Bảng 4.2: Thành phần vi sinh vật của phân gà ủ Bảng 4.3: Hiệu quả kinh tế của IMO, chế phẩm Bio-plant

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của việc ủ phân gà bằng các hệ vi sinh vật bản địa (IMO) và bằng chế phẩm Bioplant đến sinh trưởng, phát triển, năng suất của rau cải xanh (Brassica juncea (L)) trong điều kiện canh tác hữu cơ tại Gia Lâm – Hà Nội (Trang 29)

Chỉ tiêu ĐC IMO Bio-plant

VSV tổng số 2,00. 108 6,68. 108 10,78. 108 VKTS yếm khí 2,50. 104 9,68. 104 10,47. 104 VKTS hảo khí 1,85. 108 6,48. 108 10,68. 108 Nấm TS 11,5. 105 48,4. 105 53,4. 105 Xạ khuẩn TS 2,50.105 7,74. 105 10,47. 105 VSV phân giải xenluloza 5,99. 10 4 21,56. 104 17,80. 104

VSV phân giải lân 3,05. 104 11,03. 104 7,51. 104 Nhìn chung mật độ vi sinh vật có ích của 2 chế phẩm ủ cao hơn nhiều so với công thức đối chứng, giữa công thức Bio-plant và IMO chênh lệch nhau không nhiều; trong đó mật độ vi sinh vật tổng số đạt cao nhất ở công thức Bio- plant với 10,78 x 108 CFU/g còn IMO đạt 6,68 x 108 CFU/g và đều nằm trong tiêu chuẩn cho phép về mật độ VSV của phân ủ (1 x 108 CFU/g – 1 x 1010 CFU/g). Tuy nhiên mật độ vi sinh vật phân giải xenluloza và lân của IMO lại cao hơn Bioplant ở mức 25,16 x104 CFU/g và 11,03 x 104 CFU/g, trong khi Bio- plant là 17,80 x 104 CFU/g và 7,51 x 104 CFU/g tương ứng.

Nhận xét chung thí nghiệm 1: Nhìn chung qua kết quả phân tích cho thấy Bio-plant có chỉ số cao hơn không đáng kể so với IMO; tuy nhiên xét về độ ổn định và khía cạnh môi trường thì IMO tốt hơn do nó được làm từ tự nhiên.

4.1.4. Hiệu quả kinh tế của việc tạo IMO2

Trong sản xuất hiệu quả kinh tế là một chỉ tiêu đáng quan tâm của nhà sản xuất; ngoài việc tạo năng suất cần có hiệu quả cao. Kết quả đánh giá về hiệu quả kinh tế của IMO thể hiện ở bảng 4.3 chúng tôi nhận thấy:

Bảng 4.3: Hiệu quả kinh tế của IMO, chế phẩm Bio-plant

IMO Bio-plant

Gạo 40.000 -

Đường phên 65.000 -

Chi phí khác 70.000 -

Chế phẩm - 200.000

Lượng chế phẩm tạo ra 5 (kg) 0,2 (lit)

Pha chế ra 2500 (lit) 400 (lit)

Từ đó cho thấy IMO có chi phí thấp hơn so với chế phẩm Bio-plant đồng thời nó tạo ra một lượng chế phẩm lớn có thể sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau, chính vì vậy chúng tôi quyết định sử dụng phân gà ủ bằng IMO cho thí nghiệm 2.

4.2. Ảnh hưởng của liều lượng phân gà ủ đến sinh trưởng, phát triển của rau cải xanh

4.2.1. Ảnh hưởng của liều lượng phân gà ủ đến chiều cao cây

Chiều cao cây được đo từ gốc đến đỉnh sinh trưởng. Sự phát triển chiều cao cây phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: bản chất di truyền của giống, điều kiện ngoại cảnh, biện pháp kỹ thuật canh tác và ảnh hưởng không nhỏ của chế độ dinh dưỡng. Sự tăng trưởng chiều cao cây là kết quả của các quá trình biến đổi sinh lý diễn ra trong cơ thể thực vật. Ở rau cải xanh sự tăng trưởng chiều cao cây liên quan chặt chẽ đến sự ra lá có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất rau.

Qua theo dõi sự tăng trưởng chiều cao cây của rau cải xanh ở các liều lượng phân gà ủ khác nhau thu được kết quả thể hiện ở bảng 4.3.

Bảng 4.4: Ảnh hưởng của liều lượng phân gà ủ đến động thái tăng trưởng chiều cao cây

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của việc ủ phân gà bằng các hệ vi sinh vật bản địa (IMO) và bằng chế phẩm Bioplant đến sinh trưởng, phát triển, năng suất của rau cải xanh (Brassica juncea (L)) trong điều kiện canh tác hữu cơ tại Gia Lâm – Hà Nội (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(48 trang)
w