Hiệu quả can thiệp giáo dục sức khỏe đối với trẻ Hiệu quả đối với tình trạng bệnh hen

Một phần của tài liệu Đặc điểm dịch tễ học bệnh hen phế quản ở trẻ em 13 14 tuổi và hiệu quả can thiệp bằng giáo dục sức khỏe ở hai quận của hà nội (Trang 96 - 100)

- Đặc điểm kiến thức về bệnh hen của trẻ

4.3.2 Hiệu quả can thiệp giáo dục sức khỏe đối với trẻ Hiệu quả đối với tình trạng bệnh hen

- Hiệu quả đối với tình trạng bệnh hen

Sau 12 tháng theo dõi chúng tôi thấy tỉ lệ trẻ có triệu chứng ban ngày ở quận can thiệp đã giảm ở tất cả các thời điểm sau can thiệp (từ 25,6% trước can thiệp còn 21,5% ở thời điểm 12 tháng sau can thiệp), trong khi đó ở quận chứng tỉ lệ trẻ có triệu chứng ban ngày không giảm mà tăng cao hơn so với thời điểm ban đầu.

Quan sát sự thay đổi tỉ lệ trẻ có triệu chứng ban ngày ở quận chứng có thể nhận thấy có sự thay đổi theo các mùa trong năm: ở thời điểm t2 tức là tháng 12 bắt đầu mùa đông tỉ lệ trẻ có triệu chứng ban ngày cao trên 40% sau đó giảm thấp nhất xuống dưới 30% vào thời điểm t3 tức là vào tháng 5, mùa hè nhưng đến tháng 9 của năm sau tỉ lệ trẻ có triệu chứng ban ngày lại tăng trên 40%. Rõ ràng sự xuất hiện triệu chứng ban ngày của trẻ bị hen ở quận chứng có liên quan đến yếu tố thời tiết, trong năm vào những tháng bắt đầu vào mùa lạnh và tháng mùa đông tỉ lệ trẻ có triệu chứng bệnh là cao nhất (tháng 9 và tháng 12), điều này phù hợp với kết quả phỏng vấn trước đó về yếu tố làm xuất hiện cơn hen của trẻ, trẻ nhận thấy thay đổi thời tiết là yếu tố làm xuất hiện cơn hen thường gặp nhất, vào mùa đông bệnh hen của các em có biểu hiện nặng hơn mùa hè.

So sánh sự thay đổi tỉ lệ trẻ có triệu chứng ban ngày theo thời gian giữa hai quận kết quả cho thấy, ở quận can thiệp tỉ lệ trẻ có triệu chứng ban ngày đã giảm hơn so với quận chứng, mức giảm có ý nghĩa với p<0,05. Điều này chứng tỏ biện pháp can thiệp bằng giáo dục sức khỏe cho trẻ bị hen mà chúng tôi áp dụng trong nghiên cứu đã có tác động làm giảm tỉ lệ trẻ có triệu chứng ban ngày.

Số liệu điều tra cũng cho thấy có sự giảm tỉ lệ trẻ có triệu chứng ban đêm ở quận can thiệp tại tất cả các thời điểm sau can thiệp (từ t1, t2 và t3) so

97

với trước can thiệp (giảm từ 14,3% xuống còn 10,8% sau 12 tháng), trong khi đó ở quận chứng tỉ lệ trẻ có triệu chứng ban đêm không giảm so với ban đầu, thời điểm sau 12 tháng tỉ lệ trẻ có triệu chứng ban đêm ở quận chứng là gần 25% (so với thời điểm bắt đầu nghiên cứu là 20,6% thì tỉ lệ này còn cao hơn).

So sánh sự thay đổi tỉ lệ trẻ có triệu chứng ban đêm giữa 2 quận chúng tôi thấy, tỉ lệ trẻ có triệu chứng ban đêm ở quận can thiệp đã giảm dần và mức giảm so với quận chứng có ý nghĩa với p<0,05. Điều này chứng tỏ biện pháp giáo dục sức khỏe mà chúng tôi áp dụng cũng đã có tác dụng làm giảm được tỉ lệ trẻ có triệu chứng ban đêm.

Cũng áp dụng mô hình tổ chức các khóa hướng dẫn GDSK về bệnh hen tại trường cho trẻ Gacinuno có nhận định những trẻ nhận được can thiệp đã giảm số cơn hen hơn so với nhóm chứng [58], trong nghiên cứu của Boyd số lần nhập viện cấp cứu vì hen ở trẻ được giáo dục sức khỏe cũng giảm hẳn [36].

Theo tổng kết của Coffman chỉ có 5 trong số 11 nghiên cứu can thiệp GDSK đã có tác động làm giảm triệu chứng ban ngày cho trẻ một cách rõ rệt còn 6 nghiên cứu khác có kết quả ngược lại, GDSK không làm giảm được triệu chứng ban ngày. Trong 4 nghiên cứu can thiệp đề cập đến ảnh hưởng của GDSK đến việc giảm triệu chứng ban đêm của trẻ thì chỉ 2 nghiên cứu cho kết quả tích cực, 1 nghiên cứu nhận thấy GDSK không có tác động đến triệu chứng ban đêm và 1 nghiên cứu cho kết quả ngược lại, triệu chứng ban đêm đã tăng ở nhóm trẻ nhận được can thiệp GDSK hơn so với nhóm chứng. Qua nghiên cứu của Coffman có thể thấy, mặc dù GDSK chứng tỏ đây là biện pháp can thiệp có thể giúp cải thiện đáng kể triệu chứng bệnh hen cho trẻ tuy nhiên ảnh hưởng lâu dài của GDSK đối với triệu chứng bệnh hen của trẻ vẫn chưa thực sự rõ rệt và cần phải được tiếp tục nghiên cứu do vậy giáo dục sức

98

khỏe cho các trẻ bị hen tại trường là công việc cần phải được duy trì trong nhiều năm.

Đánh giá điểm kiểm soát hen của trẻ theo quan sát của chúng tôi sau 12 tháng dõi điểm kiểm soát hen của trẻ ở quận can thiệp đã tăng so với trước can thiệp và mức tăng là nhanh hơn so với nhóm trẻ không được can thiệp GDSK một cách có ý nghĩa (p<0,05), chúng tôi cũng thấy tỉ lệ trẻ đạt kiểm soát hen tốt ở nhóm can thiệp được cải thiện hơn so với trước can thiệp (tăng từ 88,7% lên 94,6%) và mức tăng là có ý nghĩa so với nhóm chứng sau 12 tháng (p<0,05). Như vậy nghiên cứu của chúng tôi chứng tỏ, giáo dục sức khỏe cho trẻ bị hen đã có tác động giúp nâng cao điểm kiểm soát hen cho trẻ và làm tăng tỉ lệ trẻ đạt kiểm soát hen tốt sau thời gian 1 năm.

Theo Ngô Thị Xuân, theo dõi bệnh bằng trắc nghiệm kiểm soát hen là cách rất đơn giản và thuận tiện, đa số trẻ bị hen và gia đình trong nghiên cứu của tác giả thấy có thể tự mình đánh giá được mức độ ổn định của bệnh hen bằng trắc nghiệm kiểm soát hen mà chỉ mất ít thời gian, nhưng họ cho rằng câu 5 của trắc nghiệm kiểm soát hen là câu khó đánh giá nhất [24]. Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng trắc nghiệm kiểm soát hen như một công cụ để các em học sinh bị hen, nhân viên y tế và giáo viên của các trường học biết cách đánh giá và theo dõi mức độ kiểm soát hen cho trẻ tại trường học để từ đó có thái độ xử trí đúng đối với từng trẻ bị hen đang học tại trường. Vào các thời điểm tháng 9, 10 và 11 năm 2012 các nhân viên y tế và giáo viên nhà trường là người phỏng vấn trắc nghiệm kiểm soát hen cho các em và sử dụng kết quả mà họ phỏng vấn được để trao đổi thông tin về bệnh hen của các em trong 1 tháng qua từ đó đưa ra lời khuyên phù hợp cho các em. Theo dõi các buổi giáo dục sức khỏe, chúng tôi nhận thấy trắc nghiệm kiểm soát hen là công cụ rất đơn giản và phù hợp giúp các thày cô giáo và nhân viên y tế trường học đánh giá được bệnh hen của trẻ và theo dõi các em một cách chặt

99

chẽ. Wheeler cũng khuyên rằng trường học nên tập trung xử trí những trẻ bệnh hen khó kiểm soát hơn là cố gắng chẩn đoán các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh hen [113]. Khi nghiên cứu về tình hình kiểm soát hen của trẻ em ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương tác giả Wong có nhận định, trắc nghiệm kiểm soát hen là công cụ giúp các nhà lâm sàng đánh giá được mức kiểm soát hen của trẻ và dễ dàng điều chỉnh thuốc chữa hen phù hợp cho trẻ [114]. Như vậy trắc nghiệm kiểm soát hen là công cụ cần thiết và phù hợp, nên được dùng một cách phổ biến trong công tác quản lý hen ở các trường học.

- Hiệu quả đối với tình trạng nghỉ học vì hen

Bệnh hen có ảnh hưởng không tốt đến việc học tập của trẻ lứa tuổi học đường. Tại Mĩ người ta thấy bệnh hen là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến cho trẻ phải nghỉ học. Theo kết quả thống kê năm 2009 một nửa số ngày nghỉ học của trẻ em Mĩ là nghỉ học vì hen [41] và khoảng 1/2 trẻ bị hen đã phải nghỉ học ít nhất 1 ngày trong năm. Việc phải nghỉ học sẽ ngăn cản trẻ tiếp thu kiến thức ở trường, ảnh hưởng đến kết quả học tập và sự tiến bộ của trẻ. Theo nghiên cứu của chúng tôi ở quận can thiệp tỉ lệ trẻ phải nghỉ học vì hen đã giảm từ 11,3% trước can thiệp xuống còn 2,3% vào thời điểm 12 tháng sau can thiệp trong khi ở quận chứng tỉ lệ trẻ phải nghỉ học vì hen không giảm theo thời gian mà còn tăng (8,7% lúc ban đầu lên 9,8% sau 12 tháng theo dõi). So sánh giữa 2 quận thì rõ ràng mức giảm tỉ lệ trẻ phải nghỉ học vì hen ở quận can thiệp so với quận chứng là có ý nghĩa (p<0,05). Như vậy giáo dục sức khỏe cho trẻ đã có tác động làm giảm tỉ lệ trẻ phải nghỉ học vì hen. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi giống với kết quả nghiên cứu của Levy, hướng dẫn GDSK hàng tuần cho trẻ đã giúp giảm số ngày nghỉ học vì hen hơn so với nhóm chứng chỉ được nhận chăm sóc sức khỏe bình thường như trước đây [79]. Theo tổng kết của Coffman thì có 5 trong số 17 nghiên cứu can thiệp giáo dục sức khỏe có thể làm giảm số ngày nghỉ học của trẻ, các nghiên cứu

100

còn lại ghi nhận không có sự khác biệt về số ngày nghỉ học giữa nhóm nhận được GDSK và nhóm chứng [50].

Mặc dù việc áp dụng hình thức GDSK cho các em học sinh về bệnh hen ở các trường học của 2 quận nghiên cứu không chỉ giúp cải thiện tình trạng bệnh tật của trẻ mà còn đảm bảo cho các em có được cuộc sống học tập, vui chơi bình thường như những bạn khác nhưng chúng ta cũng biết rằng cơn hen sẽ xuất hiện khi người bệnh tiếp xúc với các yếu tố làm xuất hiện cơn hen. Trong nghiên cứu này gần 80% trẻ bị hen phát hiện được yếu tố làm xuất hiện cơn hen của chúng trong 12 tháng qua, đặc biệt khoảng 50% thấy không phải chỉ có một mà thậm chí rất nhiều yếu tố làm cơn hen của chúng xuất hiện hoặc làm bệnh hen nặng hơn. Các chuyên gia còn cho rằng việc kiểm soát một số yếu tố làm xuất hiện cơn hen không dễ dàng, thậm chí đôi khi là không thể thực hiện ví dụ các yếu tố thời tiết như gió bão, chuyển mùa… [60]. Trong nghiên cứu của chúng tôi thay đổi thời tiết là yếu tố thường gặp nhất làm xuất hiện cơn hen ở trẻ, vì vậy mặc dù GDSK ở trường đã có tác động cải thiện được các triệu chứng ban ngày cũng như ban đêm của trẻ, giảm được tỉ lệ trẻ phải nghỉ học vì hen, nâng được điểm kiểm soát hen cho trẻ nhưng với đặc điểm khí hậu miền bắc Việt Nam nóng ẩm, mưa nhiều, thay đổi bốn mùa chắc chắn sẽ là yêu tố khiến cho các tác động can thiệp nhằm đạt được và duy trì kiểm soát hen cho người bệnh trở nên khó khăn hơn rất nhiều.

Một phần của tài liệu Đặc điểm dịch tễ học bệnh hen phế quản ở trẻ em 13 14 tuổi và hiệu quả can thiệp bằng giáo dục sức khỏe ở hai quận của hà nội (Trang 96 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)