Chiều cao cây

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của việc ủ phân gà bằng các hệ vi sinh vật bản địa (IMO) và bằng chế phẩm Bioplant đến sinh trưởng, phát triển, năng suất của rau cải xanh (Brassica juncea (L)) trong điều kiện canh tác hữu cơ tại Gia Lâm – Hà Nội (Trang 31)

Công thức

Thời gian sinh trưởng

10 ngày 20 ngày 30 ngày CCCCC

P1 10,4c 15,0d 21,4c 23,7c P2 11,5b 16,7c 23,9b 26,5b P3 12,8a 18,5a 26,5a 30,0a P4 12,2ab 17,6b 25,2ab 28,2ab CV (%) 3,3 2,6 2,8 4,0 LSD0.05 0,76 0,87 1,36 2,18

Ghi chú: CCCCC : Chiều cao cây cuối cùng

Qua bảng 4.4 cho thấy:

Sau 10 ngày gieo, cây bắt đầu xuất hiện 2 - 3 lá thật, bộ rễ phát triển chưa đầy đủ, số lá ít diện tích lá còn nhỏ, khả năng tổng hợp chất hữu cơ còn thấp, cây chuyển dần từ sử dụng dinh dưỡng trong hạt sang sử dụng dinh dưỡng trong đất.

Từ sau gieo 20 ngày chiều cao cây đã có có sự khác biệt rõ rệt so với lúc trồng và bắt đầu tăng nhanh. Bởi vì, giai đoạn này cây đã phát triển đầy đủ về nhiều mặt như: bộ rễ gần hoàn chỉnh, số lá cũng như diện tích lá tăng dần nên cây tổng hợp được nhiều chất hữu cơ để phát triển các cơ quan và bộ phận của cây. Chiều cao cây ở thời kì này tăng lên ở mức có nghĩa ở độ tin cậy 95%.

Từ 30 ngày sau gieo là thời kì chuẩn bị bước vào thu hoạch, về chiều cao cây nhận thấy ở công thức P3 cao nhất là 26,5cm và thấp nhất là công thức P1 21,4cm. Có thể xếp loại chiều cao cây ở các công thức nghiên cứu là:

Chiều cao cây cuối cùng là một chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh trưởng của cây, qua đó đánh giá được sức sinh trưởng mạnh hay yếu của rau cải xanh, từ đó là cơ sở đánh giá, so sánh hiệu lực của các mức phân gà ủ khác nhau đến sinh trưởng phát triển của rau. Đồng thời xác định được chiều cao cây cuối cùng để áp dụng biện pháp kỹ thuật nhằm tạo điều kiện cho cây sinh trưởng thuận lợi nhất. Khi tăng mức phân từ P1 (10tấn/ha) lên mức P2 (20tấn/ha) và lên mức bón P3 (30tấn/ha) thì chiều cao cây tăng lên ở mức ý nghĩa ở độ tin cậy 95%. Đến khi tăng mức phân lên P4 (40tấn/ha) thì chiều cao cây tăng lên so với P1 nhưng tăng không có ý nghĩa so với mức P3.

Đồ thị 4.2. Ảnh hưởng của liều lượng phân gà ủ đến động thái tăng trưởng chiều cao cây

Về tốc độ tăng trưởng chiều cao cây cho thấy 20 ngày sau gieo tốc độ tăng trưởng trung bình 0,52cm/ngày, đến 30 ngày sau gieo tốc độ tăng trưởng mạnh nhất trung bình là 0,73cm/ngày. Giai đoạn chuẩn bị thu hoạch (sau 30 ngày) chiều cao cây tiếp tục tăng do rau cải sử dụng bộ phận thân lá để thu hoạch, tốc độ tăng trưởng chiều cao cây đạt từ thấp nhất là 0,26cm/ngày ở công thức P1 và cao nhất ở công thức P3 là 0,35cm/ngày.

4.2.2. Ảnh hưởng của liều lượng phân gà ủ đến số lá

Lá là cơ quan dinh dưỡng làm nhiệm vụ quang hợp chủ yếu trên cây và có chức năng thoát hơi nước, trao đổi không khí. Lá thực hiện quá trình quang hợp làm biến đổi năng lượng mặt trời thành năng lượng hóa học dưới dạng hợp chất hữu cơ. Như vậy cùng với quá trình sinh trưởng phát triển của cây, cây có bộ lá phát triển tốt và đầy đủ sẽ có khả năng quang hợp cao do đó khả năng tích lũy vật chất nhiều tạo tiền đề cho năng suất cao. Số lá trên cây ở từng giai đoạn phản ánh tình trạng sinh trưởng, phát triển của cây ở giai đoạn đó.

Bảng 4.5: Ảnh hưởng của liều lượng phân gà ủ đến động thái tăng trưởng số lá

Đơn vị : số lá

Công thức

Thời gian sinh trưởng

10 ngày 20 ngày 30 ngày Số lá cuối

cùng P1 2,0d 4,5b 8,1c 10,0d P2 2,4c 4,9ab 8,8bc 10,8c P3 3,0a 5,5a 9,8a 12,0a P4 2,7b 5,2a 9,3ab 11,4b CV (%) 5,1 6,8 4,6 2,6 LSD0.05 0,26 0,68 0,82 0,58

Qua đó cho thấy ở các thời kì khác nhau động thái ra lá và tốc độ ra lá là khác nhau. Ở giai đoạn đầu ngoài 2 lá mầm thì những lá thật bắt đầu được hình thành, đã có sự sai khác giữa các công thức. Nhìn chung sau 10 ngày số lá của các công thức dao động 2 – 3 lá, trong đó công thức P3 có số lá tăng cao nhất với trung bình là 3 lá thật và sai khác có ý nghĩa so với các mức còn lại.

Ở các giai đoạn sau 20, 30 ngày tuổi số lá trung bình ở các công thức thí nghiệm P1, P2 so với công thức P3, P4 chênh lệch rõ rệt, ở công thức P3 có số lá cao vượt trội so với các công thức còn lại đạt 9,8 lá, trong khi thấp nhất vẫn là công thức P1 là 8,1 lá.

Ở giai đoạn cuối, số lá giữa các công thức P1, P2, P3, P4 tăng ở mức có ý nghĩa với nhau ở độ tin cậy 95%. Số lá cao nhất vẫn là ở công thức P3 với 12 lá. Tốc độ ra lá ở giai đoạn này dao động từ 0,38 – 0,44 lá/ ngày.

Đồ thị 4.3. Ảnh hưởng của liều lượng phân gà ủ đến động thái tăng trưởng số lá

cải xanh.

Sâu bệnh hại là một trong những nguyên nhân làm giảm năng suất rau cải xanh. Tính chống chịu sâu bệnh của các giống là do đặc tính sinh lý, sinh hoá và hình thái cấu trúc của cây quy định. Đối với sản xuất hữu cơ nguyên tắc là không được dùng thuốc hóa học vì vậy phòng bệnh là vấn đề được quan tâm hàng đầu để hạn chế sâu bệnh hại.

Nhìn chung điều kiện thời tiết trong thời gian trồng rau có nhiều biến động: nắng nóng, mưa to làm cho rau cải sinh trưởng, phát triển không thuận lợi. Chiều cao cây, số lá thấp hơn so với chính vụ và rau nhanh đâm ngồng, hoa.

Do điều kiện thời tiết bất thuận nên sâu xuất hiện nhiều như: bọ nhảy (Phyllotreta striolata Fab.), sâu tơ (Plutella xylostella) nên thường xuyên sử dụng biện pháp phòng trừ sinh học: phun dung dịch tỏi ớt khi thấy bọ nhảy xuất hiện, đồng thời bắt tay và phun thuốc trừ sâu sinh học Ansuco 5WG.

4.4. Ảnh hưởng của liều lượng phân gà ủ đến năng suất của rau cải xanh.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của việc ủ phân gà bằng các hệ vi sinh vật bản địa (IMO) và bằng chế phẩm Bioplant đến sinh trưởng, phát triển, năng suất của rau cải xanh (Brassica juncea (L)) trong điều kiện canh tác hữu cơ tại Gia Lâm – Hà Nội (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(48 trang)
w