d) Nguy cơ tồn tại trong công tác quản lý, khai thác, sử dụng CDĐL
3.1. Đánh giá việc áp dụng công nghệ sạch vào hoạt động sản xuất, chế biến chè mang
chè mang CDĐL Tân Cƣơng
Ở đây đánh giá tác dụng của những biện pháp công nghệ sạch khi áp dụng vào hoạt động sản xuất và chế biến, sẽ tạo ra những thành tựu và hạn chế nhƣ thế nào đối với CDĐL chè Tân Cƣơng:
3.1.1. Những kết quả đạt được
a) Công nghệ sạch góp phần duy trì các yếu tố tự nhiên và yếu tố con người trong vùng địa lý mang chỉ dẫn Tân Cương người trong vùng địa lý mang chỉ dẫn Tân Cương
Thật vậy, các yếu tố tự nhiên và yếu tố con ngƣời thuộc vùng CDĐL Tân Cƣơng đóng vai trò quyết định trong việc hình thành CDĐL Tân Cƣơng cho sản phẩm chè, bởi vậy việc duy trì các yếu tố này đóng vai trò then chốt. Thực tế đã chỉ ra rằng, áp dụng các công nghệ sạch trong hoạt động sản xuất và chế biến sẽ góp phần đáng kể vào việc duy trì các yếu tố thuộc điều kiện tự nhiên và các yếu tố tập quán canh tác của ngƣời dân nơi đây:
i) Công nghệ sạch giúp duy trì các yếu tố tự nhiên của vùng
Điều kiện tự nhiên của vùng đất Tân Cƣơng bao gồm: đất đai, thổ nhƣỡng, các vi lƣợng có trong đất, môi trƣờng nƣớc. Các yếu tố này nếu đƣợc duy trì ở mức độ tốt, sẽ là tiền đề để sản phẩm chè có chất lƣợng và duy trì đƣợc những đặc tính vốn có của CDĐL. Các công nghệ sạch sau đây có tác dụng duy trì yếu tố tự nhiên của vùng:
Thứ nhất, kỹ thuật “Sử dụng các cây trồng xen(cốt khí, muồng dùi đục, muồng lá nhọn,..)” trong giai đoạn chăm sóc cây con, tạo ra phân xanh -sạch, giúp cung cấp dinh dƣỡng, cải tạo và bảo vệ đất. Đã có nhiều thí nghiệm trồng cây phân xanh và đi đến kết luận: Nếu đất trồng chè không trồng cây phân xanh sau 4 năm lƣợng đất bị mất 143 tấn/ ha (kéo theo lƣợng lớn các chất dinh dƣỡng) nếu trồng cây phân xanh lƣợng đất chỉ mất 10-39 tấn/ ha. Ngay trên loại đất không còn khả năng canh tác, sau 3 năm trồng cây phân xanh cải tạo đất đã làm cho đất có khả năng sản xuất trở lại.
73
Bảng 3.1. Kết quả sử dụng phân xanh với năng suất cây chè
(Nguồn: Tạp chí KHKTNN số 3-1991)
Loại cây phân xanh Năng suất tạ/ha
Không trồng cây phân xanh 0,0 Trồng cây muồng lá dài 18,0 Trồng cây Stilo 20,0 Trồng cây cốt khí 21,6
Ở Tân Cƣơng, việc trồng cây phân xanh còn giữ ẩm, tăng độ xốp cho đất, tạo điều kiện cho các loại vi sinh vật đất hoạt động, giúp cho bộ rễ chè phát triển tốt. Thứ hai, sử dụng biện pháp Quản lý dịch hại tổng hợp IPM - Áp dụng tổng hợp các biện pháp kỹ thuật trồng trọt, biện pháp sinh học, biện pháp thủ công, biện pháp hóa học. Công nghệ này giúp hạn chế thiệt hại do sâu, bệnh, dịch hại gây ra, hạn chế sử dụng thuốc BVTV, tạo ra sản phẩm sạch, an toàn và hạn chế gây ô nhiễm môi trƣờng, đất, nguồn nƣớc.
Theo khảo sát của chúng tôi với câu hỏi: “Nương chè nhà Ông/Bà có áp dụng biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp IPM không?” Với ba đáp án lựa chọn: Có, Không và Không biết là gì. Và đáp án hầu hết đƣợc trả lời: Không biết là gì, kết quả phản ánh ở biểu đồ sau:
4 32 64 0 10 20 30 40 50 60 70
Có áp dụng Không áp dụng Không biết là gì
Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ số hộ áp dụng quản lý dịch hại tổng hợp IPM
74
Nhƣ vậy, ở Tân Cƣơng đã có việc áp dụng quản lý dịch hại tổng hợp IPM vào hoạt động sản xuất chè, tuy nhiên con số còn quá ít ỏi. Điều này xuất phát từ những khó khăn trong kỹ thuật áp dụng và nhất là phải có hiểu biết đầy đủ về IPM.
Thứ ba, sử dụng thiên địch để chống lại các loài sâu bệnh, dịch hại, là một trong những biện pháp hạn chế tốt nhất việc sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc BVTV. Tuy vậy, ở Tân Cƣơng quá trình khảo sát đã chứng minh rằng, có rất ít hộ gia đình nhận định đƣợc thiên địch của các loài sâu hại. Khi hỏi ngƣời dân là hãy kể tên các thiên địch của một số loại sâu hại cơ bản nhƣ: Rầy xanh, nhện đỏ, bọ cánh tơ, bọ xít muỗi, rệp các loại thì hầu hết ngƣời dân đều bỏ trống câu trả lời này. Bởi nhận thức của đa số ngƣời dân trong vùng về thiên địch còn hạn chế, họ hầu nhƣ không sử dụng thiên địch để kháng lại các loại bệnh dịch hại mà chủ yếu sử dụng thuốc BVTV.
Thứ tƣ, sử dụng thuốc trừ sâu thảo mộc – cây ruốc cá. Biện pháp này không gây ô nhiễm lâu với môi trƣờng và tiết kiệm chi phí. Qua khảo sát 295 hộ gia đình ở Tân Cƣơng thì tỷ lệ sử dụng cây ruốc cá chỉ có 11 hộ, chiếm 3,9%(38). Nhƣ vậy, rõ ràng việc áp dụng thuốc trừ sâu thảo mộc ở Tân Cƣơng vẫn chƣa nhiều. Điều này cần đƣợc nghiên cứu và nhân rộng để tránh những ô nhiễm đáng kể cho môi trƣờng.
Thứ năm, áp dụng phương pháp ủ phân bón hữu cơ có tác dụng giữ đƣợc các hợp chất trong đất, tránh xói mòn, thoái hóa đất, đồng thời cung cấp những dƣỡng chất cần thiết cho cây chè phát triển. Ở Tân Cƣơng, theo số liệu điều tra có tổng cộng 38 ngƣời trả lời chỉ sử dụng phân bón hữu cơ, 80 ngƣời sử dụng kết hợp giữa phân bón hữu cơ và phân bón hóa học. Điều này cũng cho thấy những nét rõ rệt trong áp dụng công nghệ sạch ủ phân hữu cơ cho chăm sóc chè góp phần duy trì tốt điều kiện đất đai tự nhiên nơi đây.
Nhƣ vậy, có rất nhiều các công nghệ sạch đã góp phần duy trì yếu tố tự nhiên cho vùng chè Tân Cƣơng. Tuy vậy, còn không ít các công nghệ sạch đƣợc áp dụng với mức độ hạn chế, đòi hỏi phải đƣợc áp dụng tốt hơn để duy trì tốt yếu tố thiên nhiên của vùng, đảm bảo cho chè Tân Cƣơng một vùng đất phát triển an toàn, bền vững.
75
ii) Công nghệ sạch góp phần duy trì yếu tố tập quán canh tác
Tập quán canh tác, hay chính là yếu tố con ngƣời đóng vai trò quan trọng trong sản xuất và chế biến chè mang CDĐL Tân Cƣơng. Tập quán canh tác nói lên cách thức mà ngƣời dân nơi đây tiến hành sản xuất, chế biến ra các sản phẩm chè có đảm bảo chất lƣợng hay không. Có rất nhiều các công nghệ sạch đã đƣợc áp dụng trong quá trình sản xuất và nhất là chế biến chè nói lên tập quán canh tác “sạch, an toàn” của ngƣời dân nơi đây:
Thứ nhất, áp dụng kỹ thuật sử dụng dụng cụ đốn chè thủ công bằng Dao. Đây là cách làm truyền thống trong tạo tán cho chè. Đốn chè bằng dao có ƣu điểm là tạo ra độ vát của thân chè theo ý muốn, không làm đọng nƣớc ở trên vết đốn, và tránh làm dập thân chè nhƣ sử dụng kéo hoặc máy cắt cỏ. Hiện nay, do muốn nhanh chóng và áp dụng cơ giới hóa nông nghiệp, không ít gia đình sử dụng máy cắt cỏ để đốn chè. Tuy phƣơng pháp này nhanh, tiết kiệm thời gian, xong lại dẫn đến hiện tƣợng làm giập, nát thân chè ở chỗ vết đốn, không tạo đƣợc độ vát của vết cắt theo ý muốn để tránh việc đọng nƣớc làm hỏng thân chè. Theo kết quả khảo sát đã đƣợc trình bày trên, thì đa phần các gia đình hiện nay áp dụng phƣơng pháp dùng kéo hoặc dùng máy cắt cỏ. Chỉ có 77/295(39) hộ gia đình còn dùng dao để đốn chè. Đây cũng là một thực tế đòi hỏi phải có các biện pháp quản lý tốt hơn để khuyến khích ngƣời dân giữ gìn tập quán sản xuất vốn có.
Thứ hai, sử dụng các cây trồng xen (cốt khí, muồng dùi đục, muồng lá nhọn,..) và phương pháp ủ phân hữu cơ để bón vừa có tác dụng tốt với đất trồng, vừa duy trì điều kiện canh tác an toàn, truyền thống trƣớc đây. Các biện pháp này cần đƣợc thúc đẩy áp dụng để duy trì tập quán sản xuất.
Thứ ba, áp dụng phương pháp hái san chật trong thu hoạch chè cũng là một trong những biện pháp canh tác mang lại hiệu quả và chất lƣợng cho búp chè
Thứ tƣ, áp dụng phương pháp sao diệt men: Sử dụng chảo sao, thùng sao hoặc máy sao hình ống là một trong những đặc điểm nổi bật của tập quán canh tác an toàn nơi đây. Việc sử dụng các dụng cụ nêu trên giúp diệt men triệt để, tạo mùi thơm, búp chè mềm, dẻo, bẻ không gẫy, không cháy.
Thứ năm, áp dụng biện pháp công nghệ: Sấy trước sao sau có tác dụng là ở thời gian đầu dùng nhiệt độ cao để làm giảm đáng kể lƣợng nƣớc có trong chè, bảo
76
đảm mầu sắc của nƣớc chè, tiếp đến hạ thấp nhiệt độ để kéo dài thời gian chế biến nhiệt, giúp tạo ra hƣơng thơm đặc trƣng cho chè xanh.
Những công nghệ sạch áp dụng nêu trên một mặt duy trì các điều kiện tự nhiên, một mặt chính là những biểu hiện của tập quán sản xuất, chế biến an toàn. Điều này chứng minh việc áp dụng công nghệ sạch góp phần đáng kể trong việc duy trì các yếu tố tự nhiên và con ngƣời của CDĐL Tân Cƣơng. Nhƣ vậy một phần của giả thuyết nghiên cứu đã đƣợc chứng minh là đúng đắn.
Ta có sơ đồ tổng hợp các công nghệ sạch góp phần duy trì các yếu tố tự nhiên và yếu tố con ngƣời:
Sơ đồ 3.2 Tổng hợp các biện pháp công nghệ sạch góp phần duy trì các yếu tố tự nhiên và tập quán sản xuất của vùng chè Tân Cƣơng
Kỹ thuật sử dụng các cây trồng xen Biện pháp Quản lý dịch hại tổng hợp
IPM
Sử dụng thiên địch để chống lại các loài sâu bệnh, dịch hại Sử dụng thuốc trừ sâu thảo mộc –
cây ruốc cá
Áp dụng phương pháp ủ phân bón hữu cơ
Sử dụng dụng cụ đốn chè thủ công bằng Dao
Áp dụng phương pháp hái san chật trong thu hoạch
Duy trì yếu tố tự nhiên của vùng chè Tân Cƣơng
Duy trì yếu tố tập quán SX của vùng chè Tân Cƣơng
Áp dụng phương pháp sao diệt men bằng chảo sao, thùng sao Áp dụng biện pháp công nghệ: Sấy
77
b) Chất lượng và đặc tính của chè cải thiện do công nghệ sạch.
Công nghệ sạch áp dụng trong sản suất và chế biến còn góp phần duy trì những đặc tính và cải thiện chất lƣợng của sản phẩm chè mang CDĐL Tân Cƣơng. Điều đó đƣợc chứng minh ở những công nghệ sạch dƣới đây:
Thứ nhất, quá trình chọn hạt làm giống với phương pháp chọn hạt ba lần, giúp kiểm tra đƣợc số hạt chè nảy mầm trên 70%, tạo ra những giống chè tốt và cho những sản phẩm chè có chất lƣợng.
Thứ hai, áp dụng phương pháp cắt cỏ mặt luống giúp giữ lại các vi lƣợng trong đất không bị rửa trôi hoặc xói mòn. Từ đó, duy trì các đặc tính về hàm lƣợng các chất có trong chè. Nếu không áp dụng phƣơng pháp này, đất sẽ bị rửa trôi, các chất vi lƣợng không cung cấp đƣợc cho cây chè, dẫn đến giảm sút về chất lƣợng và thiếu hụt các vi lƣợng(ví dụ các chất đạm protein, lizin, alanin, histidin...)vốn cấu thành đặc tính của chè.
Thứ ba, áp dụng biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp IPM và sử dụng thiên địch để chống lại các loài sâu bệnh, dịch hại, làm giảm nguy cơ ô nhiễm do sử dụng thuốc BVTV lên sản phẩm chè trƣớc khi thu hoạch. Từ đó cho ra những sản phẩm chè sạch, an toàn, không ảnh hƣởng đến sức khỏe của ngƣời tiêu dùng.
Thứ tƣ, trong quá trình bắt buộc phải sử dụng thuốc BVTV thì áp dụng nguyên tắc 4Đ trong sử dụng thuốc BVTV hóa học, là đúng thuốc, đúng lúc, đúng nồng độ và liều lƣợng, đúng kỹ thuật để đảm bảo an toàn cho chè. Cần tránh việc thu hái những búp chè còn chứa hàm lƣợng cao thuốc BVTV dẫn đến mất an toàn. Bởi vậy, áp dụng nguyên tắc 4Đ thực sự góp phần cải thiện đáng kể chất lƣợng chè.
Thứ năm, sử dụng thuốc trừ sâu thảo mộc – cây ruốc cá và quá trình chế biến, sử dụng phân xanh hữu cơ góp phần đáng kể để tạo sự an toàn, cải thiện chất lƣợng cho chè Tân Cƣơng. Việc áp dụng các biện pháp này ở Tân Cƣơng tuy đã có nhƣng cũng cần khuyến khích áp dụng và phổ biến kỹ thuật hơn nữa để các biện pháp kỹ thuật này phát huy hiệu quả trong cải thiện chất lƣợng chè mang CDĐL Tân Cƣơng.
Thứ sáu, Việc áp dụng phương pháp hái san chật trong thu hoạch chè thay vì phƣơng pháp hái theo lứa góp phần đáng kể vào nâng cao chất lƣợng búp chè.
78
Hái san chật có ƣu điểm là búp chè đồng đều, năng suất cao, phẩm chất chè tốt, thƣờng đƣợc áp dụng đối với các hộ gia đình làm chè chất lƣợng cao.
Thứ bảy, các biện pháp công nghệ sạch trong chế biến nhƣ: Phương pháp sao diệt men sử dụng chảo sao, thùng sao hoặc máy sao hình ống; công nghệ máy vò chè tác dụng đơn và có nắp ép; Làm khô chè bằng cách áp dụng biện pháp công nghệ sấy trước sao sau là các biện pháp công nghệ góp phần đáng kể vào quá trình duy trì đặc tính và cải thiện chất lƣợng của sản phẩm chè Tân Cƣơng. Các biện pháp công nghệ sạch trong chế biến không chỉ duy trì đƣợc các yếu tố vi lƣợng có trong chè, mà còn tạo ra những hƣơng, những vị đặc trƣng của chè Tân Cƣơng. Bảng dƣới đây cho phép xem xét diễn biến của một số vi lƣợng ở từng giai đoạn của chè khi chế biến áp dụng các biện pháp công nghệ hợp lý.
Bảng 3.2. Diễn biến hàm lƣợng tanin và chất hòa tan trong quá trình chế biến nhiệt của chè xanh (Đơn vị: % Khối lƣợng chất khô)
(Nguồn: Đoàn Tiến Hùng, Trịnh Văn Loan)(40)
Công đoạn chế biến
Tanin Chất hòa tan
Hàm lượng % Hàm lượng %
Trước khi sấy 35,60 100 45,76 100
Sau khi sấy(Làm khô) 32,90 92,41 43,57 95,21
Sau khi sao lăn(Đánh hương)
30,14 84,66 41,31 90,27
Qua bảng số liệu ta thấy, khi sấy và sao lăn hàm lƣợng tanin và chất hòa tan đều giảm, nhƣng hàm lƣợng tanin giảm nhiều hơn. Cụ thể sau sao lăn, hàm lƣợng tanin giảm 15,34% còn chất hòa toan giảm 9,73% so với chè trƣớc khi sấy.
Sấy và sao lăn khi áp dụng công nghệ sạch kể trên thông qua quá trình chế biến nhiệt tạo nên hƣơng thơm cho chè và làm bốc đi lƣợng nƣớc để cố định sản phẩm. Sao lăn còn gọi là quá trình đánh mốc, do sự va chạm cơ học giữa chè và thành thiết bị công nghệ chế biến làm cho chè bị mài mòn, sáng bóng và mốc, tạo nên mùi hƣơng cốm dễ chịu. [19;166].
40 Theo PGS.TS Trịnh Văn Loan(2008), Các biến đổi hóa sinh trong quá trình chế biến và bảo quản chè. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, tr166
79
Nhƣ vậy, các công nghệ áp dụng trong chế biến rất thiết thực trong việc tạo ra sự thay đổi và duy trì các yếu tố đặc tính cần thiết của chè Tân Cƣơng.
Thứ tám, việc phân loại chè thành phẩm áp dụng Tiêu chuẩn 10 TCN – 155 – 92 của Bộ NN và PTNT cũng góp phần đáng kể tạo ra sản phẩm chè có chất lƣợng tốt, loại bỏ các loại chè bồm, chè cậng không đạt tiêu chuẩn. Từ đó góp phần nâng cao chất lƣợng sản phẩm chè.
Thứ chín, áp dụng công nghệ hút chân không trong bảo quản chè cũng là biện pháp công nghệ hiệu quả để duy trì các hợp chất có trong chè(duy trì đặc tính), khiến chè không bị thủy phần hóa(ẩm hóa); và cũng góp phần gìn giữ chất lượng chè trong khi tiêu thụ.
Nhƣ vậy, thông qua các công nghệ sạch trong sản xuất và chế biến, rõ ràng đặc tính và chất lƣợng của sản phẩm chè mang CDĐL Tân Cƣơng đƣợc đảm bảo duy trì và cải thiện, tạo ra những sản phẩm sạch, an toàn và chất lƣợng cho ngƣời