XU HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CVTD TẠI CÁC NHTM
3.2.4 Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động kiểm tra, kiểm soát của ngân hàng.
của ngân hàng.
Việc kiểm tra, kiểm soát hoạt động tín dung nói chung và hoạt động CVTD nói riêng có thể giúp ngân hàng kiểm tra được nguồn vốn của ngân hàng có được sử dụng đúng mục đích hay không, kịp thời ngăn chặn, phát hiện và xử lý kịp thời các thiếu sót, sai phạm…trong hoạt động cho vay, hạn chế được những khoản nợ quá hạn, nâng cao chất lượng tín dụng cho ngân hàng
Việc kiểm tra, kiểm soát của ngân hàng cần phải được tiến hành đối với cả khách hàng cũng như khoản nợ và phải diễn ra trong suốt quá trình từ khi tiếp nhận hồ sơ cả khách hàng cho đến khi thu hồi được nợ vay. Như vậy công tác kiểm tra kiểm soát cần được tiến hành cả trước và sau khi thực hiện khoản vay.
Các biện pháp nhằm nâng cao công tác này là:
• Để có thể nhanh chóng phát hiện và đề ra các biện pháp kịp thời để phòng tránh, ngăn ngừa, giải quyết nhằm giảm thiểu thiệt hại ở mức thấp nhất thì công tác này cần đựơc giao cho những cán bộ có kinh nghiệm, có đạo đức nghề nghiệp cao, tránh tình trạng do thiếu trình độ mà không kịp thời phát hiện ra các rủi ro ngân hàng có thể gặp phải hay do cán bộ thiếu đạo đức, tinh thần trách nhiệm cấu kết với khách hàng để che giấu những hiện tượng đáng ngờ, làm nguy cơ rủi ro cao.
• Do các khoản vay thường là các khoản vay nhỏ lẻ, số lượng món vay lại lớn, công tác kiểm tra, kiểm soát thường bỏ sót, điều này vô hình chung đã tăng rủi ro trong hoạt động CVTD, chính vì vậy việc nâng cao trình độ, cũng như tổ chức làm việc một cách khoa học hợp lý của bộ phận kiểm tra kiểm soát là rất quan trọng.
• Định kỳ có thể luân chuyển, thanh lọc những cán bộ tín dụng mất phẩm chất, tiêu cực gây thất thoát và mất uy tín của ngân hàng để nâng cao hiệu quả của công tác này, nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ thực hiện của công tác, kiểm soát. Tuy nhiên việc luân chuyển phải đảm bảo sự
phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kiểm tra kiểm soát.
3.2.5. Đẩy mạnh hoạt động Marketing ngân hàng
Marketing ngân hàng là nghệ thuật kinh danh của từng ngân hàngM, dựa trên cơ sở nắm bắt thông tin thị trường, am hiểu nhu cầu của khách hàng và tiến trình trao đổi, đồng thời phải tạo ra những cách thức để thoả mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng, tạo vị thế cạnh tranh cho ngân hàng. Chính vì vậy Marketing ngân hàng trở thành một xu hướng phát triển kinh doanh ngân hàng hiện đại.
CVTD là loại hình dịch vụ đã phát triển từ rất lâu ở các quốc gia khác trên thế giới, nhưng mới chỉ có ở nước ta trong vài năm gần đây, nên còn chư- a được phổ biến
Một số biện pháp đặt ra đối với các Ngân hàng thương mại hiện nay là:
• Tập trung phát triển và dần hoàn thiện các dịch vụ hiện có, khảo sát nghiên cứu thị trường nhằm tạo ra các sản phẩm dịch vụ mới đáp ứng yêu cầu cạnh tranh
• Thực hiện phân đoạn thị trường khách hàng thành các thị trường tiềm năng như thị trường vốn, thị trường tín dụng, thị trường dịch vụ để xây dựng các chính sách ưu đãi, tiện ích, thu hút khách hàng đến với ngân hàng
• Tạo mối quan hệ thân thiết, gắn bó lâu dài với các khách hàng truyền thống thông qua các buổi giao lưu văn nghệ, thể thao, kết nghĩa chi đoàn thanh niên.
• Hiện nay các Ngân hàng thương mại đã đưa vào hoạt động trang web riêng, trong thời gian tới tiếp tục tiến hành cập nhật giới thiệu đầy đủ các sản phẩm, thông tin dịch vụ tới khách hàng. Thực hiện chương trình quảng cáo trên hệ thống phương tiện thông tin đại chúng để giới thiệu về hoạt động của ngân hàng.
• Xây dựng các chương trình khuyến mãi lớn cho các nghiệp vụ của ngân hàng, tham gia vào các hội chợ về tiền tệ, tài chính ngân hàng, tài trợ
cho các chương trình mang tính xã hội để quảng bá thương hiệu, tổ chức hoạt động giao lưu thể thao để khuyếch trương hình ảnh của ngân hàng
• Xây dựng đội ngũ nhân viên giao dịch hiện đại, nhiệt tình, năng động khi giao tiếp với khách hàng.
KẾT LUẬN
Việt Nam là một trong những nước có tốc độ phát triển kinh tế nhanh, tình hình chính trị ổn định, đời sống vật chất và tinh thần của dân chủ ngày càng được nâng cao một cách rõ rệt. Chính vì vậy nhu cầu tiêu dùng của ng- ười dân về những sản phẩm tiện ích, hiện đại phục vụ cho nhu cầu vật chất va tinh thần ngày càng cao. Tuy nhiên do không phải tất cả mọi người đều có khả năng trang trải cho các nhu cầu của mình bằng chính nguồn lực của mình. Dịch vụ cho vay tiêu dùng ra đời đã giúp cho khách hàng được hưởng các tiện ích trớc khi tích luỹ đủ tiền đặc biệt trong các trường hợp cấp thiết .
Qua việc phân tích tình hình cho vay tiêu dùng của các NHTM trong những năm gần đây ta thấy hiệu quả còn chưa cao. Chính vì vậy đây là một vấn đề mà các ngân hàng thương mại cần quan tâm và nâng cao hơn nữa tỷ trọng cho vay tiêu dùng trong toàn bộ hoạt động cho vay tại ngân hàng mình. Từ đó em manh dạn đưa ra một số giải pháp góp phần nâng coa hiệu quả CVTD tại các NHTM. Hy vọng những giải pháp của em trong chuyên đề thực tập này sẽ góp phần nhỏ vào việc tăng cường hiệu quả cho vay tiêu dùng tại NHTM.
Do thời gian nghiên cứu và kiến thức còn hạn chế nên những phân tích của em còn chưa sâu và đề tài của em vẫn còn nhiều thiếu sót. Em rất mong sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô để bài khoá luận của em được đầy đủ và hoàn thiện hơn.
Em trân thành cảm ơn cô: PGS.TS Phan Thị Thu Hà đã giúp đỡ em hoàn thành tốt đề tài này.