Công tác tổ chức và chỉ đạo thực hiện 1 Thành lập ban chỉ đạo:

Một phần của tài liệu skkn một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của hiệu trưởng trường thpt võ trường toản, (Trang 29)

2.1 Thành lập ban chỉ đạo:

- Trong ban chỉ đạo hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nên mạnh dạn giao quyền, cử một thành viên trong ban lãnh đạo nhà trường làm trưởng ban chỉ đạo (không nhất thiết phải là hiệu trưởng vì hiệu trưởng kiêm bí thư chi bộ nên ngoài công việc lãnh đạo nhà trường còn kiêm thêm công tác đảng rất nhiều việc nên khó có thể đi sâu đi sát trong việc tổ chức thực hiện các kế hoạch đề ra). Cử trực tiếp phó ban thường trực là Đoàn thanh niên để giúp thêm cho hiệu trưởng trong việc chỉ đạo các hoạt động, tạo sự thống nhất giữa các bộ phận trong nhà trường.

- Có mời thêm đại diện của Hội cha mẹ học sinh tham gia trong ban chỉ đạo. Có như vậy mới tạo điều kiện cho họ tham gia các cuộc họp, nắm bắt được cụ thể các hoạt động GDNGLL của trường để họ đóng góp ý kiến, tham gia tổ chức các hoạt động chủ động hơn. Mặt khác, để thực hiện được hoạt động GDNGLL cho có hiệu quả, cách khai thác tốt nhất là phải thực hiện xã hội hóa giáo dục trong phụ huynh học sinh (về kinh phí, về trí tuệ, về tuyên truyền cho PHHS được hiểu và ý nghĩa của hoạt động GDNGLL …)

- Mời đại diện chi ủy tham gia ban chỉ đạo vì nếu thiếu đại diện chi ủy chi bộ thì việc tổ chức các hoạt động giáo dục truyền thống, giáo dục chính trị tư tưởng có nguy cơ bị nhạt nhẽo, không sâu sắc, thiếu kiểm tra, tư vấn cần thiết và thiếu sự phản ánh, thông tin kịp thời từ thực tế hoạt động đến chi bộ nhà trường để có sự điều chỉnh uốn nắn kịp thời. Đây là điều hết sức cần thiết đối với định hướng nhiệm vụ chính trị của chi bộ hiện nay.

- Ban chỉ đạo phải xây dựng chế độ họp định kỳ để chuẩn bị tốt cho các hoạt động. Sau mỗi hoạt động lớn Ban chỉ đạo hoạt động GDNGLL cần họp rút kinh nghiệm, nhận xét đánh giá ưu điểm cần phát huy hoặc những hạn chế cần khắc phục. Đồng thời cần có chế độ khen thưởng động viên những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong các hoạt động GDNGLL.

- Qui định rõ nhiệm vụ của ban chỉ đạo, từng thành viên trong ban chỉ đạo hoạt động GDNGLL:

+ Lập kế hoạch hoạt động GDNGLL: kế hoạch năm, tháng, tuần phải thống nhất với kế hoạch hoạt động chung của nhà trường và các bộ phận trong trường.

+ Phối hợp với các lực lượng trong và ngoài nhà trường để tổ chức các hoạt động GDNGLL có hiệu quả.

+ Tổ chức hoạt động theo kế hoạch, trong đó Bí thư đoàn và Ban chấp hành đoàn thanh niên giữ vai trò nòng cốt trong các hoạt động.

+ Ban chỉ đạo hoạt động phải có kế hoạch, chế độ sinh hoạt định kỳ, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên phụ trách từng mảng công việc để việc chỉ đạo không sót việc, đạt hiệu quả quản lý cao.

2.2. Tổ chức lãnh đạo các lực lượng giáo dục trong nhà trường:

- Đối với giáo viên làm công tác chủ nhiệm:

+ Hiệu trưởng cần tổ chức thành lập tổ chủ nhiệm theo từng khối lớp, phân công các tổ trưởng chủ nhiệm bàn bạc, lên kế họach tổ chức hoạt động GDNGLL phù hợp với khối lớp của mình. Nhất là tổ chủ nhiệm khối 12. Khối chủ nhiệm, đảm bảo sinh hoạt định kỳ hàng tháng để thống nhất nội dung, hình thức sinh hoạt. Đặc biệt xây dựng nội dung cho tiết sinh hoạt tập thể lớp cuối tuần, sơ kết và rút kinh nghiệm cho hoạt động những tuần sau, tháng sau tốt hơn.

+ Kế hoạch hoạt động của các tổ chủ nhiệm phải được xây dựng cân đối, đều đặn, thường xuyên trong suốt năm học không thể tồn đọng hay có khi buông lỏng, GVCN phải chủ động định hướng công việc cần phải thực hiện, tránh đầu voi đuôi chuột.

+ GVCN phải được bồi dưỡng nghiệp vụ, phải đổi mới hình thức, nội dung tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp theo hướng phát huy tích cực sáng tạo của học sinh. GVCN phải là người hướng dẫn, cố vấn, gợi ý để lôi cuốn học sinh tham gia thực hiện các hoạt động GDNGLL một cách tự giác, nhằm phát huy tính tích cực sáng tạo của học sinh mới đạt hiệu quả cao.

+ Tổ chức các giờ hoạt động mẫu trong trường để giáo viên chủ nhiệm tham gia học tập rút kinh nghiệm. Phân công mỗi GVCN thiết kế hoạt động cơ bản cho một chủ đề của một tháng, sau đó tổng hợp thống nhất nội dung tập hợp thành giáo án chung của khối lớp, giúp họ có định hướng nhất định và giảm bớt thời gian chuẩn bị

+ Trong quá trình hoạt động, người GVCN cần vận dụng tốt các nguyên tắc tập trung dân chủ, phát huy mọi năng lực sáng tạo của học sinh, có kế hoạch bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động GDNGLL cho đội ngũ cán bộ lớp. Ban chấp hành Đoàn trường tiến hành tập huấn các kỹ năng tổ chức, soạn nội dung định hướng hoạt động cho các em. Khi các nội dung được triển khai thì Ban chỉ đạo hoạt động GDNGLL phải cử thành viên xuống dự, nắm bắt tình hình, tạo mối thân thiện gần gũi gắn bó mật thiết với GVCN). Đồng thời phối hợp các lực lượng trong nhà trường và ngoài xã hội góp phần xây dựng cơ sở vật chất, tài chính đảm bảo cho hoạt động GDNGLL được tiến hành một cách an toàn và hiệu quả.

+ Hiệu trưởng phải thường xuyên tạo điều kiện hoạt động, bồi dưỡng để GVCN có nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò và nhiệm vụ của hoạt động GDNGLL trong việc hình thành và phát triển nhân cách học sinh nhằm góp phần vào việc thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh.

+ Tổ chức giao lưu với các trường có hình thức tổ chức hoạt động GDNGLL có hiệu quả để giáo viên chủ nhiệm có điều kiện học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp.

+ Trong mỗi học kỳ nên tổ chức thi giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp trường được đánh giá công nhận như giáo viên giỏi cấp trường từ đó giáo viên nhìn nhận đúng đắn về nhiệm vụ của mình.

- Đối với tập thể giáo viên, tổ chuyên môn nhà trường:

+ Ngay từ đầu năm học Hiệu trưởng phải tổ chức cho giáo viên được học tập, để họ có nhận thức đúng đắn về vị trí vai trò và nhiệm vụ của hoạt động GDNGLL trong yêu cầu giáo dục toàn diện mà trong luật giáo dục đã ban hành. Để họ tham gia giảng dạy các hoạt động GDNGLL không chỉ bằng trách nhiệm mà còn bằng cái tâm, bằng niềm vui và lẽ sống.

+ Trong nhà trường, Hiệu trưởng chỉ đạo các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch tổ chức các chuyên đề, các hoạt động ngoại khóa bộ môn một cách cụ thể: thời gian tổ chức, nội dung tổ chức,… để thu hút học sinh tham gia vào các câu lạc bộ môn học mà các em thích. Tổ chức tham gia ra đề thi đố vui để học, câu hỏi trả lời trắc nghiệm để tổ chức dưới cờ. Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn phối kết hợp với Đoàn thanh niên tổ chức thi đố vui để học xuyên suốt từ đầu năm đến cuối năm nhằm củng cố kiến thức cơ bản cho học sinh, có thưởng hàng tuần và có cộng điểm thi đua cho các lớp. Ngoài ra các tổ chuyên môn cần bàn bạc, thống nhất tích hợp, lồng ghép những nội dung giáo dục như: HIV/AIDS, giáo dục giới tính, giáo dục môi trường … vào bài học của từng môn học cho phù hợp thể hiện rõ trong kế hoạch hoạt động GDNGLL hàng tháng của tổ.

+ Ban chỉ đạo phải khai thác tiềm năng về văn nghệ, TDTT … trong tập thể cán bộ, viên chức để tổ chức nhiều loại hoạt động phong phú, lôi cuốn các lực lượng xã hội tham gia tổ chức hoạt động GDNGLL như: Tổ chức bóng đá với 02 giải: Từ tháng 09 đến tháng 11 chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam, từ tháng 01 đến 03 chào mừng ngày 26-03. Không tổ chức dồn dập theo phong trào mà thực hiện vào những ngày thứ bảy hàng tuần (sáng 04 lớp chiều 04 lớp) và có nhận xét dưới cờ vào tiết sinh hoạt chào cờ đầu tuần, thông báo kết qủa lên bảng tin của nhà trường, ngoài ra có thể tổ chức kèm theo thêm các môn: cầu lông, bóng chuyền, bóng bàn, điền kinh…

+ Hiệu trưởng phải cần đưa việc tham gia hoạt động GDNGLL vào tiêu chí thi đua, bình xét lao động giáo viên ở cuối năm học.

- Đối với tổ chức đoàn, hội:

+ Hiệu trưởng xây dựng qui chế phối hợp làm việc giữa Lãnh đạo nhà trường với Bí thư Đoàn thanh niên, với Chủ tịch hội LHTN. Giữa cán bộ đoàn, Hội với giáo viên chủ nhiệm lớp trong việc tổ chức hoạt động GDNGLL.

+ Để khuyến khích Đoàn viên giáo viên nhiệt tình tham gia, phát huy vai trò sáng tạo của tuổi trẻ, Hiệu trưởng cần có chế độ khuyến khích như úng hộ tiền để hỗ trợ tổ chức các phong trào, cộng điểm thi đua đánh giá cuối năm …Được như thế,những người có trách nhiệm sẽ nhiệt tình tham gia hơn. Đồng thời tăng cường động viên, khen thưởng kịp thời sau mỗi đợt hoạt động và sau sơ kết, tổng kết năm học để giúp họ phấn khởi, tích cực hơn trong hoạt động.

+ Hiệu trưởng cần thống nhất liên kết kế hoạch, chương trình hoạt động của Đoàn với kế hoạch hoạt động của nhà trường để tránh sự trùng lặp, chồng chéo. Các nội dung hoạt động phải được duyệt và thẩm định trước khi triển khai.

+ Trong giờ chào cờ đầu tuần Hiệu trưởng cần phối hợp với Đoàn triển khai hoạt động cần đan xen chương trình văn nghệ, kể chuyện, diễn các tiểu phẩm hoặc đố vui để học như thế sẽ làm cho buổi chào cờ sinh động hơn.

+ Qua mỗi hoạt động đều có nhóm học sinh tham gia, ban chỉ đạo cần có những hoạt động cho mọi đối tượng học sinh tham gia. Từ đó sẽ hạn chế được học sinh bỏ học, trốn học; các em đều thấy mỗi ngày đến trường đều có một niềm vui, các em yêu qúy trường hơn.

+ Hiệu trưởng cũng cần cân đối ngân sách, tạo điều kiện kinh phí để hỗ trợ cho các hoạt động của Đoàn, Hội LHTN của trường.

2.3 Phối hợp với các lực lượng xã hội:

- Với ban đại diện cha mẹ học sinh:

+ Hiệu trưởng cần củng cố và xây dựng lại Ban đại diện cha mẹ học sinh đủ mạnh, có năng lực và hiểu biết về công tác giáo dục để hỗ trợ các phong trào của trường một cách tích cực và có hiệu quả hơn. Đặc biệt là việc lập quĩ hội phí, tạo mối quan hệ thân mật, gần gũi, thân thiện giữa nhà trường và đại diện Hội cha mẹ học sinh. Ngoài ra, Hiệu trưởng vận động cha mẹ học sinh tham gia tổ chức các hoạt động diễn ra trong và ngoài nhà trường. Trong buổi họp Hội cha mẹ học sinh các lớp đầu năm, nhà trường cần triển các các kế hoạch hoạt động của nhà trường trong xuyên suốt năm học để phụ huynh học sinh được biết nhất là mặt lợi của việc tham gia các hoạt động ngoài giờ lên lớp do nhà trường tổ chức. Để họ nhận thức đúng đắn và tạo điều kiện cho con em mình tham gia các hoạt động. Hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động GDNGLL như: Tổ chức tham quan du lịch mỗi kỳ một lần; cho học sinh lớp 12 tham quan các trường ĐH, CĐ để tư vấn hướng nghiệp cho các em; hỗ trợ kinh phí trong việc tổ chức các hoạt động phong trào: văn nghệ, TDTT …

+ Ngoài ra, Hiệu trưởng cũng cần thực hiện tốt Chỉ thị 40/2008/CT- BGD&ĐT về việc phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Để thực hiện tốt được phong trào này thì Lãnh đạo nhà trường phải bàn bạc, trao đổi với Ban đại diện hội cha mẹ học sinh tham gia dự họp với nhà trường trong các buổi họp hội đồng sư phạm, chào cờ đầu tuần hay dự giờ tiết hoạt động GDNGLL, tiết sinh hoạt lớp thường xuyên theo qui định đầu năm để động viên nhắc nhở các em tham gia tốt hơn, phối hợp với GVCN lớp đến thăm nhà những học sinh gặp những hoàn cảnh khó khăn để động viên các em tiếp tục đi học, …

- Với các tổ chức xã hội, ban ngành địa phương:

+ Hiệu trưởng cần thiết lập và giữ mối quan hệ tốt, lâu dài với các lực lượng xã hội, với cấp ủy và chính quyền địa phương. Tranh thủ các nguồn lực trong việc phối hợp, hỗ trợ tổ chức các hoạt động GDNGLL.

+ Hiệu trưởng cần phối hợp thường xuyên với các tổ chức xã hội, các ban ngành ở địa phương về việc phối hợp tuyên truyền các nội dung có liên quan đến chuyên ngành của mình, hướng dẫn giáo viên và học sinh về tham gia sinh hoạt tại địa phương nơi cư trú. Ví dụ trong thời gian nghỉ hè, ngoài việc bồi dưỡng văn hoá hè, trường cần tổ chức cho học sinh các phong trào TDTT, trồng cây xanh, tổ chức lao động công ích tại địa phương, chăm sóc các gia đình chính sách có công với nước, tìm hiệu về lịch sử địa phương (Tượng đài chiến thắng Long Khánh, Nghĩa trang liệt sĩ Long Khánh, di tích khảo cổ mộ Cự Thạch Hàng Gòn, công viên văn hóa Sông Ray … ) để khơi dậy lòng tự hào dân tộc đối trong các em…

2.4. Xây dựng các điều kiện cho hoạt động GDNGLL:

- Xây dựng cơ sở vật chất, tài chính cho tổ chức hoạt động GDNGLL: Hiệu

trưởng cần có kế hoạch xây dựng, tu bổ và mua sắm các điều kiện thiết yếu về cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động GDNGLL tại trường như: Nâng cấp sân chơi bóng, bổ sung các trang thiết bị, dụng cụ thể thao, xây dựng nhà thi đấu đa năng, trang bị đầu Karaoke, hệ thống loa đài, xây dựng nhà truyền thống, nhạc cụ …, dự trù kinh phí cho hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp một cách cụ thể rõ ràng, phải đưa nó vào quy chế chi tiêu nội bộ trong điều kiện cho phép. Vận dùng các nguồn quỹ khác để có kinh phí cho tổ chức.

- Xây dựng đội ngũ giáo viên: (như phần tập thể giáo viên nhà trường); Cử

giáo viên trẻ tham dự các lớp tập huấn ngắn hạn hoặc các lớp dài hạn. Ngoài ra cần có chế độ động viên khen thưởng kịp thời và xứng đáng đối với những giáo viên, học sinh có nhiều đóng góp nổi bật và tích cực cho việc tổ chức các hoạt động GDNGLL.

Một phần của tài liệu skkn một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của hiệu trưởng trường thpt võ trường toản, (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(36 trang)
w