Kết quả xác định cá thể mang QTL/gen Yd7 trong quần thể F2 của tổ

Một phần của tài liệu sử dụng phương pháp chọn giống nhờ chỉ thị phân tử (mas) chọn lọc các dòng lúa triển vọng cho năng suất cao mang qtl gen quy định tính trạng tăng số hạt trên bông (Trang 43)

tổ hợp lai Khang Dân 18 và KC25

Lá lúa 2 tuần tuổi của các cá thể F2 được lấy mẫu dùng để phân tích DNA. Để xác định các các thể mang QTL/gen quy định tính trạng tăng số hạt trên bông trong quần thể F2 chúng tôi sử dụng hai chỉ thị phân tử là RM21615 và RM500 liên kết chặt với QTL/gen quy định tính trạng tăng số hạt trên bông nhằm kiểm tra các cá thể trong quần thể F2. Hai chỉ thị phân tử có vị trí trên nhiễm sắc thể số 7 được liên kết chặt với QTL/gen quy định tính trạng tăng số hạt trên bông tại vị trí 15,910,595-15,910,767 bp và 18,249,927-18,250,057

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

bp (Temnykh-S và cs., 2011; “The map-based sequence of the rice genome”, Nature, 2005).

Kiểm tra quần thể F2 bằng chị thị RM21615

Kiểm tra quần thể F2 bằng chỉ thị RM21615, kết quả thu được 18/74 cá thể F2 cho đồng hợp tử tại vị trí locut của chỉ thị RM21615 liên kết với QTL/gen quy định tính trạng tăng số hạt trên bông (điểm B) gồm các cá thể số 2, 3, 6, 7, 8, 10, 11, 13, 16, 20, 23, 26, 28, 31, 33, 34, 36, 37. Kết quả được thể hiện ở hình 3.6.

0

Hình 3.6 : Kết quả điện di kiểm tra quần thể F2 với chỉ thị RM21615

L: Ladder 50bp, M: KD18, B: KC25, 1-74: các cá thể F2

Hình 3.6 cho thấy các cá thể F2 phân ly thành 3 dạng, dạng đồng hợp tử với Khang Dân 18 (điểm M), dạng dị hợp tử (điểm D) và dạng đồng hợp tử với KC25 (điểm B). Với chỉ thị RM21615 cho thấy những cá thể cho băng giống với KC25 (điểm B) có số thứ tự: 2, 3, 6, 7, 8, 10, 11, 13, 16, 20, 23, 26, 28, 31, 33, 34, 36, 37 được lựa chọn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Kiểm tra quần thể F2 bằng chỉ thị RM500

Việc xác định cá thể F2 mang QTL/gen quy định tính trang tăng số hạt trên bông cũng được tiến hành với chỉ thị phân tử RM500. Kết quả thu được 17/74 cá thể F2 cho đồng hợp tử tại vị trí locut của chỉ thị RM500 liên kết với QTL/gen quy định tính trạng tăng số hạt trên bông (điểm B). Được minh họa bằng Hình 3.7.

10 1Hình 3.7: Kết quả điện di kiểm tra quần thể F2 với chỉ thị RM500

L: Ladder 50bp, M: KD18, B: KC25, 1-74: các cá thể F2

Từ hình 3.7 cho thấy số cá thể mang QTL/gen giống bố (điểm B) được lựa chon có số 2, 3, 8, 9, 11, 13, 15, 19, 28, 29, 34, 36, 37, 42, 45, 51, 57.

Kết hợp hai chỉ thị phân tử RM21615 và chỉ thị RM500 để chọn lọc các cá thể F2 đã xác định được 10 cá thể mang QTL/gen quy định tính trạng tăng số hạt trên bông gồm các cá thể số: 2, 3, 8, 11, 13, 16, 28, 34, 36, 37. Các cá thể này được theo dõi và đánh giá các chỉ tiêu hình thái so với giống đối chứng Khang Dân 18.

Qua đánh giá cảm quan các chỉ tiêu hình thái xác định được cá thể số 16 có các đặc điểm hình thái tương đồng với Khang Dân 18 nhất thể hiện ở

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

các chỉ tiêu như chiều cao cây, độ thoát cổ bông, dạng lá đòng và chiều dài lá đòng, màu sắc lá đòng, dạng hạt, màu sắc và kích thước hạt. Tuy nhiên cá thể số 16 có chiều dài bông dài hơn, số hạt trên bông nhiều hơn Khang Dân 18. Chúng tôi chọn cá thể số 16 cho tự thụ tạo quần thể F3.

3.5. Kết quả xác định các cá thể trong quần thể F3 của tổ hợp Khang Dân 18 và KC25 mang QTL/gen quy định tính trạng tăng số hạt/bông

Một phần của tài liệu sử dụng phương pháp chọn giống nhờ chỉ thị phân tử (mas) chọn lọc các dòng lúa triển vọng cho năng suất cao mang qtl gen quy định tính trạng tăng số hạt trên bông (Trang 43)