Kết quả xác định các chỉthị phântử đa hình tại vị trí QTL/gen Yd7

Một phần của tài liệu sử dụng phương pháp chọn giống nhờ chỉ thị phân tử (mas) chọn lọc các dòng lúa triển vọng cho năng suất cao mang qtl gen quy định tính trạng tăng số hạt trên bông (Trang 40)

Đa hình giữa hai giống lúa có thể được phát hiện bằng chiều dài khác nhau của các đoạn lặp lại được khuyếch đại bởi phản ứng PCR khi sử dụng cùng một cặp mồi SSR. Việc nhận dạng đa hình DNA giữa các giống cho gen và nhận gen với chỉ thị liên kết chặt là điều kiện tiên quyết để có thể sử dụng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

chỉ thị phân tử nhằm phát hiện sự có mặt của gen cần chuyển trong các cá thể con lai.

Dòng KC25 có mang gen quy định tăng số hạt trên bông Yd7. Nhằm

mục đích tìm kiếm chỉ thị có thể sử dụng để phát hiện gen Yd7 trong các cá

thể con lai chúng tôi tiến hành phản ứng PCR với ADN của các giống lúaKhang Dân và KC25.

Sử dụng 6 chỉ thị SSR nằm ở vị trí của gen và về hai phía của gen Yd7 trên nhiễm sắc thể số 7.

Đã xác định được 3 chỉ thị cho đa hình giữa giống Khang Dân 18 và KC25 là RM445, RM500, RM21615. Kết quả được thể hiện qua hình 3.2. 3 0

Quan sát hình 3.2 ta thấy sản phẩm điện di ở chỉ thịRM445, RM500,RM21615đường chạy số 3- mẫu DNA của giống KC25 xuất hiện băng DNA cao hơn băng DNA ở đường chạy số 2 - mẫu DNA của giống Khang Dân 18.Sự chênh lệch về vị trí các băng DNA ở đường chạy 2 với đường chạy số 3 thể hiện đa hình giữa giống Khang Dân 18với giống KC25. Ba chỉthị phân tử đa hình liên kết chặt với QTL/gen Yd7 gồm chỉ thị RM445, RM500, RM21615 sẽ được sử dụng cho các thí nghiệm tiếp theo nhằm xác định cá thể mang QTL/gen Yd7 trong quần thể F1, F2, F3....

Một phần của tài liệu sử dụng phương pháp chọn giống nhờ chỉ thị phân tử (mas) chọn lọc các dòng lúa triển vọng cho năng suất cao mang qtl gen quy định tính trạng tăng số hạt trên bông (Trang 40)