- Đối với hoạt động thường xuyên duy trì nề nếp, học tập và sinh hoạt, Đoàn Thanh niên có đưa ra biểu điểm thi đua, để đội cờ đỏ chấm hàng ngày và sơ kết hàng tuần trong giờ chào cờ (Hạ cờ). Hiệu trưởng nhận xét đánh giá và trao cờ thi đua cho những lớp đạt hạng: nhất- nhì- ba.
- Đối với các hoạt động theo chủ điểm, ban tổ chức lập kế hoạch cùng với biểu điểm thi đua cho từng hoạt đông, tuỳ theo hoạt động, ban tổ chức sẽ phối hợp với với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để tiến hành kiểm tra đánh giá.
- Ngoài ra, để đánh giá công tác hoạt động GDNGLL của trường, nhà trường căn cứ vào kết qủa thi đua giữa các lớp, kết qủa kiểm tra hồ sơ chủ nhiệm về hoạt động GDNGLL. Kiểm tra thực hiện kế hoạch đã đề ra và công tác chuẩn bị, tổ chức thực hiện của các bộ phận tham gia so với mục tiêu đề ra, nhà trường đánh giá kết qủa giáo dục, rút kinh nghiệm và có biện pháp cải tiến nâng cao chất lượng GDNGLL.
- Hiệu trưởng đã phối hợp với Đoàn Thanh niên xây dựng được chuẩn kiểm tra về nề nếp hàng ngày khá phù hợp với tình hình của nhà trường, nên việc đánh giá xếp loại khá công bằng. Điều này đã góp phần duy trì nề nếp hàng ngày của học sinh.
- Hàng tháng, Hiệu trưởng nắm bắt được thông tin từ các bộ phận qua báo cáo định kỳ tại các cuộc họp liên tịch, đồng thời Hiệu trưởng cũng theo dõi cho nên việc đánh giá các hoạt động đã triển khai một cách khá chính xác.
* Hạn chế:
- Hiệu trưởng cũng chưa định ra được các chuẩn qui định chung để các bộ phận căn cứ vào đó lập ra tiêu chí, đánh giá thống nhất, cân bằng giữa các nội dung trong hoạt động, đáp ứng được mục tiêu của từng hành động.
- Hiệu trưởng ít chú trọng đến hiệu qủa giáo dục của từng hoạt động, chủ yếu chú trọng đến kết qủa, thành tích như: trao giải thưởng cao văn nghệ, thể thao và các hội thi khác mà ít chú ý đến chất lượng và hiệu quả của hoạt động đạt được..
- Các hoạt động thường sao chép lại những năm học trước cho nên nội dung cũ, đơn điệu và nhàn chán.
* Nguyên nhân:
- Do hoạt động ngoài giờ lên lớp không được đánh giá vào kết quả học tập, chưa có chuẩn đánh giá của Bộ Giáo dục và đào tạo nên nhà trường cũng rất khó xây dựng được chuẩn đánh giá cho công tác này.
- Hiệu trưởng ôm đồm công việc quá nhiều, không giao việc cho các thành viên trong ban chỉ đạo kiểm tra nên nhiều hoạt động không kiểm tra hoặc có kiểm tra thì cũng qua loa cho có nên khó thúc đẩy được các hoạt động GDNGLL phát triển tốt hơn.
Chương III. Đề xuất các giải pháp 1. Xây dựng kế hoạch
- Hiệu trưởng cần xây dựng kế hoạch cho tổ chức hoạt động GDNGLL riêng cho toàn trường trong suốt năm học một cách cụ thể, rõ ràng và phải xây dựng sớm
ngay từ tháng 08 với sự đóng góp ý kiến của các bộ phận trong nhà trường. Cần bàn bạc kỹ, nắm bắt những thông tin có liên quan như kết quả hoạt động của năm trước, điều kiện cụ thể của trường, của đội ngũ giáo viên … sau đó Hiệu trưởng lập dự thảo kế hoạch và thông qua trong hội đồng sư phạm. Các đoàn thể trong trường, các lớp bàn bạc thảo luận, điều chỉnh rồi mới ban hành. Trong quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch nếu có nội dung chưa phù hợp thì điều chỉnh, bổ sung kịp thời để các hoạt động được triển khai có hiệu quả cao và thu hút nhiều người tham gia hơn.
- Nội dung kế hoạch phải phân tích kỹ những thuận lợi, khó khăn của nhà trường và địa phương. Kế hoạch phải hài hòa với kế hoạch chuyên môn để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, hiệu qủa đào tạo góp phần hình thành nhân cách của người học. Xây dựng kế hoạch phải chú ý cả kế hoạch dài hạn, kế hoạch ngắn hạn, lịch hoạt động cụ thể, nội dung và biện pháp thực hiện phải rõ ràng cho từng khối lớp, từng thời gian (Ngày, tuần, tháng, kỳ) để tạo nề nếp thường xuyên, cân đối từ đầu năm đến cuối năm học và cả trong hè. Đặc biệt trong kế hoạch cần chú ý:
+ Chỉ đạo, phân công các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động GDNGLL phù hợp với đặc trưng bộ môn, giúp cho hoạt động GDNGLL của trường được phong phú hơn.
+ Kế hoạch phải có tính sáng tạo, phong phú đa dạng về nội dung, hình thức mới thu hút được đông đảo học sinh tham gia.
+ Hiệu trưởng cần xây dựng bản dự trù kinh phí trong một năm học để tránh bị động về kinh phí (các nguồn kinh phí lấy từ: ngân sách, đoàn phí, Ban đại diện cha mẹ học sinh, căng tin ….)
+ Kế hoạch cần có sự kết hợp với chương trình sách giáo khoa hoạt động GDNGLL của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, phối hợp với chuyên môn của nhà trường trong việc việc dạy tích hợp các môn học để tránh chồng chéo, trùng lặp.
+ Cần có kế hoạch hoạt động, phối hợp, phân công cụ thể cho từng tháng, tuần, gắn với nội dung theo từng chủ điểm của tháng nhằm giúp cho tổ chuyên môn, giáo viên chủ nhiệm, Đoàn - Hội, căn cứ vào kế hoạch chung để xây dựng kế hoạch riêng cho bộ phận mình để tránh sự trùng lặp trong việc tổ chức. Chương trình các hoạt động GDNGLL trong năm học, trong từng tháng có thể thống nhất trình bày như sau:
Thời gian Nội dung hoạt động Mục đích yêu cầu Biện pháp thực hiện Phân công thực hiện Điều kiện CSVC Ghi chú Tháng 09 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 Tháng 01 Tháng 02 Tháng 03 Tháng 04
….
+ Nên có kế hoạch hoạt động GDNGLL riêng cho khối 12 gắn liền với hoạt động hướng nghiệp và tập trung nhiều ở thời gian nghỉ hè (lớp 11 lên 12), ở trong học kỳ I có thể dạy dồn vào tháng cuối học kỳ I sau khi thi học kỳ và đầu tháng 1, dành thời gian ở học kỳ II để các em hoàn thành các chương trình môn học và chuẩn bị cho các kỳ thi cuối năm học.
- Việc xây dựng kế hoạch hoạt động cả năm học (Kể cả trong thời gian nghỉ hè) sẽ giúp hiệu trưởng có cái nhìn bao quát về các hoạt động giáo dục diễn ra trong một năm học. Từ đó có sự phối hợp các nguồn lực một cách hợp lý cho các hoạt động giáo dục, các bộ phận và các cá nhân chủ động trong việc chuẩn bị cho các hoạt động đã dự kiến ngay từ đầu năm học.
Mặt khác, kế hoạch năm học cụ thể của các hoạt động giáo dục sẽ đảm bảo tính ổn định tương đối, tính hệ thống và tính hướng đích của hoạt động, loại trừ sự lộn xộn, tùy tiện trong tổ chức các hoạt động nhất là những hoạt động có qui mô toàn trường.