Hoàn thiện công tác hạch toán TSCĐ tại công ty

Một phần của tài liệu hạch toán tài sản cố định tại công ty tnhh xây dựng số 1 (Trang 57)

II. Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác hạch toán

2.Hoàn thiện công tác hạch toán TSCĐ tại công ty

a.Thay đổi phương pháp tính khấu hao.

Hiện tại Công Ty sử dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng, để rút ngắn thời gian thu hồi vốn Công Ty nên tiến hành trích khấu hao theo phương pháp khấu nhanh đối với loại tài sản hình thành bằng nguồn vốn vay và những tài sản chịu ảnh hưởng lớn của sự phát triển của khoa học công nghệ. Trong những năm đầu TSCĐ này còn mới nên khấu hao tính vào chi phí cũng cao hơn, càng về sau năng lực của máy móc còn kém nên khấu hao tính vào chi phí cũng thấp hơn. Để giảm bớt số tiền lãi phải trả cho ngân hàng, công ty nên đề xuất với các ban ngành liên quan để được sử dụng phương pháp khấu hao nhanh đối với những loại TSCĐ này.

Cách tính khấu hao nhanh

Mức trích khấu hao = Giá trị còn lại của TSCĐ * Tỷ lệ khấu hao nhanh hàng năm của TSCĐ

Trong đó: Tỷlệkhấu nhanh =

thẳng đường chỉnh điều số Hệ * theo hao khấu lệ Tỷ

Hệ số điều chỉnh được xác định theo thời gian sử dụng của TSCĐ như quy định trong bảng sau:

Thời gian sử dụng của TSCĐ Hệ số điều chỉnh (lần)

Đến 4 năm ( t <=4 năm) 1,5

Trên 4 đến 6 năm (4< t <=6 năm) 2,0

Trên 6 năm (t >= 6 năm) 2,5

Những năm cuối, khi mức khấu hao năm xác định theo phương pháp số dư giảm dần nói trên bằng(hoặc thấp hơn) mức khấu hao tính bình quân giữa giá trị còn lại và số năm sử dụng còn lại của TSCĐ, thì kể từ năm đó mức khấu hao được tính bằng giá trị còn lại của TSCĐ chia cho số năm sử dụng còn lại của TSCĐ đó.

Các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả kinh tế cao được khấu hao nhanh nhưng tối đa không quá 2 lần mức khấu hao xác định theo phương pháp đường thẳng để nhanh chóng đổi mới công nghệ. Tài sản cố định tham gia vào hoạt động kinh doanh được trích khấu hao nhanh là máy móc, thiết bị; dụng cụ làm việc đo lường, thí nghiệm; thiết

bị và phương tiện vận tải; dụng cụ quản lý; súc vật, vườn cây lâu năm. Khi thực hiện trích khấu hao nhanh, doanh nghiệp phải đảm bảo kinh doanh có lãi.

b. Hạch toán trích chi phí sửa chữa TSCĐ * Chi phí sửa chữa thường xuyên

Với những hư hỏng bất thường trong quá trình sản xuất, và đặc trưng của Công Ty có tài sản tham gia vào sản xuất nhiều. Công Ty cần có một quỹ riêng để dùng vào việc sửa chữa thường xuyên TSCĐ và trích trước chi phí sửa chữa đó sau đó phân bổ cho nhiều kỳ.

Khi phát sinh chi phí sửa chữa thường xuyên lớn kế toán hạch toán như sau: Phản ánh chi phí sửa chữa thường xuyên phát sinh

BẢNG KÊ THANH TOÁN

NĂM 2004 Số 30

Stt Thanh toán Số tiền Tài khoản

Nợ Có

1 Trích trước chi phí SCthường xuyên 2.000.000 142

111

Cộng 2.000.000

Khi phát sinh nghiệp vụ sửa chữa, hàng kỳ phân bổ vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.

BẢNG KÊ THANH TOÁN

NĂM 2004 Số 31

Stt Thanh toán Số tiền Tài khoản

Nợ Có

1 Phân bổ chi phí 500.000 627

142 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cộng 500.000

Bên cạnh đó phải lập một bảng theo dõi từng hoạt động sửa chữa thường xuyên tránh tình trạng làm chứng từ sửa chữa nhưng thực tế lại không tồn tại công việc sữa, với mục đích là theo dõi những lần sữa.

BẢNG TỔNG HỢP SỬA CHỮA THƯỜNG XUYÊN TSCĐ NĂM 2004

Stt Ngày tháng Nội dung sửa Số tiền Ghi chú

1 12/06 Máy Photo 120.000

2 Tại văn phòng công ty 500.000 Cả quý IV

Cộng Trang: 58

* Chi phí sửa chữa lớn

Hiện nay tại công ty khi phát sinh chi phí sửa chữa lớn TSCĐ thì công ty tập hợp chi phí vào tài khoản 2413, từ đó kết chuyển vào tài khoản 142, chi phí này được tính vào kỳ tiếp theo.

Trong trường hợp này công ty có thể dự trù trước được sửa chữa lớn TSCĐ cho năm kế hoạch thì công ty nên hạch toán trích trước chi phí sửa chữa lớn, Tài khoản 335 ”chi phí phải trả “. Đây là khoản chi phí sửa chữa thực tế chưa phát sinh nhưng được trích trước tính vào chi phí sản xuất kính doanh kỳ này cho các đối tượng chịu chi phí để đảm bảo khi chi phí sửa chữa lớn TSCĐ phát sinh thực tế doanh nghiệp có được sự chủ động trong quá trình sản xuất kinh doanh của mình.

- Khi công trình hoàn thành bàn giao

+ Căn cứ vào kế hoạch và dự toán sửa chữa, hàng quý trích trước chi phí sửa chữa lớn vào chi phí sản xuất kinh doanh.

BẢNG KÊ THANH TOÁN

NĂM 2003 Số 31

Stt Thanh toán Số tiền Tài khoản

Nợ Có

1 Tập hợp chi phí quý I 30.000.000 627

335

Cộng 30.000.000

+ Căn cứ vào giá trị quyết toán công trình sửa chữa xong kế toán tiến hành ghi sổ như sau;

BẢNG KÊ THANH TOÁN

NĂM 2003 Số 31

Stt Thanh toán Số tiền Tài khoản

Nợ Có

1 Quyết toán công trình hoàn thành 20.500.000 335

241

Căn cứ vào các chứng từ gốc đó kế toán tiến hành vào chứng từ ghi sổ sau đó vào sổ cái tương ứng. Cuối niên độ, nếu số trích trước về chi phí sửa chữa lớn TSCĐ lớn hơn chi phí thực tế phát sinh thì số chênh lệch được ghi giảm chi phí và ngược lại thì ta ghi tăng chi phí.

Để công tác sửa chữa đạt hiệu quả cao thì công ty phải linh hoạt bố trí các nguồn vốn trích trước sửa chữa lớn TSCĐ. Đồng thời công ty phải kết hợp chặt chẽ kế hoạch sửa chữa TSCĐ với các kế hoạch khác của công ty.

KẾT LUẬN

Để công tác kế toán được thực hiện tốt thì đòi hỏi sự học hỏi không ngừng của đội ngũ cán bộ công nhân viên kế toán, cùng với sự ứng dụng linh hoạt và nhanh nhẹn các chuẩn mực kế toán ban hành để cho công việc được tốt hơn. Trên đây chỉ là một vài ý kiến của bản thân nhằm hoàn thiện hơn trong công tác hạch toán tài sản cố định tại công ty TNHH xây dựng số 1 Quãng Trị trong giai đoạn thực tập tại công ty. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

KẾT LUẬN

Cùng với sự phát triển của Đất nước Công Ty TNHH Xây Dựng Số 1 đã từng bước hoà nhập và khẳng định vị thế của mình trên thị trường, tạo ra nhiều uy tín thuận lợi cho công việc sau này.

Qua thời gian thực tập tại Công Ty TNHH Xây Dựng Số 1, với sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo Trương Bá Thanh và các cô chú, anh chị trong Công Ty em đã hoàn thành chuyên đề thực tập của mình. Tuy nhiên do trình độ nhận thức và thời gian tìm hiểu có hạn, nên chuyên đề của em không thể tránh khỏi những khuyết điểm nhất định.

Rất mong được quý thầy cô và các cô chú anh, chị trong phòng kế toán chỉ bảo thêm để em có thể củng cố và trang bị thêm kiến thức về hạch toán kế toán nói chung và hạch toán các nghiệp vụ liên quan đến tài sản cố định nói riêng để ngày càng tốt hơn, phục vụ công tác khi ra trường.

Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn thầy giáo hướng dẫn Trương Bá Thanh và các cô chú, anh chị trong phòng kế toán Công Ty TNHH Xây Dựng Số 1 giúp đỡ và tạo điều kiện cho em hoàn thành chuyên đề này.

Đà Nẵng, tháng 5 năm 2005 Sinh viên thực hiện NG UYỄN THỊ MỸ LỆ

Một phần của tài liệu hạch toán tài sản cố định tại công ty tnhh xây dựng số 1 (Trang 57)