0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

Hiệu quả can thiệp bằng giáo dục sức khỏe

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC BỆNH HEN PHẾ QUẢN Ở TRẺ EM 13 14 TUỔI VÀ HIỆU QUẢ CAN THIỆP BẰNG GIÁO DỤC SỨC KHỎE Ở HAI QUẬN CỦA HÀ NỘI (Trang 28 -28 )

- Tầm quan trọng của triệu chứng khò khè ở trẻ em: ở trẻ em biểu hiện

1.3.2 Hiệu quả can thiệp bằng giáo dục sức khỏe

Đã có rất nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng của giáo dục sức khỏe đối với bệnh hen và hiệu quả thu được từ các nghiên cứu này rất đáng khích lệ.

Hiệu quả đối với triệu chứng bệnh hen của trẻ

Qua tổng kết 38 nghiên cứu đánh giá hiệu quả của can thiệp GDSK cho cha mẹ các trẻ bị hen từng phải nhập viện trong tình trạng cấp cứu tác giả Boyd cho biết: giáo dục sức khỏe cho cha mẹ và các trẻ bị hen giúp giảm rõ rệt số lần trẻ phải nằm viện và nhập viện trong tình trạng cấp cứu vì hen [36].

Lisa Cicutto cũng ghi nhận GDSK về hen cho các em học sinh lớp 2 đến lớp 5 tại trường đã có tác dụng làm giảm số cơn hen của trẻ. Theo tác giả trường học là môi trường lí tưởng để tiến hành các khóa hướng dẫn giáo dục sức khỏe về bệnh hen cho trẻ [49] .

Hiệu quả đối với tình trạng nghỉ học vì hen

Theo nghiên cứu của Evans, chương trình giáo dục về bệnh hen cho những em học sinh tiểu học của những gia đình có thu nhập thấp ở New York

29

City không chỉ giúp làm giảm số lượng các cơn hen mà còn giảm số ngày nghỉ học vì hen cho trẻ hơn so với nhóm chứng [56].

Hiệu quả giúp tuân thủ điều trị

Giáo dục sức khỏe giúp người bệnh hiểu được ý nghĩa và sự cần thiết của việc tuân thủ điều trị hen. Theo Boyd giáo dục sức khỏe đã làm giảm số trẻ không đi khám định kì so với nhóm chứng [36]

Hiệu quả đối với kiến thức về bệnh

Costa đã chứng minh giáo dục sức khỏe cho trẻ bị bệnh hen tại các trường tiểu học có thể nâng cao kiến thức về bệnh hen, kỹ năng sử dụng bình xịt cho trẻ và giúp trẻ biết lựa chọn các hoạt động gắng sức để tham gia [51].

Giáo dục sức khỏe bằng hình thức sử dụng máy tính có kết nối internet thông qua trang web đã giảm đáng kể thời gian mà cha mẹ trẻ phải nghỉ việc để đưa trẻ đi khám vì hen, tăng cường mối quan hệ giữa thày thuốc với người bệnh hen, cải thiện được kiến thức không chỉ của người bệnh mà của người chăm sóc trẻ bị hen so với trước khi được tư vấn [45].

Hiệu quả đối với chất lƣợng cuộc sống của trẻ

Theo định nghĩa của TCYTTG chất lượng cuộc sống là cảm nhận của mỗi cá nhân về các khía cạnh của cuộc sống trong bối cảnh văn hóa và hệ thống các giá trị mà ở đó họ đang sống, có liên quan với những mục đích, những mong đợi, những chuẩn mực, những mối quan tâm của họ [116]. Nói cách đơn giản hơn, CLCS phản ánh mức độ hài lòng của cá nhân với mọi khía cạnh của cuộc sống và như vậy CLCS là một khái niệm rộng đa lĩnh vực. Các lĩnh vực có ảnh hưởng đến CLCS bao gồm: sức khỏe, nghề nghiệp, nhà cửa, trường lớp, hàng xóm, văn hóa, các giá trị, niềm tin, tín ngưỡng...[91].

Chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe chỉ bao gồm những những khía cạnh của cuộc sống có ảnh hưởng rõ rệt đến sức khỏe như khía cạnh thể chất, tâm thần, vai trò và chức năng xã hội.

30

CLCS liên quan đến sức khỏe phản ánh cảm nhận của cá nhân về trạng thái sức khỏe, sự hài lòng đối với cuộc sống của họ, do đó đánh giá CLCS liên quan đến sức khỏe là đo lường mức độ hài lòng hay bị ảnh hưởng của mỗi cá nhân về tình trạng sức khỏe của họ, việc đo lường này rất có ý nghĩa đối với các trường hợp mắc bệnh mạn tính. Chính vì CLCS liên quan đến sức khỏe phản ánh cảm nhận của cá nhân về tình trạng sức khỏe và phản ảnh sự hài lòng với cuộc sống nên mỗi người khác nhau sẽ có CLCS không giống nhau, nghĩa là hai người có cùng tình trạng sức khỏe vẫn có thể có CLCS khác nhau [91].

Để có thể đánh giá được CLCS các chuyên gia đã phát triển các công cụ đo lường là những bảng hỏi bao gồm những lĩnh vực và các đề mục có liên quan nhất với sức khỏe con người, mỗi đề mục được lượng hóa bằng cách cho điểm. Hiện nay có rất nhiều công cụ đánh giá CLCS đang được sử dụng phổ biến trên thế giới [91].

+ Bảng chỉ số đo lường CLCS 100 đề mục của TCYTTG (WHOQOL 100): công cụ đã được thử nghiệm tính tin cậy và giá trị và được sử dụng trong lĩnh vực thực hành y tế, nghiên cứu, đánh giá hiệu quả điều trị và lĩnh vực xây dựng chính sách. Bảng chỉ số đánh giá CLCS 100 đề mục của TCYTTG có thể dùng khảo sát trong quần thể dân cư chung bao gồm các câu hỏi thuộc 6 lĩnh vực [116]:

Sức khỏe thể chất Tâm lí

Mức độ độc lập

Các mối quan hệ xã hội Môi trường

31

Ngoài ra TCYTTG còn xây dựng bảng chỉ số đánh giá CLCS rút gọn WHOQOL BREF [105]. Hiện nay các bảng chỉ số đánh giá CLCS của TCYTTG đã được dịch ra trên 20 ngôn ngữ [116].

+ Bộ câu hỏi ngắn 36 mục về sức khỏe trong các cuộc điều tra (SF-36): là công cụ đo lường sức khỏe tổng hợp được Rand Coorporation-Mỹ phát triển năm 1933 để phục vụ cho các nghiên cứu về bảo hiểm y tế và đầu ra sức khỏe [2].

+ Bộ câu hỏi đo lường tác động của một lần bị ốm (SIP- Sickness Impact Profile) được phát triển và sử dụng tại Mỹ nhằm đo lường sức khỏe nói chung cùng với một đặc tính dân số học. Bộ câu hỏi gồm 136 mục đánh giá về sự thoải mái thể chất, tinh thần và xã hội [2] .

+ Hồ sơ sức khỏe Nottingham: được phát triển và sử dụng tại Anh [2].

+ Những năm sống đã được điều chỉnh chất lượng (QALY-Quality-Adjusted Life Year): là chỉ số tổng hợp trong đó CLCS liên quan đến tình trạng sức khỏe được lượng giá từ 1 (hoàn toàn khỏe mạnh) đến 0-hoàn toàn ốm yếu (tử vong) [2].

+ Công cụ đo lường sức khỏe đã được chuẩn hóa (EQ 5D-EuroQol 5D) đo lường CLCS qua 5 phạm trù sức khỏe liên quan: khả năng vận động, khả nặng tự chăm sóc, khả năng thực hiện các hoạt động tự chăm sóc hàng ngày, mức đau, mức lo âu, hiện tại bộ câu hỏi đã được dịch 60 thứ tiếng [2].

Với các bệnh mạn tính như bệnh hen, các chuyên gia cũng đã xây dựng những công cụ đánh giá CLCS riêng biệt trong đó có công cụ đánh giá CLCS cho người bệnh hen của tác giả Juniper:

+ Bảng đánh giá CLCS của người bệnh hen (AQOLQ): bảng đánh giá CLCS cho người bị hen do Juniper xây dựng gồm 32 đề mục thuộc 4 khía cạnh: triệu chứng bệnh, hạn chế vận động, cảm xúc và phơi nhiễm môi trường được sử dụng như là một công cụ để đánh giá tác động của bệnh hen cũng như hiệu

32

quả điều trị bệnh hen đối với mỗi bệnh nhân. Mỗi một đề mục được đánh giá theo thang likert 7 điểm: 1 là bệnh hen nặng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến người bệnh và 7 là không có biểu hiện triệu chứng và bệnh hen hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến người bệnh, theo tác giả thì thời gian để trả lời xong bảng đánh giá CLCS là khoảng 5-10 phút. Hiện nay công cụ này đã được dịch ra trên 30 thứ tiếng trên thế giới và được sử dụng để đánh giá mức độ ảnh hưởng của bệnh hen cũng như đo lường kết quả điều trị bệnh hen [72].

+ Bảng đánh giá CLCS cho trẻ bị hen (PAQOLQ): gồm 23 đề mục thuộc 3 khía cạnh: triệu chứng bệnh, hạn chế vận động và cảm xúc. Mỗi đề mục cũng được đánh giá theo thang likert 7 điểm. Bảng đánh giá CLCS cho trẻ bị hen là công cụ đã được thử nghiệm tính giá trị và độ tin cậy trong việc đánh giá ảnh hưởng của bệnh hen đối với cuộc sống của trẻ và được dùng cả trong các thử nghiệm lâm sàng và trong thực hành lâm sàng về bệnh hen [71].

+ Bản câu hỏi khảo sát ảnh hưởng của bệnh suyễn tới cuộc sống với các hoạt động chuẩn dành cho người từ 12 tuổi trở lên: bảng đánh giá này của tác giả Juniper đã được dịch ra nhiều thứ tiếng trong đó có tiếng Việt. Bảng đánh giá gồm 32 đề mục thuộc 4 lĩnh vực: triệu chứng, giới hạn hoạt động, chức năng tình cảm, tác nhân môi trường [74].

Cho đến hiện nay, ngày càng có nhiều thày thuốc nhận thức được tầm quan trọng của việc đánh giá chất lượng cuộc sống trong quá trình thực hành lâm sàng của mình. Đánh giá CLCS không chỉ giúp các thày thuốc đo lường được cảm nhận của người bệnh với những ảnh hưởng mà bệnh tật gây ra đối với sức khỏe thể chất, tâm thần, xã hội của họ mà còn giúp người thày thuốc biết được những thông tin về hiệu quả của biện pháp điều trị đang áp dụng mang lại, do vậy đánh giá CLCS sẽ rất hữu ích cho việc cải thiện chất lượng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe [82]. Chính vì thế gần đây số lượng các nghiên cứu về CLCS trong lĩnh vực y học đã tăng lên đáng kể, nhất là các

33

nghiên cứu ảnh hưởng của các bệnh mạn tính đến CLCS của người bệnh [99]. Tại Mỹ CLCS đã trở thành một chủ đề mới của Người khỏe mạnh 2020 (Healthy People 2020), các thày thuốc và chuyên gia sức khỏe cộng đồng sử dụng CLCS để đo lường ảnh hưởng của các bệnh mạn tính, các biện pháp điều trị và những tổn thương trước mắt và lâu dài do các bệnh mạn tính gây ra [110]. Những ảnh hưởng tác động không chỉ đối với người bệnh mà với cả cộng đồng.

Các nghiên cứu về CLCS của người bị hen đã chỉ ra rằng có mối liên quan giữa việc người bệnh có các triệu chứng bệnh hen với CLCS. Điểm CLCS giảm đáng kể nếu người bệnh có bất cứ triệu chứng nào của bệnh hen [80;90] cả khi các triệu chứng xuất hiện từ trước thời điểm được phỏng vấn [90]. Theo Alvim, CLCS của trẻ bị hen sẽ tăng 1,14 điểm nếu trẻ không có triệu chứng vào ban ngày, tăng 0,82 điểm nếu trẻ không phải nhập viện vì hen trong 12 tháng qua [27]. Siroux còn chứng minh rằng CLCS và mức kiểm soát hen có mối liên quan với nhau: điểm trung bình CLCS của người bệnh bị giảm 0,5 điểm tương ứng với giảm mỗi bậc kiểm soát hen từ mức tốt xuống không kiểm soát (điểm CLCS của người bệnh được kiểm soát là 6,4; kiểm soát một phần là 5,9 và không kiểm soát là 5,4 với p<0,0001) [104]. Trong quá trình theo dõi điều trị cho người bệnh hen, Chen cũng có nhận xét: mức kiểm soát hen kém có thể được coi là một chỉ số dự báo cho việc người bệnh sẽ có CLCS thấp cả sau khi bệnh hen đã được điều trị [46].

Ở Việt Nam, nghiên cứu về CLCS của trẻ bị hen tại bệnh viện Bạch Mai và Xanh Pôn bằng mẫu phiếu phỏng vấn gồm 23 câu hỏi có hệ số tin cậy Cronbach’s alpha bằng 0,94. Kết quả cho thấy điểm CLCS của trẻ bị hen giảm còn 4,61 ± 1,25; trẻ đang có triệu chứng bệnh hen và phải dùng thuốc cắt cơn có CLCS thấp hơn trẻ không có triệu chứng bệnh; những trẻ chưa được dự phòng hen cũng có CLCS thấp hơn những trẻ đã được dự phòng hen

34

[6], Đoàn Thị Thanh Bình cho rằng mức độ nặng của bệnh hen làm giảm CLCS của trẻ [1].

Theo nhiều chuyên gia, giáo dục sức khỏe có ảnh hưởng đến CLCS của người bệnh hen. Cicutto nhận thấy GDSK cho trẻ bị hen đã giúp nâng cao CLCS của trẻ [49], tuy nhiên theo đánh giá của Boyd, ảnh hưởng của GDSK đối với CLCS của người bệnh là không rõ rệt và cần có thêm những nghiên cứu trong lĩnh vực này để làm rõ hơn [36].

Như vậy giáo dục sức khỏe đã chứng tỏ đây là biện pháp can thiệp có ảnh hưởng tích cực trong phòng chống hen vì thế các chuyên gia trong lĩnh vực hô hấp và hen phế quản cần phổ biến kiến thức về bệnh hen cho cộng đồng một cách rộng rãi [47].

Ở nước ta, tác giả Phạm Lê Tuấn khi nghiên cứu tỉ lệ mắc hen ở học sinh Hà Nội cũng cho rằng cần thiết phải triển khai chương trình hen phế quản trong trường học, tăng cường tổ chức tập huấn, thực hành chuyên đề hen phế quản cho cán bộ y tế học đường [23].

35

Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tƣợng và địa điểm nghiên cứu

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC BỆNH HEN PHẾ QUẢN Ở TRẺ EM 13 14 TUỔI VÀ HIỆU QUẢ CAN THIỆP BẰNG GIÁO DỤC SỨC KHỎE Ở HAI QUẬN CỦA HÀ NỘI (Trang 28 -28 )

×