Một số phong trào Hồi giáo tiêu biểu

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của Hồi giáo trong đời sống chính trị Indonesia từ năm 1945 đến nay (Trang 34)

6. Kết cấu luận văn

1.3.2Một số phong trào Hồi giáo tiêu biểu

Trong thời kỳ thực dân Bồ Đào Nha, Anh và Hà Lan thay nhau đánh chiếm Indonesia, các Hồi quốc mạnh chính là ngọn cờ đầu lãnh đạo người dân kháng chiến, trong đó điển hình là ở Aceh. Khi thực dân châu Âu đã hoàn tất tham vọng chiếm thuộc địa cũng là lúc tất cả các Hồi quốc Indonesia bị tiêu diệt. Nhưng dù đã đạt được mục tiêu về kinh tế và chính trị, các nước thực dân châu Âu vẫn không thể xoá bỏ niềm tin vào Hồi giáo của người dân Indonesia. Do đó ý đồ áp đặt Thiên Chúa giáo ở Indonesia đã bị phá sản hoàn toàn. Tôn giáo được người phương Tây mang đến này chỉ bén rễ được ở một số đảo thuộc quần đảo Molucca.

Đạo Hồi là tôn giáo của đại đa số người dân trên các hòn đảo của Indonesia, nên nó tiếp tục nắm vai trò chính trị quan trọng trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Các phong trào Hồi giáo là những tổ chức yêu nước có ảnh hưởng nhất ở Indonesia thời kỳ thuộc địa. Phong trào Hồi giáo hoàn chỉnh đầu tiên tại nước này lãnh đạo cuộc đấu tranh yêu nước là Lực lượng Padri (bạch y) hoạt động mạnh tại phía tây đảo Sumatra. Tổ chức này ra đời năm 1830 và đã gây ra rất nhiều khó khăn cho thực dân Hà Lan. Phải sau hơn hai năm vây hãm, đội quân hùng hậu đến từ châu Âu mới bắt được thủ lĩnh của lực lượng Padri vào năm 1837. Sau khi Padri thất bại, nhiều cộng đồng Hồi giáo khác ở khắp Indonesia vẫn tiếp bước truyền thống kháng chiến chống thực dân Hà Lan.

Nhưng phải tới năm 1912, một phong trào Hồi giáo lớn khác mới ra đời và có quy mô tổ chức hoàn chỉnh, lãnh đạo cuộc đấu tranh yêu nước Indonesia. Đó là Sarekat Islam (Liên minh Hồi giáo), tổ chức được coi như đảng phái chính trị quan trọng đầu tiên của Indonesia. Sarekat Islam hình thành từ phong trào phục hưng Hồi giáo phát triển mạnh vào đầu thế kỷ 20 trên đảo Sumatra và Java nhằm đối phó với hoạt động các nhà truyền giáo đạo Thiên Chúa. Ban đầu, Sarekat Islam đại diện cho quyền lợi của các nhà buôn bán vải và quần áo người bản địa trên đảo Java, chống lại sự gia tăng ảnh hưởng của các doanh nhân người Hoa. Lúc đó, 4 mục tiêu chính của tổ chức này là: khuếch trương vai trò thương mại của Indonesia, giúp đỡ lẫn nhau về kinh tế, phồn vinh về vật chất và trí tuệ cho người Indonesia và phấn đấu vì một đạo Hồi chân chính.

Tổ chức mang tính chất thương mại nói trên đã có bước ngoặt vào năm 1912 khi quyết định đổi tên thành Sarekat Islam. Từ đây nó chủ yếu tập trung vào các vấn đề chính trị và tôn giáo. Nhờ đó, Sarekat Islam nhanh chóng phát triển để trở thành một phong trào nhân dân có ảnh hưởng rộng khắp Indonesia. Năm 1913 Sarekat Islam thu hút được 80.000 thành viên và chỉ một phần tư thế

kỷ sau nó đã có tới hơn hai triệu thành viên. Tư tưởng chính của Sarekat Islam là chủ nghĩa dân tộc Hồi giáo, bao hàm cả khuynh hướng chống chủ nghĩa thực dân và cách tân tôn giáo. Dưới sự lãnh đạo của Omar Said Tjokro Aminoto, đảng phái Hồi giáo này đã mang đậm tính chất chính trị qua các thay đổi cương lĩnh của mỗi kỳ đại hội từ năm 1912 đến 1916. Tuy nhiên mục tiêu chính trị lớn nhất của Sarekat Islam không phải là giải phóng hoàn toàn Indonesia khỏi ách thực dân, mà chỉ là đòi được tự trị trên cơ sở một liên hiệp với Hà Lan.

Trong bối cảnh phong trào Sarekat Islam đang phát triển mạnh, tư tưởng chủ nghĩa xã hội đã được truyền vào Indonesia từ những thập niên đầu của thế kỷ 20. Năm 1920, những người cộng sản do Semaun lãnh đạo đã lập ra Đảng Cộng sản Indonesia (PKI). Từ đây mâu thuẫn đã nổ ra giữa phong trào Sarekat Islam và đảng PKI, đặc biệt là xung quanh vấn đề tôn giáo. Tuy nhiên, tư tưởng cộng sản vẫn phát huy được ảnh hưởng ngay trong nội bộ các thành viên của Sarekat Islam. Năm 1923, nhiều người của phong trào Hồi giáo đã tự tách ra để gia nhập Đảng Cộng sản Indonesia. Cũng trong thời gian này, với sự ủng hộ của Matxcơva và Đảng Cộng sản Trung Quốc, dần dần Đảng Cộng sản Indonesia đã thay thế phong trào Sarekat Islam trở thành ngọn cờ đầu trong công cuộc giải phóng dân tộc của cả quần đảo. PKI lãnh đạo người dân tổ chức hàng loạt các cuộc nổi dậy vũ trang chống thực dân Hà Lan trong những năm 1926-1927. Nhưng tất cả đều nhanh chóng bị thất bại. [Ngô Văn Doanh, 2004, Hà Nội, tr66]

Từ trước khi phong trào Sarekat Islam ra đời trên đảo Java, cuộc đấu tranh yêu nước chống sự đô hộ của thực dân Hà Lan đã xuất hiện khắp Indonesia. Trong đó nổi bật có cuộc đấu tranh dưới ngọn cờ Hồi giáo kéo dài suốt 30 năm ở Aceh. Đây là sự kiện được đánh giá là có ý nghĩa quan trọng đối với lịch sử cận và hiện đại của Indonesia. Nhưng đây mới chỉ là một cuộc đấu tranh đơn độc,

thập kỷ đầu của thế kỷ 20, phong trào đấu tranh giành độc lập cho Indonesia mới bắt đầu được định hình một cách có hệ thống và rộng khắp. Tư tưởng đoàn kết đấu tranh xuất hiện và phát triển mạnh, cùng với sự ra đời của Sarekat Islam. Trong số những người theo chủ nghĩa dân tộc đó có không ít đã từng được đào tạo tại Hà Lan. Song song với khuynh hướng đấu tranh này, một tổ chức xã hội mang tên Muhammadiyah (Những người đi theo nhà tiên tri Muhammad), phong trào Hồi giáo mà ngày nay vẫn là tổ chức tôn giáo xã hội lớn nhất Indonesia đã được thành lập.

Mục tiêu chính của Muhammadiyah không phải là chính trị mà là nhằm đưa Hồi giáo thích nghi dần với đời sống hiện đại. Hoạt động của phong trào này đã lấy cảm hứng từ những bài giảng thuyết của Muhammad Abduh, nhà cải cách Hồi giáo nổi tiếng của Ai Cập, người đã có nhiều nỗ lực đưa niềm tin Hồi giáo trở nên hoà hợp với tư tưởng hiện đại dựa trên lý trí.

Tổ chức Muhammadiyah chủ trương xoá bỏ tất cả những tập quán mang tính mê tín, phần lớn là những tàn tích từ thời kỳ tiền Hồi giáo, nới lỏng những quy định quá cứng rắn như truyền thống trước đây. Trong quá trình hoạt động của mình, Muhammadiyah đã thành lập các ngôi trường theo những chuẩn mực hiện đại, nơi mà các môn học của phương Tây (gồm cả tiếng Hà Lan) cùng được giảng dạy song song với những môn tín lý của đạo Hồi. Ngoài ra, phong trào này còn lập ra những trại trẻ mồ côi, bệnh viện và nhiều cơ sở phúc lợi xã hội khác.

Đến những năm 1920, Muhammadiyah đã trở thành lực lượng chi phối cộng đồng Hồi giáo ở Indonesia và là tổ chức xã hội có ảnh hưởng lớn nhất tại nước này. Do Muhammadiyah có quan điểm hợp tác với chính quyền thực dân Hà Lan nên tổ chức này bị rất nhiều người theo chủ nghĩa yêu nước Indonesia chỉ trích, vì họ chủ trương chính sách bất hợp tác với chính phủ Amsterdam.

Tổ chức Hồi giáo thứ hai có ảnh hưởng tại Indonesia trong thời kỳ đấu tranh giành độc lập là Nahdatul Ulama (Phục hưng Ulama) ra đời năm 1926 ở Đông Java. So với Muhammadiyah thì Nahdatul Ulama mang đậm tính truyền thống hơn vì tổ chức này được một nhóm các ulama (học giả tôn giáo) nổi tiếng lập ra. Mục tiêu trước nhất của họ là bảo vệ những giá trị truyền thống của đạo Hồi và làm đối trọng với xu thế hiện đại hoá Hồi giáo đang diễn ra nhanh chóng lúc đó, cụ thể là do Muhammadiyah cổ suý.

Cũng giống như Muhammadiyah, phong trào Nahdatul Ulama đã phát triển với tốc độ rất nhanh. Nhưng trong khi Muhammadiyah nhận sự ủng hộ của các tầng lớp tín đồ Hồi giáo có học thức cao và sống trong các vùng đô thị, thì tổ chức Nahdatul Ulama chủ yếu do các tầng lớp nông dân hậu thuẫn và làm thành viên. Hiện nay Nahdatul Ulama có khoảng 30 triệu thành viên là người Hồi giáo, chủ yếu ở trên đảo Java và do cựu tổng thống Abdurrahman Wahid lãnh đạo.

[Ulil Abshar Abdallah, 2002, Washington, tr33]

Ngoài ra cũng còn một số đặc điểm khác biệt giữa hai phong trào đấu tranh Muhammadiyah và Nahdatul Ulama. Ví dụ Nahdatul Ulama có khuynh hướng bảo thủ và mang cấu trúc tổ chức đậm tính tôn ti trật tự rõ ràng hơn. Trong khi đó, Muhammadiyah “thoáng” hơn nhiều về mọi mặt và tổ chức mang tính dân chủ hơn. Nhưng cùng với sự phát triển của xu hướng chuộng việc thực hành những lễ nghi Hồi giáo mang tính chính thống trong những năm gần đây, những khác biệt giữa hai tổ chức này đã dần dần giảm đi.

Nhưng trên hết, cả hai nhóm Hồi giáo lớn nhất Indonesia là Nahdatul Ulama và Muhammadiyah có một điểm chung lớn nhất là đều ủng hộ phong trào đòi độc lập cho quốc đảo này. Tuy vậy trên thực tế, đạo Hồi rất ít khi trở thành một công cụ thực sự để thu hút sự hậu thuẫn về chính trị nhằm chống lại chủ

nghĩa thực dân. Phần lớn người dân Indonesia tận tuỵ vì sự ra đời của một nhà nước thế tục với một hệ thống chính trị gồm đa đảng phái. Sau khi Indonesia giành được độc lập năm 1945, Muhammadiyah đã duy trì vị trí như là một tổ chức xã hội tôn giáo đơn thuần. Còn Nahdatul Ulama thì dần dần tự biến thành một đảng chính trị độc lập vào năm 1952 và tham gia vào tất cả các nội các ở Indonesia trong giai đoạn từ năm 1953 đến 1971.

1.4 Tiểu kết chƣơng I

Hồi giáo du nhập vào Indonesia tương đối muộn và diễn ra với những mức độ và thời gian khác nhau bắt đầu từ thế kỷ 13. Do điều kiện địa lý thuận lợi, vùng phía tây mà tiêu biểu là đảo Sumatra là nơi tiếp cận Hồi giáo đầu tiên ở Indonesia. Trung tâm Hồi giáo lớn đầu tiên của nước này cũng hình thành tại đây có tên gọi Samudra. Tiếp theo đó là sự xuất hiện lần lượt của các Hồi quốc lớn như Melaka, Aceh, Japara, Demak, Mataram, Bantam…

Sau một thời gian du nhập và phát triển của đạo Hồi, thế kỷ 16 trở thành thời kỳ chuyển mình của cả vùng quần đảo Indonesia từ những cấu trúc chính trị, xã hội và văn hoá cổ kiểu Ấn Độ vốn đã tồn tại hàng thiên niên kỷ sang một cấu trúc mới do Hồi giáo mang lại. Với đặc thù gắn liền với hoạt động giao thương, Hồi giáo cũng góp phần khiến cho Indonesia trở nên mở hơn so với thế giới bên ngoài, đặc biệt là các nước đến từ bán đảo Ảrập và châu Âu. Các Hồi quốc Indonesia chính là những trung tâm thương mại trên biển có quy mô lớn của phương Đông suốt thời trung đại.

Nhưng chính vì sự giàu có của các hòn đảo ở Indonesia mà các nước thực dân lớn ở châu Âu đã lần lượt tìm đến vùng đất rộng lớn nhất Đông Nam Á này. Mở đầu là sự xuất hiện của thực dân Bồ Đào Nha với tư cách là các đoàn thuyền

buôn, sau đó họ mang tới đây cả quân đội và đánh chiếm luôn hải cảng giàu có nhất là Melaka. Sau đó người Anh và Hà Lan lại theo chân Bồ Đào Nha kéo đến tranh giành nhau thuộc địa. Cho đến cuối thế kỷ 19 và thập niên đầu thế kỷ 20 thì toàn bộ các Hồi quốc (Sultanate) và những hòn đảo lớn nhỏ ở Indonesia đã trở thành thuộc địa của Hà Lan. Quá trình thực dân hoá ở khắp quần đảo Indonesia vốn diễn ra rất chậm chạp đã hoàn tất.

Nhưng dù các Hồi quốc không còn, đạo Hồi vẫn là tôn giáo của đại đa số người dân Indonesia. Niềm tin mãnh liệt vào thánh Allah tối thượng của người bản địa đã làm phá sản âm mưu áp đặt Thiên Chúa giáo của thực dân châu Âu tại Indonesia. Hơn nữa, Hồi giáo đã thực sự trở thành ngọn cờ lãnh đạo các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở nước này. Hầu như thực dân Bồ Đào Nha, Anh và Hà Lan đặt chân tới hòn đảo nào họ cũng đều gặp phải sức kháng cự của người Indonesia. Trong đó có những cuộc kháng chiến đặc biệt quy mô, gây rất nhiều khó khăn cho quân đội thực dân, tiêu biểu là Hồi quốc Aceh trên đảo Sumatra.

Nhưng các cuộc đấu tranh đó cuối cùng đều thất bại do tính chất tự phát và đơn lẻ. Sang đầu thế kỷ 20, phong trào dân tộc của người Indonesia mới có bước phát triển mới, quy mô rộng lớn hơn. Đó là thời kỳ xuất hiện các phong trào Hồi giáo như Sarekat Islam, Muhammadiyah và Nahdatul Ulama. Tuy nhiên những tổ chức này chưa mang tính chất cách mạng triệt để, chưa có khả năng tập hợp tất cả các tầng lớp nhân dân vùng lên để đấu tranh giành độc lập hoàn toàn cho Indonesia. Phải đến khi thời cơ ngàn năm có một xuất hiện, phát xít Nhật hất cẳng thực dân Hà Lan, các nhóm cách mạng cấp tiến hoạt động mạnh đã khiến người dân xứ đảo lần đầu tiên trong lịch sử lập ra một quốc gia độc lập trải dài khắp quần đảo. Lịch sử Indonesia nói chung và Hồi giáo nói riêng ở nước này đã bước sang một giai đoạn mới.

CHƢƠNG II: ẢNH HƢỞNG CỦA HỒI GIÁO TRONG ĐỜI SỐNG CHÍNH TRỊ INDONESIA GIAI ĐOẠN 1945-1998

2.1 Quá trình ra đời của nhà nƣớc Indonesia độc lập

Sau khi các cuộc nổi dậy vũ trang do Đảng Cộng sản Indonesia (PKI) lãnh đạo giai đoạn 1926-1927 bị thất bại, phong trào Hồi giáo Sarekat Islam lại trở thành ngọn cờ đầu của chủ nghĩa dân tộc ở nước này. Nhưng do Sarekat Islam chủ yếu tập trung vào lĩnh vực giáo dục và kinh tế nên đã không thể làm thoả mãn những người mang quan điểm dân tộc chủ nghĩa cấp tiến. Do đó, năm 1927 một nhóm người theo dân tộc chủ nghĩa cấp tiến do Sukarno (1901-1970) đứng đầu đã lập ra đảng Dân tộc Indonesia (PNI). Mục đích của PNI là tập hợp tất cả

những lực lượng và tổ chức theo dân tộc chủ nghĩa để tiến hành một phong trào bất hợp tác lớn theo mô hình của Mahatma Gandhi ở Ấn Độ. Nhưng ngay khi phát hiện PNI mang xu hướng cách mạng triệt để, đảng này đã bị thực dân Hà Lan đàn áp dã man. Hơn 100 lãnh đạo và đảng viên có ảnh hưởng của PNI bị bắt vào tháng 12/1929. Sau đó, 4 người trong số này gồm cả Sukarno đã bị đưa ra toà án thực dân.

Do những hành động mạnh tay của thực dân Hà Lan, đảng Dân tộc Indonesia (PNI) đã phải tự giải tán vào tháng 4/1931. Nhưng chỉ một thời gian ngắn sau đó, một nhóm lãnh đạo cũ của PNI do Sartono đứng đầu đã phục hồi lại PNI dưới tên gọi mới là Đảng Indonesia (Partindo). Cũng tương tự như PNI trước đây, Partindo chủ trương độc lập, thống nhất phong trào dân tộc và lên án chủ nghĩa đế quốc. Nhưng Partindo đã có bước tiến dài so với PNI trong những yêu sách về dân chủ và xã hội. Sartono và Sukarno tiếp tục trở thành hai nhà lãnh đạo nổi bật của Partindo và đây cũng là hai nhân vật nổi tiếng trong phong trào giải phóng dân tộc của Indonesia đầu thế kỷ 20. Partindo phát triển nhanh chóng và trở thành một trong những đảng chính trị lớn nhất Indonesia từ năm 1933 với tổng cộng khoảng 20.000 đảng viên.

Cơ sở cương lĩnh của Partindo và cũng là của PNI trước đây dựa trên tư tưởng Marhaenism, học thuyết do Sukarno soạn thảo trong những năm 1926- 1933 mang đậm xu hướng chống thực dân đế quốc. Yêu cầu đầu tiên mà học thuyết Marhaenism nêu ra là độc lập hoàn toàn cho Indonesia. Chính điều này đã tạo yếu tố khác biệt giữa PNI so với tư tưởng của phong trào Hồi giáo Sarekat Islam, vốn chỉ đòi được tự trị trên cơ sở một liên hiệp với Hà Lan. Học thuyết Marhaenism chỉ rõ rằng, con đường đi đến độc lập là bất hợp tác với thực dân trên mọi lĩnh vực, đồng thời giáo dục cho quần chúng thấy rõ niềm tin vào sức

mạnh của chính mình và đoàn kết tất cả các lực lượng chống thực dân thành một mặt trận. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bên cạnh những người chủ trương bất hợp tác với chính quyền thực dân, một bộ phận nhỏ Indonesia lại có tư tưởng ngược lại. Những người chủ trương

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của Hồi giáo trong đời sống chính trị Indonesia từ năm 1945 đến nay (Trang 34)