Vai trò của Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn

Một phần của tài liệu Thực hiện Pháp lệnh dân chủ ở xã, phường, thị trấn trên địa bàn huyện Vũ Thư - tỉnh Thái Bình hiện nay (Trang 26)

Thứ nhất, việc thực hiện Pháp lệnh sẽ góp phần mở rộng quyền làm chủ

Mở rộng quyền làm chủ của nhân dân là nền tảng để xây dựng xã hội và mang tính chất quyết định đối với việc xây dựng chính quyền của dân. Khi bộ máy chính quyền ở cơ sở còn yếu kém, thái độ phục vụ nhân dân của cán bộ xã chưa tốt thì việc mở rộng quyền làm chủ của nhân dân sẽ tạo điều kiện để người dân nói lên tiếng nói và phản ánh nguyện vọng của mình.

Thực hiện Pháp lệnh dân chủ ở cơ sở góp phần phát huy quyền làm chủ của nhân dân trên tinh thần “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, giám sát”. Nhờ vậy sẽ phát huy được tính dân chủ và quyền làm chủ của các tầng lớp nhân dân trong việc tham gia vào xây dựng các định hướng, kế hoạch phát triển KT - XH ở địa phương.

Đồng thời, khi quyền làm chủ của nhân dân được bảo đảm sẽ tạo điều kiện để nhân dân đóng góp ý kiến và đề xuất nguyện vọng, từ đó làm cho tổ chức Đảng và đảng viên nâng cao tinh thần trách nhiệm trước nhân dân.

Đẩy mạnh thực hiện Pháp lệnh dân chủ ở cơ sở cũng sẽ góp phần đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của Mặt trận và các tổ chức, đoàn thể. Các đoàn thể lại là lực lượng nòng cốt trong vận động đoàn viên, hội viên thực hiện và giám sát thực hiện Pháp lệnh dân chủ ở cơ sở. Đồng thời động viên nhân dân tích cực tham gia thực hiện Pháp lệnh, các quy ước ở xóm, thôn; thi đua trong phong trào phát triển kinh tế gia đình, xóa đói, giảm nghèo… Và khi quyền làm chủ của nhân dân được bảo đảm, mở rộng thì những chính sách về dân chủ của Đảng, Nhà nước sẽ dễ dàng đi vào trong thực tiễn đời sống của nhân dân ở cơ sở. Qua đó sẽ góp phần vào thúc đẩy phát triển KT - XH, xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu sản xuất, từng bước nâng cao đời sống người dân.

Thứ hai, thực hiện Pháp lệnh dân chủ ở xã, phường, thị trấn góp phần

nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị ở cấp cơ sở.

Hệ thống chính trị ở cấp cơ sở có vai trò quan trọng trong tổ chức và hướng dẫn nhân dân thực hiện đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước,

phát huy quyền làm chủ của nhân dân, là khâu trọng yếu trong việc thực hiện “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Chính quyền cơ sở được kiện toàn, trong sạch vững mạnh, thường xuyên đổi mới phương thức hoạt động thì sẽ từng bước đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn. Có như vậy mới phát huy được quyền làm chủ của nhân dân và huy động nhân dân tham gia vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Thực hiện Pháp lệnh dân chủ ở xã, phường, thị trấn sẽ góp phần đổi mới phương thức lãnh đạo của cấp uỷ, quản lý điều hành của chính quyền cơ sở theo hướng ngày một dân chủ hơn, cụ thể và bám sát thực tiễn hơn, khắc phục được tình trạng quan liêu, cửa quyền.

Chính quyền các xã, phường, thị trấn thông qua hoạt động triển khai Pháp lệnh 34 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ở cơ sở hầu hết đều có quy chế phối hợp với MTTQ và các đoàn thể, Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng ở địa phương để nâng cao năng lực hoạt động thực tiễn, tăng thêm uy tín, góp phần xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh. Đặc biệt thông qua đó, chính quyền các xã sẽ tạo ra được phương thức mới trong công tác huy động nguồn lực từ nhân dân, bao gồm cả trí lực và vật lực vào xây dựng, phát triển quê hương trên mọi lĩnh vực.

Thứ ba, thực hiện Pháp lệnh dân chủ ở xã, phường, thị trấn góp phần

phát triển KT - XH, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, đảm bảo an ninh chính trị của cả nước nói chung và của địa phương nói riêng.

Những vấn đề liên quan trực tiếp đến lợi ích của người dân như: tài chính, xây dựng cơ sở hạ tầng, thuế… được công khai sẽ thu hút sự tham gia đóng góp ý kiến của nhân dân và huy động được sức dân trong việc thực hiện nhiệm vụ phát triển KT - XH của địa phương. Hơn nữa trong bối cảnh “cả nước chung tay xây dựng nông thôn mới” như hiện nay có huy động sức dân thì mới tiến hành được các khâu quan trọng của xây dựng nông thôn mới như

dồn điền, đổi thửa, hiến đất làm đường giao thông, xây dựng công trình thủy lợi…

Mặt khác, phát huy dân chủ ở cơ sở và thực hiện tốt Pháp lệnh về dân chủ ở cơ sở sẽ góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự xã hội ở địa phương. Vì khi đó nhân dân sẽ được bàn, quyết định trực tiếp những vấn đề liên quan đến tình hình an ninh trật tự, công tác tổ chức cộng đồng và chính quyền cơ sở có trách nhiệm làm rõ đúng sai về những điều dân thắc mắc, đảm bảo quyền dân chủ trực tiếp của nhân dân. Khi các cấp chính quyền làm đúng chức trách, nhiệm vụ của mình và bảo vệ quyền dân chủ của nhân dân thì nhân dân sẽ hết lòng ủng hộ nhà nước, tôn trọng và thực hiện đúng những chủ trương, chính sách, điều luật đã ban hành. Thực tế đã chứng minh, địa phương nào thực hiện tốt dân chủ thì ở đó tình hình an ninh, trật tự xã hội được đảm bảo và những chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước được thực hiện nghiêm túc, góp phần đảm bảo sự bình yên của quốc gia, dân tộc.

1.3. Những yếu tố cơ bản tác động trực tiếp đến hiệu quả thực hiện Pháp lệnh dân chủ ở xã, phƣờng, thị trấn trên địa bàn huyện Vũ Thƣ

Một phần của tài liệu Thực hiện Pháp lệnh dân chủ ở xã, phường, thị trấn trên địa bàn huyện Vũ Thư - tỉnh Thái Bình hiện nay (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)