố về gia đình, quê hương có ảnh hưởng đến thơ ông như thế nào?

HS đọc phần tiểu dẫn và nêu những nét chính về Xuân Diệu, về sự nghiệp sáng tác của ông, và về xuất xứ bài thơ “Vội vàng”. GV bổ sung và lý giải thêm cho HS về sự ảnh hưởng của quê hương, gia đình đến thơ ca của ông:

-Xuân Diệu là con của một nhà nho. Ông thừa hưởng từ cha mình đức tính cần cù, chịu khó

- Xuân Diệu lớn lên ở quê mẹ, ở Gò Bồi, xã Tùng Giản, huyện Tuy Phước, Bình Định, là nơi có “gió nồm thổi lên tươi mát”, ngọn gió biển nồng nàn tươi mát đem đến cho thơ Xuân Diệu hơi thở mãnh liệt và sôi nổi.

-“Vội vàng” sáng tác khi nhà thi sĩ ấy là một chàng trai hiền hậu, và say me, tóc như vướng trên đài trán ngây thơ, mắt như bao luyến mọi người và miệng cười mở rộng như một tấm lòng sẵn lòng nhân ái. Chàng đi trên đường thơ, , hái tặng những bông hoa gặp dưới bước chân, những hương sắc nảy ra bởi ánh sáng của lòng chàng. Thơ thơ là cụm đầu mùa chàng tặng cho nhân gian. Và từ đây chúng ta đã có Xuân Diệu”( Thế Lữ).

GV giúp HS tìm hiểu bố cục bài thơ theo mạch cảm xúc

-GV: Theo mạch cảm xúc, em có thể chia bài thơ thành máy phần?

Trong câu hỏi này, HS có thể đưa ra những ý kiến khác nhau. GV có thể giúp HS tranh luận để dẫn đến thống nhất một cách phân chia hợp lý nhất.

GV: Theo mạch cảm xúc, và thông qua sự thay đổi trong giọng điệu khi đọc bài thơ này, người ta có thể chia bài thơ thành 4 phần:

+4câu đầu: Sự xuất hiện và khẳng định độc đáo của cái tôi Xuân Diệu +9câu thơ tiếp: Sự cảm nhận một thiên đường có thật, có ngay trong cuộc sống trần gian.

+16câu thơ tiếp: Những cảm nhận về sự hữu hạn của đời người, tâm trạng tiếc nuối cả đất trời.

+10câu thơ cuối: Thái độ yêu sống đến si mê, cuồng nhiệt, một triết lý nhân sinh mới mẻ, trẻ trung chưa từng thấy.

-Em đã phân đoạn bài thơ theo cảm xúc của tác giả, vậy em thấy cảm xúc của tác giả thay đổi như thế nào trong từng đoạn thơ trên?

→ Từ mong muốn níu giữ, đến hả hê vui sướng, đến băn khoăn, tranh luận, lo âu, đến thảng thốt, tiếc nuối, lo âu, và cuối cùng là ngọn lửa bùng cháy mãnh liệt, sôi nổi.

Sau khi học sinh đã tìm được kết cấu nội tại của bài thơ, GV giúp HS chiếm lĩnh bài thơ bằng cách phân tích kết cấu nội tại đó. Để phân tích kết cấu

nội tại của bài thơ, trước hết GV giúp HS phân tích cảm quan nghệ thuật của nhà thơ. Cảm quan nghệ thuật là sự cảm nhận của nhà thơ về cuộc sống, con người, thời đại, không gian, thời gian…

→Cảm quan nghệ thuật của Xuân Diệu trong bài thơ này là cảm quan về thời gian, mùa xuân, tuổi trẻ. Đó là thời gian một đi không trở lại: “Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua/ Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già”. Thời gian trong cảm quan của Xuân Diệu là thời gian được đo bằng tuổi trẻ: “Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất/ Không cho dài thời trẻ của nhân gian”. Đây chính là nét độc đáo của thơ Xuân Diệu so với thơ ca cổ.

- Cách diễn đạt những câu thơ này có gì độc đáo không? Đây là kiểu câu thơ định nghĩa, mà theo Đặng Anh Đào thì đây là những câu thơ mà Xuân Diệu học từ thơ ca phương Tây. Câu thơ làm cho ta thấy sự lý giải của nhà thơ về sự trôi chảy của thời gian. Và trong cách lý giải đó ta còn thấy có sự băn khoăn, nuối tiếc tuổi trẻ của tác giả.

Như vậy, cảm quan của Xuân Diệu là cảm quan về thời gian, mùa xuân, và tuổi trẻ. Vậy cái “tôi” Xuân Diệu thể hiện như thế nào trước sự trôi chảy của thời gian, tuổi trẻ?

→Cái “tôi” Xuân Diệu xuất hiện ngay từ đầu bài thơ. Đó là cái “tôi” táo bạo, không một chút rụt rè, giấu giếm. cái tôi dó thể hiện một thứ ước muốn kì lạ chưa từnh có trong thơ ca cổ: muốn “tắt nắng”, “buộc gió”. Cái ước muốn đó thể hiện một cái tôi ham sống đến si mê. Với sự xuất hiện của cái tôi này, con người không còn nhỏ bé, rợn ngợp trước thiên nhiên nữa, mà dám khẳng định mình, giành giật với tạo hóa. Ước muốn ngông cuồng của nhà thơ được biểu hiện bằng điệp ngữ “tôi muốn”, càng thể hiện ước muốn mãnh liệt, chắc chắn. Sau cái tôi đó, ta thấy một cái tôi băn khoăn, nuối tiếc trước dòng chảy của thời gian. Cái tôi đang hả hê với sự giàu có của thiên nhiên thì chợt nhận ra sự trôi chảy của thời gian, thời gian phũ phàng có thể làm cho “xuân” “già” đi, thời gian sẽ lấy đi tất cả sức trẻ của tuổi thanh xuân, mà khi tuổi trẻ hết đồng nghĩa với cái chết. Đây là một quan niệm hết sức mới mẻ. Theo quan

niệm cổ thì thời gian là tuần hoần, con người sống chậm chạp theo dòng chảy của thời gian.

Trước sự trôi chảy của thời gian, cái tôi lại có cách sống chạy đua với thời gian, sống gấp gáp, tranh thủ từng phút giây của tuổi trẻ, sống như vậy là sống nhiều, sống có ích cho đời.

Cách sống gấp gáp của Xuân Diệu được thể hiện qua đoạn thơ cuối: “Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm

Ta muốn ôm

Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn,

………..”

Điệu sống gấp của Xuân Diệu dược biểu hiện qua hệ thống động từ mạnh: ôm, riết, say, thâu, hôn, cắn…; và việc điệp lại từ “ta muốn” tới 5 lần làm cho giọng thơ sôi nổi, hào hứng, đúng với cái nhịp hưởng thụ gấp gáp của Xuân Diệu khi biết rằng tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại.

GV giúp HS phân tích kĩ các động từ, các từ chỉ cảm giác mạnh, điệp ngữ trong đoạn thơ để làm nổi lên nhịp sống của cái tôi Xuân Diệu trước sự chảy trôi của thời gian.

Như vậy, cái tôi Xuân Diệu khác xa với cái tôi trong thơ cổ. Đó là một cái tôi khổng lồ, sánh ngang tầm vũ trụ chứ không rụt rè, nhỏ bé như cái tôi thơ cổ. cái tôi Xuân Diệu sau đó còn chuyển thành cái ta, cái ta biểu hiện một cái tôi độc lập , to lớn, và ngông cuồng hơn.

Nhịp điệu trong thơ tự do cũng không đều đặn như thơ cách luật. Nhịp điệu trong thơ tự do thay đổi theo mạch cảm xúc. GV cần phân tích cho HS thấy sự thay đổi nhịp điệu trong bài thơ, để HS thấy được sự thay đổi về cái tôi cá nhân bộc lộ khác nhau qua từng nhịp điệu. Nhịp điệu bài thơ cũng chi phối cách đọc bài thơ. Nếu đọc bài thơ theo đúng nhịp, HS có thể cảm được một phần nào cái hay, cái đẹp của bài thơ:

- 4câu thơ đầu, đọc với giọng nhanh vừa phải, chất giọng mạnh, khỏe, nhấn mạnh vào các từ: muốn, tắt, buộc, đừng(chữ đừng kéo dài hơn một chút tạo cảm giác như muốn níu giữ). Đọc liền mạch và không ngắt nhịp.

- Từ câu5 đến câu 13, đọc với giọng hào hứng, say mê, tự tin, khẳng định tràn đầy một niềm lạc quan yêu đời. Nhấn mạnh từ “này đây” để thấy được sự đầy đủ, phong phú bất tận những vẻ đẹp của cuộc sống, tình yêu đang mời chào. Ngắt nhịp 3.5. Riêng hai câu thơ cuối cần chú ý: câu thơ “Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa” bị gãy ra ở giữa dòng bởi một dấu chấm, vì vậy, vế đầu vẫn đọc hào hứng, còn vế sau hơi hạ giọng, đọc nhỏ một chút, tạo ra trạng thái hụt hẫng

- Từ câu 14 đến câu 29, giọng chậm, buồn, pha chút nuối tiếc. Nhấn mạnh các từ “Nghĩa là”, “ nhưng”, “tiếc”, “bâng khuâng”, “hờn”. Ngắt nhịp 3.5 - Đoạn cuối bài thơ: Giọng sôi nổi, nhanh, khỏe, tăng dần theo nhịp điệu và hệ thống động từ trong đoạn thơ. Chú ý cách ngắt nhịp thơ không đều nhau.

Như vậy, nhịp điệu bài thơ 1 phần là do hệ thống từ ngữ chi phối. Khi phân tích bài thơ, GV chú ý phân tích cho HS giá trị của việc sử dụng từ ngữ trong bài: hệ thống những từ được lặp đi, lặp lại; hệ thống những động từ mạnh; hệ thống những từ chỉ cảm giác; hệ thống những từ chỉ sức sống của thiên nhiên tươi tốt… tất cả các từ đó đều được sử dụng rất đặc biệt và mới mẻ, mà chỉ từ khi Xuân Diệu xuất hiện, chúng ta mới thấy cách diễn đạt như vậy.

Tóm lại, để dạy thành công tác phẩm, người GV phải chuẩn bị rất nhiều, cả về mặt phương pháp và kiến thức. Đó là chuẩn bị hệ thống câu hỏi gợi tìmn câu hỏi nêu vấn đề để HS thảo luạn trên lớp, chuẩn bị những kiến thức về thể thơ tự do và bài thơ “Vội vàng”. HS cũng cần có sự chuẩn bị baì trước khi đến lớp. Đó là việc tìm hiểu trước về đặc điểm của thơ tự do, và phong cách nghệ thuật Xuân Diệu theo hướng dẫn của GV. Có như vậy, HS mới hiểu và trả lời được những câu hỏi mà GV đưa ra một cách tự giác, tích cực. Như vậy

mới thực sự là HS tự chiếm lĩnh tác phẩm, biến kiến thức thành kiến thức của mình.

Một phần của tài liệu tổ chức dạy học bài thơ vội vàng của xuân diệu theo đặc điểm của thơ tự do (Trang 25)

w