d) Nguy cơ tồn tại trong công tác quản lý, khai thác, sử dụng CDĐL
2.3. Chủ trƣơng của Nhà nƣớc và Chính quyền địa phƣơng trong việc áp dụng công
áp dụng công nghệ sạch vào sản xuất chế biến Chè mang CDĐL Tân Cƣơng
Việc áp dụng công nghệ sạch vào sản xuất chế biến Chè ở Tân Cƣơng gắn bó chặt chẽ với chủ trƣơng về sản xuất sạch hơn(SXSH) trong nông nghiệp và thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (GAP) của Bộ NN&PTNN và đƣợc Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên và các cơ quan hữu quan tại địa phƣơng triển khai thực hiện:
- Năm 2007, Bộ NN&PTNN đã ra Quyết định số 43/2007/QĐ-BNN ngŕy 16 tháng 5 năm 2007 về Ban hành Quy định quản lý sản xuất, chế biến và chứng nhận chè an toàn. Theo đó, quy định về điều kiện sản xuất, chế biến, chứng nhận điều kiện sản xuất, chế biến chè an toàn và chứng nhận sản phẩm chè an toàn. Quy định đƣợc áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân trong nƣớc và các tổ chức, cá nhân
26 Đây là kết quả nghiên cứu đã đƣợc chứng minh tại đề tài: Nguyễn Thanh Huệ(2013)
Xử lý xâm phạm quyền đối với sản phẩm chè Tân Cương bằng biện pháp hành chính. NCKH Sinh viên trường Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên.
45
nƣớc ngoài tham gia sản xuất, chế biến, chứng nhận điều kiện sản xuất và chứng nhận sản phẩm chè an toàn tại Việt Nam.
- Thực hiện chủ trƣơng chung của Bộ NN&PTNN, Những năm qua UBND tỉnh Thái Nguyên đã có những biện pháp cụ thể trong công tác quy hoạch phát triển cây chè, bằng những việc làm cụ thể nhƣ sau:
- Năm 2011, UBND tỉnh đã ra Quyết định số 3130/QĐ-UBND ngày 13 tháng 12 năm 2011 về phê duyệt Quy hoạch vùng nông nghiệp chè an toàn tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020. Theo đó, mục tiêu của quy hoạch bao gồm: 1- Xây dựng các vùng sản xuất chè an toàn tập trung, áp dụng các biện pháp thâm canh, thực hiện theo quy trình ViệtGAP. 2- Xây dựng mô hình sản xuất chè an toàn đảm bảo cơ cấu chủng loại theo nhu cầu thị trƣờng. 3- Đến năm 2015: diện tích chè tại các vùng sản xuất an toàn tập trung áp dụng quy trình VietGAP đạt 100%. 4- Đến năm 2020: cơ sở chế biến, bảo quản chè áp dụng quản lý chất lƣợng (HACCP, ISO) chiếm 50%.
- Tiếp đến, theo đề xuất của sở KH&CN tỉnh, UBND tỉnh tiếp tục phê duyệt "Đề án phát triển vùng chè đặc sản Tân Cương thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2011 – 2015", Theo đó, có 6 xã gồm: Tân Cƣơng, Phúc Trìu, Phúc Xuân, Quyết Thắng, Thịnh Đức và Phúc Hà đƣợc quy hoạch vào vùng chè. Theo quy hoạch vùng chè đặc sản Tân Cƣơng, diện tích chè đƣợc mở rộng và phát triển ổn định sẽ là gần 1500ha, trong đó, diện tích chè kinh doanh là 1.210 ha; trồng mới 105 ha, trồng lại 280 ha; tăng năng suất, nâng cao chất lƣợng sản phẩm vùng nguyên liệu sản lƣợng chè búp tƣơi đạt 15.540 tấn; phấn đấu giá trị trên 1ha chè đến năm 2015 sẽ đạt 120 triệu đồng. Cũng theo đề án quy hoạch, sẽ có 100% diện tích chè sản xuất tập trung đáp ứng yêu cầu sản xuất an toàn theo hƣớng thực hành nông nghiệp tốt VietGAP(27).
- Sở NN&PTNN tỉnh Thái Nguyên đã tiến hành các hoạt động cụ thể áp dụng công nghệ sản xuất, chế biến chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP. Đồng
46
thời hỗ trợ đăng ký kinh doanh, sản xuất, chế biến chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP. Bên cạnh đó, các hộ cũng sẽ đƣợc hỗ trợ 100% giá giống trồng chè bằng phƣơng pháp giâm cành; hỗ trợ 100% kinh phí đào tạo nâng cao kiến thức về kỹ thuật sản xuất, chế biến, tiêu thụ chè an toàn theo hƣớng VietGAP; khuyến khích áp dụng quy trình sản xuất chế biến chè an toàn bằng đầu tƣ công nghệ sinh học và sử dụng tôn sao Inox thay thế tôn sắt với mức hỗ trợ 50% giá thiết bị; hỗ trợ hệ thống giàn tƣới phun mƣa v..v.
Theo kết quả điều tra, trong tổng số 3498 hộ gia đình và các các đơn vị sản xuất của ba xã Phúc Xuân, Phúc Trìu và Tân Cƣơng thì chỉ có 283 hộ gia đình áp dụng công nghệ sạch vào quá trình sản xuất, chế biến chè mang CDĐL Tân Cƣơng(28). Trong đó, áp dụng theo quy trình sản xuất chè an toàn VietGAP bao gồm xóm Hồng Thái I và xóm Hồng Thái II với 261 hộ; số hộ đạt chuẩn theo chứng nhận của UTZ Certified là 22 hộ của hợp tác xã chè Tân Hƣơng của xã Phúc Xuân. Đối với xã Phúc Trìu thì không có một hộ nào sản xuất chè an toàn theo các tiêu chuẩn nêu trên.