Thức và năng lực thực hành dân chủ của nhân dân huyệnVũ

Một phần của tài liệu Thực hiện Pháp lệnh dân chủ ở xã, phường, thị trấn trên địa bàn huyện Vũ Thư - tỉnh Thái Bình hiện nay (Trang 34)

Thư tỉnh Thái Bình

Ý thức dân chủ là trình độ nhận thức về dân chủ và tinh thần, trách nhiệm đối với việc hướng tới thực hành nó trong thực tiễn dân chủ. Ý thức dân chủ có liên quan trực tiếp tới trình độ học vấn, trình độ pháp luật và tinh thần, trách nhiệm công dân.

Năng lực thực hành dân chủ của nhân dân là toàn bộ những yếu tố vật chất và tinh thần của từng công dân, của các cộng đồng có liên quan tới hoạt động quyền lực của hệ thống chính trị. Năng lực thực hành dân chủ bao gồm năng lực tham gia ý kiến, tham gia xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở, kiểm tra và giám sát hoạt động của hệ thống chính trị, quyết định trực tiếp những vấn đề quyền lực và tham gia thực hiện quyền lực đó trong thực tiễn.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định rằng: thực hành dân

chủ là cái chìa khoá vạn năng có thể giải quyết mọi khó khăn. Những năm qua vai trò làm chủ của người dân trong huyện luôn được đề cao. Nhân dân được tham gia quyết định trực tiếp những vấn đề liên quan đến mình. Nhờ đó mà ý thức cũng như năng lực thực hành dân chủ được nâng lên. Nhân dân đã từng bước bỏ dần thói quen ỷ lại vào Nhà nước và các tổ chức đoàn thể, đã chủ động, tích cực hơn trong quá trình thực hiện dân chủ. Nhờ đó mà công cuộc xây dựng nông thôn mới ở Vũ Thư đã huy động được nhanh chóng sức người, sức của và cơ bản đã hoàn thành giai đoạn I. Một số cơ sở tưởng chừng không thực hiện được việc xây dựng các công trình giao thông nông thôn nhưng khi đưa ra nhân dân bàn bạc thì lại được triển khai nhanh gọn, nhân dân tự tháo dỡ nhà, chặt cây, hiến đất để mở rộng đường như ở xã Vũ Đoài, Duy Nhất, Nguyên Xá.

Để hoàn thành các mục tiêu KT - XH thì việc mở rộng dân chủ là một trong những yêu cầu cấp thiết. Thực tế đã chứng minh khi quyền làm chủ của người dân bị vi phạm sẽ dẫn đến tình trạng mất ổn định, khiếu kiện xảy ra... Những năm gần đây cùng với sự phát triển mọi mặt của đời sống xã hội nói chung, trình độ nhận thức của người dân Vũ Thư cũng được nâng lên rõ rệt, nhờ đó ý thức dân chủ cũng như năng lực thực hành dân chủ cũng thay đổi theo hướng tích cực. Nhân dân tham gia bàn bạc và quyết định những việc chung liên quan đến mình và giám sát, kiểm tra hoạt động của chính quyền. Vai trò giám sát, kiểm tra của người dân thể hiện thông qua tinh thần trách nhiệm, trí tuệ, năng lực của họ trong quá trình giám sát, kiểm tra đó. Hàng năm báo cáo kiểm điểm của Chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBND, các Trưởng thôn; báo cáo thực hiện Nghị quyết HĐND... đều được thông báo đến các cuộc họp dân và xin ý kiến đóng góp của nhân dân. Chính nhờ phát huy cao độ vai trò giám sát, kiểm tra của nhân dân mà nhiều biểu hiện sai phạm của một số địa phương đã được phát hiện và có hướng xử lý kịp thời. Trên thực tế, việc nhân dân tham gia kiểm tra, giám sát đã góp phần quan trọng vào hiệu quả của việc thực hiện dân chủ, hạn chế sự vi phạm dân chủ và đẩy lùi tệ quan liêu, tham nhũng.

Bên cạnh đó, ý thức dân chủ cũng như khả năng thực hành dân chủ của người dân ở Vũ Thư cũng còn bộc lộ một số nhược điểm cần khắc phục. Một số địa phương do chưa tuyên truyền sâu rộng Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở cơ sở nên một bộ phận nhân dân chưa nhận thấy được tầm quan trọng của pháp lệnh, chưa tích cực tham gia sinh hoạt hội họp, chưa tích cực thực hiện các quyết định của cấp trên. Ở một số xã trong huyện việc thực hành dân chủ có biểu hiện hình thức, cụ thể nên sự tham gia của nhân dân cũng mang tính hình thức. Ngoài ra trên địa bàn huyện còn xuất hiện một số phần tử núp bóng tôn giáo nhằm kích động nhân dân, gây chia rẽ và cản trở việc thực hành dân chủ...

Để nâng cao hơn nữa ý thức dân chủ và năng lực thực hành dân chủ của nhân dân, để khắc phục nhưng hạn chế nêu trên cần phối hợp hoạt động giữa Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể nhân dân. Các cấp ủy, chính quyền địa phương cần tích cực, chủ động, tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân tham gia vào quá trình: “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, chủ động và phát huy vai trò của tổ nhân dân tự quản. Ngoài ra cần xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt ở cơ sở có đủ năng lực, phẩm chất, biết lắng nghe và tin tưởng ở quần chúng.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LỆNH DÂN CHỦ

Ở XÃ, PHƢỜNG, THỊ TRẤN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VŨ THƢ, TỈNH THÁI BÌNH HIỆN NAY

2.1. Quá trình triển khai thực hiện Pháp lệnh dân chủ ở xã, phƣờng, thị trấn trên địa bàn huyện Vũ Thƣ tỉnh Thái Bình

2.1.1. Tình hình dân chủ ở các xã, thị trấn của huyện Vũ Thư trước khi triển khai thực hiện Pháp lệnh dân chủ ở xã, phường, thị trấn

Sau khi Quy chế dân chủ ở cơ sở được ban hành, cùng với quyết tâm cao độ của các cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân Vũ Thư, tình hình chính trị - xã hội trên địa bàn huyện dần đi vào ổn định và đạt những thành tựu bước đầu. Hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở thường xuyên được kiện toàn và củng cố, từng bước khắc phục những hạn chế của những năm trước đó, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ chính trị của địa phương.

Tình trạng mất dân chủ, khiếu kiện đông người của những năm trước đã giảm đi nhiều. Các vấn đề quan trọng của cơ sở như thu- chi ngân sách, khen thưởng, kỷ luật, luân chuyển và bố trí cán bộ… đã được công khai trong nhân dân, được nhân dân tham gia bàn bạc, đóng góp ý kiến. Các Chỉ thị, Nghị quyết của cấp trên được phổ biến rộng rãi trong nhân dân bằng những hình thức như: niêm yết tại UBND xã, phổ biến tại các buổi họp dân, công bố trên loa truyền thanh…

Tuy nhiên, những năm trước khi triển khai thực hiện Pháp lệnh dân chủ ở xã, phường, thị trấn, ở một số địa phương huyện Vũ Thư, việc giải phóng mặt bằng, thu hồi, đền bù đất, quy hoạch nông thôn… liên quan trực tiếp đến lợi ích của nhân dân vẫn không được công khai rộng rãi. Một số xã, cán bộ lãnh đạo đã lợi dụng xây dựng nông thôn mới để tham ô, tham nhũng, cản trở

quyền làm chủ của người dân. Do đó, nhân dân bức xúc và lại tiến hành khiếu kiện vượt cấp làm ảnh hưởng đến tình hình chung của huyện.

Mặt khác, Quy chế dân chủ ở cơ sở được ban hành đã dần thể hiện sự không phù hợp với tình hình mới, cần có một văn bản mang tính pháp lý cao hơn quy định việc thực hiện dân chủ của nhân dân ở xã, phường, thị trấn, khắc phục tình trạng phi dân chủ, củng cố lòng tin của nhân dân đối với cấp ủy đảng, chính quyền.

2.1.2. Các bước triển khai thực hiện Pháp lệnh dân chủ ở xã, phường, thị trấn

2.1.2.1. Tuyên truyền sâu rộng những nội dung Pháp lệnh đến các tầng lớp nhân dân trong huyện

Các cấp ủy Đảng, chính quyền trong huyện đã không ngừng lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức các hình thức tuyên truyền để Pháp lệnh thực sự đi vào cuộc sống, được đông đảo nhân dân tiếp thu và thực hiện có hiệu quả. Ngay sau khi có Pháp lệnh 34, Huyện ủy Vũ Thư đã tổ chức hội nghị phổ biến, quán triệt cho đội ngũ cấp ủy viên, cán bộ chủ chốt chính quyền, MTTQ và các đoàn thể từ huyện đến cơ sở, đồng thời chỉ đạo các xã, thị trấn tổ chức hội nghị quán triệt Pháp lệnh 34 cho đội ngũ cán bộ, đảng viên và toàn thể nhân dân.

Huyện đã xây dựng kế hoạch, chương trình hành động gắn với đẩy mạnh cải cách hành chính; phòng chống tham nhũng lãng phí, thực hành tiết kiệm; đổi mới phương thức hoạt động, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh; công khai minh bạch các thủ tục hành chính, các dự án, công trình đầu tư, phương án đền bù, hỗ trợ giải phóng mặt bằng khi thu hồi đất; công khai kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, các chế độ chính sách…Việc tổ chức lấy phiếu tín nhiệm các chức danh chủ chốt do HĐND xã, thị trấn bầu được thực hiện công khai theo qui định. Huyện ủy chỉ đạo các tổ chức, cơ sở đảng duy trì chế độ sinh hoạt chi bộ hàng tháng qua đó phổ biến nội dung Pháp lệnh đến từng đảng viên. Huyện uỷ - UBND huyện đã chỉ đạo các cấp, các ngành làm tốt công tác xây dựng kế hoạch, biên soạn, in ấn tài liệu cung cấp đầy

đủ kịp thời tới các Đảng bộ, chi bộ cơ quan, đơn vị, xã, thị trấn, thôn xóm. Tập trung chỉ đạo làm đồng loạt trong toàn huyện. Đồng thời chỉ đạo các ngành trong binh chủng tư tưởng tập trung tuyên truyền các văn bản của Trung ương, của Tỉnh, của Huyện và biểu dương các đơn vị, cá nhân làm tốt công tác triển khai thực hiện Pháp lệnh dân chủ ở cơ sở.

Thực hiện đa đạng các hình thức tuyên truyền như: qua hệ thống loa truyền thanh, các buổi sinh hoạt chi đoàn, chi hội, việc tổ chức họp dân, tập huấn, sân khấu hóa, thi tìm hiểu, in ấn tài liệu phát đến các khu dân cư,… Trong 5 năm huyện đã tổ chức được gần 400 hội nghị cho trên 59.000 lượt cán bộ, hội viên, đoàn viên. Đài truyền thanh từ huyện đến thôn đã phát trên 1.800 lần vào các thời điểm quan trọng như tiến hành dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp, xây dựng các công trình phúc lợi tại địa phương, bầu trưởng thôn [30, tr. 3]… Thông qua công tác tuyên truyền, vận động bước đầu đã tạo được sự chuyển biến mới trong nhận thức về quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Từ đó năng lực thực hành dân chủ cũng như khả năng thực hiện Pháp lệnh dân chủ ở cơ sở của nhân dân được nâng lên.

Bên cạnh đó huyện còn chỉ đạo các xã, thị trấn phải tổ chức họp dân để triển khai đến từng hộ dân trong huyện nội dung Pháp lệnh. Hầu hết các xã đã tổ chức cho 100% xóm, thôn với tỷ lệ nhân dân dự họp bình quân đạt 55%. Tuyên truyền, giáo dục làm cho mọi người dân, trước hết là cán bộ, đảng viên hiểu rõ được tầm quan trọng của việc thực hiện Pháp lệnh dân chủ ở cơ sở. Đây là nhiệm vụ quan trọng có ý nghĩa lâu dài của hệ thống chính trị ở cơ sở và là yêu cầu đầu tiên của phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.

2.1.2.2. Tổ chức tập huấn về Pháp lệnh cho cán bộ cơ sở

Cùng với việc tổ chức tuyên truyền nội dung Pháp lệnh bằng các hình thức nêu trên, Huyện ủy Vũ Thư còn tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ cơ sở về nội dung cũng như cách thức tuyên truyền đến từng người dân nội dung

Pháp lệnh. Hàng năm, huyện ra công văn triệu tập cán bộ cơ sở là Bí thư chi bộ, trưởng các đoàn thể với gần 300 lượt học viên của 30 xã, thị trấn tham gia tập huấn về Pháp lệnh.

Nhiều xã trong huyện còn tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ các hội, đoàn thể, tiến hành lồng ghép nội dung tập huấn với việc phổ biến Pháp lệnh dân chủ ở cơ sở. Qua đó hiệu quả việc triển khai Pháp lệnh được nâng lên rõ rệt.

Ngoài ra, huyện còn mở các lớp bồi dưỡng ngắn hạn hàng năm, nội dung thiết thực cho cán bộ cốt cán ở cơ sở về công tác tuyên truyền, vận động quần chúng. Qua tập huấn đã giúp đội ngũ cán bộ cơ sở nhận thức rõ quyền và trách nhiệm của mình trong việc thực hiện Pháp lệnh cũng như trong công tác phổ biến Pháp lệnh cho dân cư trên địa bàn. Đội ngũ cán bộ cơ sở là những người gần dân nhất, thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với nhân dân, là người hiểu rõ nhất tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, là người trực tiếp phổ biến những chủ trương, chính sách của cấp trên đến nhân dân, do đó việc tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ cơ sở là một tất yếu.

2.1.3. Lựa chọn các hình thức thực hiện dân chủ theo yêu cầu cầu Pháp lệnh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.1.3.1. Thực hiện dân chủ đại diện

Dân chủ đại diện là việc nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình thông qua các cơ quan, tổ chức đại diện cho họ. Dân chủ đại diện ở cơ sở được thực hiện thông qua hoạt động của HĐND và các đoàn thể, tổ chức xã hội, trong đó HĐND đóng vai trò quan trọng. HĐND ban hành các nghị quyết nhằm tổ chức thực hiện Pháp luật, giải quyết các vấn đề quan trọng của đời sống xã hội, thực hiện chức năng giám sát hoạt động và bảo đảm cho hoạt động của UBND phù hợp hiến pháp, pháp luật.

Các đại biểu HĐND cấp xã phải là những người thật sự gần gũi nhân dân, nắm được tâm tư, nguyện vọng của nhân dân cùng những vấn đề về an ninh trật tự, tình hình kinh tế - xã hội của địa phương. Từ đó tham gia xây

dựng nghị quyết của hội đồng hướng vào vai trò đại diện cho quyền lợi của nhân dân. Nhưng HĐND cũng phải tạo điều kiện để nhân dân được tiếp xúc, trao đổi với các đại biểu của mình, để nhân dân được nhận xét và lựa chọn các đại biểu phù hợp, đại diện cho mình.

Cùng với HĐND, các tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở cũng thể hiện vai trò dân chủ đại diện của mình như hội phụ nữ, đoàn thanh niên, hội nông dân, công đoàn… Tính chất đại diện của các tổ chức này thể hiện ở nội dung, mục đích hoạt động của từng tổ chức. Tuy nhiên, việc thực hiện dân chủ đại diện thông qua hoạt động của HĐND lại đóng vai trò quyết định vì thông qua hoạt động của HĐND, ý chí của nhân dân thành ý chí của Nhà nước, có tính bắt buộc chung đối với từng thành viên ở cơ sở. Nhưng muốn hoàn thiện dân chủ đại diện phải nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức quần chúng, phải làm cho các tổ chức đó có được sự quan tâm sâu sắc đến các thành viên. Có như vậy mới tạo được niềm tin của nhân dân, mới lựa chọn được những đại biểu ưu tú cho HĐND đại diện cho nhân dân nói lên tâm tư, nguyện vọng của nhân dân.

2.1.3.2. Mở rộng hình thức dân chủ trực tiếp

Bên cạnh việc mở rộng dân chủ đại diện, cần phải mở rộng dân chủ trực tiếp. Dân chủ trực tiếp là nhân dân trực tiếp làm chủ, trực tiếp tham gia xây dựng và quản lý Nhà nước ở xã, phường. Văn kiện Đại hội IX của Đảng xác định nhiều phương thức để thực hiện dân chủ trực tiếp như: trưng cầu dân ý; chế độ bầu và bãi nhiễm đại biểu Quốc hội, HĐND các cấp; hỏi ý kiến nhân dân, đưa ra thảo luận các chủ trương, chính sách, các quyết định quản lý; khiếu nại, tố cáo, giải quyết khiếu tố của nhân dân; chế độ công khai, báo cáo công việc trước nhân dân của cơ quan nhà nước, cán bộ công chức nhà nước; nhân dân bàn và quyết định trực tiếp những vấn đề phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế, an ninh trật tự trên địa bàn địa phương, cơ sở; chế độ tự phê bình trước dân…

Thông qua dân chủ trực tiếp nhân dân sẽ có điều kiện bày tỏ ý kiến của mình tham gia xây dựng nhà nước, tham gia quản lý nhà nước và xã hội. Đối với cơ sở, mở rộng các hình thức dân chủ trực tiếp là tất yếu vì đây là tế bào

Một phần của tài liệu Thực hiện Pháp lệnh dân chủ ở xã, phường, thị trấn trên địa bàn huyện Vũ Thư - tỉnh Thái Bình hiện nay (Trang 34)