MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CVTD TRONG NHTM

Một phần của tài liệu Một số vấn đề cơ bản về cho vay tiêu dùng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay (Trang 27)

XU HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CVTD TẠI CÁC NHTM

3.2MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CVTD TRONG NHTM

NHTM

3.2.1 Nâng cao hiệu quả công tác thẩm định

Trong hoạt động CVTD, quy mô khoản vay của khách hàng thường là các khoản vay nhỏ lẻ hơn rất nhiều so với các khoản vay phục vụ cho lĩnh vực kinh doanh. Muốn có được doanh số cho vay lớn cũng như mức dư nợ lớn trong CVTD. Trước khi quyết định cho vay cán bộ tín dụng phải trả lời được ba câu hỏi

•Người xin vay có đáng tin cậy không?

•Nếu hợp đồng cho vay được thực hiện thì có đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng hay không?

•Tài sản đảm bảo trong trường hợp khoản vay có vấn đề và ngân hàng có thể thu hồi nợ vay một cách nhanh chóng, với chi phí thấp hay không?

Để trả lời được ba câu hỏi trên thì công tác thẩm định vô cùng quan trọng. Thông qua công tác thẩm định ngân hàng có thể đánh giá được những rủi ro của ngân hàng gặp phải nếu thực hiện khoản có vay đó, tiên lượng được khả năng kiểm soát của ngân hàng về các loại rủi ro đó, dự kiến biện pháp phòng ngừa và hạn chế những rủi ro đó. Từ đó lựa chọn được các khách hàng tốt, đảm bảo chất lượng tín dụng. Việc nâng cao chất lượng công tác thẩm định cần được thực hiện thông qua việc nâng cao chất lượng: thu thập và xử

lý thông tin tín dụng, lựa chọn khách hàng và thẩm định nguồn trả nợ của khách hàng.

* Đối với việc nâng cao chất lượng thu thập và xử lý thông tin tín dụng

Ngân hàng chủ yếu dựa vào các thông tin từ bên ngoài để đánh giá

khách hàng. Chính vì vậy thông tin tín dụng góp phần đáng kể phục vụ công tác quản lý, chỉ đạo điều hành hoạt động của ngân hàng, cũng như công tác thẩm định. Đặc biệt trong hoạt động CVTD thì ngân hàng chủ yếu thẩm định tư cách khách hàng và nguồn thu nhập thường xuyên của khách hàng. Tuy nhiên đây đều là các nhân tố rất khó nắm bắt trong khi đó khách hàng lại có xu hướng che dấu thông tin về mình, điều này khiến cho nhân viên tín dụng gặp rất nhiều khó khăn trong khâu thẩm định khách hàng.

Hiện nay NHNo & PTNT Huyện Mê Linh vẫn chủ yếu thu thập

thông tin về khách hàng qua hồ sơ vay vốn, phỏng vấn trực tiếp với khách hàng, và các nguồn thông tin khác như: tiếp xúc với các chủ nợ khách hàng, tiếp xúc với thân nhân, ban bè, đồng nhiệp khách hàng, tìm hiểu thông tin về khách hàng từ các cơ quan, tổ chức quản lý nơi khách hàng cư trú…

Sau khi đã có được thông tin về khách hàng thì việc xử lý thông tin là

điều rất quan trọng.Việc lựa chọn được khách hàng đúng sẽ hạn chế rủi ro nâng cao chất lượng CVTD cho ngân hàng. Khi thu thập thông tin về khách hàng ngân hàng cần chú ý tới những thông tin về tư cách, khả năng sẵn lòng trả nợ, tình hình tài chính của khách hàng, nguồn trả nợ của khách hàng…Qua đó có thể thấy việc nâng cao chất lượng thu thập và xử lý thông tin tín dụng là cơ sở cho việc nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng.

Để có được nguồn thông tin đầy đủ, chính xác thì một số biện pháp đặt ra là.

•Việc thu thập thông tin về khách hàng phải được cán bộ tín dụng có kiến thức nghiệp vụ chuyên môn cao, có đạo đức nghề nghiệp, có tinh thần trách nhiệm làm việc cao thực hiện để đảm bảo thông tin chính xác, đầy đủ,

minh bạch

•Thường xuyên cập nhật thông tin tín dung từ CIC (trung tâm tín dụng NHNN Việt Nam), để nắm bắt các thông tin mới về tình hình chung trong n- ước và quốc tế, từ đó có hướng phát triển mới.

•Thường xuyên cập nhật thông tin vè khách hàng, từ khâu thu thập cho đến khâu xử lý thông tin

•Thiết lập mối quan hệ với các cơ quan, tổ chức quản lý, chính quyền địa phương các tổ chức kinh tế khác để có thể thường xuyên trao đổi, thu thập được các thông tin hữu ích

•Xây dựng và tổ chức bộ máy quản lý thông tin khoa học và hiệu quả, có hệ thống, từ hồ sơ của khách hàng cho đến các thông tin chưa được sử dụng đến. Và trong phạm vi có thể ngân hàng có thể xây dựng và tổ chức một bộ phận chuyên trách thu thập và quản lý các thông tin tín dụng, các thông tin thu thập được lưu trữ dưới dạng các ngân hàng dữ liệu bằng máy tính và được nối mạng cục bội để các cán bội tín dụng khi cần thiết có thể truy cập vào hệ thống để đánh giá một cách nhanh chóng các thông tin về khách hàng, góp phần nâng cao chất lượng CVTD.

* Việc lựa chọn khách hàng

Đây là việc rất quan trọng vì khi khách hàng có nhu cầu và đánh giá cao ngân hàng, và hy vọng ngân hàng có thể đáp ứng nhu cầu của mình khách hàng mới tìm đến ngân hàng. Vì vậy việc quyết định lựa chọn khách hàng này hay không lựa chon khách hàng này là những quyết định rất khó, nó vừa phải đảm bảo an toàn, tránh được rủi ro cho ngân hàng mà vẫn thu hút được khách hàng đến với ngân hàng. Để làm được điều đó thì chất lượng của các khoản tín dụng đóng vai trò rất quan trọng.

Việc lựa chọn khách hàng được dựa trên những đánh giá thông tin về khách hàng mà ngân hàng thu thập được so với những tiêu chuẩn, điều kiện của ngân hàng đặt ra đối với khách hàng. Qua việc thẩm định khách hàng

nâng cao chất lương CVTD.

* Việc thẩm định nguồn trả nợ của khách hàng

Nguồn trả nợ các khoản CVTD chủ yếu là từ nguồn thu nhập thưNờng xuyên của khách hàng. Nếu thu nhập thường xuyên của khách hàng cao, lành mạnh, không ảnh hưởng lớn đến các khoản chi tiêu thường xuyên của khách hàng, tình hình tài chính của khách hàng, thì thiện chí trả nợ của khách hàng sẽ cao hơn. Do CVTD thường là những khoản vay mà việc thẩm định thông tin về khách hàng thường gặp nhiều khó khăn nên khoản CVTD ngân hàng thường yêu cầu phải có tài sản đảm bảo. Trong trường hợp khách hàng không trả được nợ thì ngân hàng có thể thu hồi khoản nợ từ tài sản đảm bảo này. Tuy nhiên việc phát mại tài sản đảm bảo không phải lúc nào cũng thu lại được nguyên giá trị.

Để hạn chế những điều trên có thể sử dụng một số phương pháp sau:

•Thu thập đầy đủ, chính xác các thông tin chứng minh tư cách, nguồn thu nhập thường xuyên của khách hàng như: xác nhận của chính quyền địa phương nơi khách hàng cư trú, xác nhận của thủ trưởng cơ quan nơi khách hàng công tác để đánh giá chính xác mức thu nhập, thời gian làm việc…và thẩm định các yếu tố khác liên quan đến khách hàng như tình trạng gia đình, số người ăn theo…

•Khi khoản vay yêu cầu phải có tài sản đảm bảo, hoặc có người bảo lãnh, cán bộ tín dụng phải đặc biệt chú ý đến: các giấy tờ chứng minh tính hợp pháp, hợp lệ, giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, sử dụng, giá trị thực tế và giá trị thị trường của tài sản đảm bảo đó, thời gian sử dụng, tình trạng hiện tại, công nghệ có phù hợp với giấy tờ mà khách hàng cung cấp cho ngân hàng hay không? Tài sản này đã được sử dụng để thế chấp, cầm cố cho các khoản vay nào khác chưa? Tránh tình trạng định giá tài sản đảm bảo quá cao gây thiệt hại cho ngân hàng khi khoản nợ có vấn đề, hoặc định giá tài sản quá thấp làm mất lòng tin của khách hàng… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

•Việc quản lý tài sản đảm bảo phải hợp lý, thuận tiện cho cả hai bên nhưng vẫn đảm bảo tính chắc chắn cho ngân hàng trong việc thu hồi nợ vay.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề cơ bản về cho vay tiêu dùng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay (Trang 27)