Đau sau phẫu thuật

Một phần của tài liệu nghiên cứu kết quả ứng dụng phẫu thuật longo điều trị bệnh trĩ vòng tại bệnh viện 19-8 (Trang 81)

Kiểm soát đau sau phẫu thuật trĩ luôn luôn là mối quan tâm chính của phẫu thuật viên và bệnh nhân. Có rất nhiều biện pháp để hỗ trợ để làm giảm đau sau phẫu thuật: dùng dao điện 02 cực, Laser, dao siêu âm…cho tới những phương pháp gây tê tại chỗ hoặc toàn thân, kháng sinh, thuốc giảm đau sau phẫu thuật

kết hợp với những phẫu thuật cắt cơ thắt trong 2 bên (3h, 9h) để làm giảm sự co bóp của cơ thắt sau phẫu thuật (Theo tác giả Lê Quang Nghĩa và cộng sự [20]).

Tất cả phương pháp nêu trên đều không đưa lại kết quả như mong muốn do tổn thương vùng nhạy cảm (vùng Pectel: vùng chuyển tiếp dưới đường lược, da rìa hậu môn). Ngược lại, kỹ thuật Longo đã không làm tổn thương đến vùng nhạy cảm này vì bệnh nhân sau phẫu thuật rất ít hoặc không đau (Theo tác giả Lê Quang Nghĩa và cộng sự [20]).

Theo kết quả nghiên cứu:

Ngày thứ nhất sau phẫu thuật, hầu như bệnh nhân không đau hoặc đau thoáng qua chỉ cần dùng thuốc dạng uống có 31/61 trường hợp chiếm tỷ lệ 50,8%. Tỷ lệ bệnh nhân đau sau phẫu thuật phải dùng thuốc giảm đau dạng truyền (perfalgan 1g) chiếm tỷ lệ 32,78% (20/61 trường hợp). Chỉ có 10/61 trường hợp bệnh nhân phải dùng thuốc giảm đau dạng thuốc á phiện tiêm (Morphin) chiếm tỷ lệ 16,3%.

Sang ngày thứ 02, hầu như bệnh nhân chỉ đau nhẹ chiếm tỷ lệ 42,62%, số lượng bệnh nhân dùng thuốc giảm đau dạng tiêm giảm xuống một nửa so với ngày thứ nhất 10/61 trường hợp, chiếm tỷ lệ 16,39%.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương tự như kết quả nghiên cứu của một số tác giả khác:

Theo Trịnh Hồng Sơn và cộng sự [27], kết quả nghiên cứu có 4/30 bệnh nhân phải dùng thuốc giảm đau sau phẫu thuật do các bệnh nhân này có nứt kẽ kèm theo và được xử lý 1 thì cùng với phẫu thuật Longo; có 02 bệnh nhân đau nhiều sau phẫu thuật phải dùng thuốc giảm đau 03 ngày.

Theo Nguyễn Phúc Minh và cộng sự [16], tỷ lệđau sau phẫu thuật: đau ít: 116/162 trường hợp chiếm tỷ lệ71,6%; Đau vừa: 28/162 trường hợp chiếm tỷ lệ 17,3%; Đau nhiều: 18/162 trường hợp chiếm tỷ lệ 11,1% và không có trường hợp nào không đau hay đau dữ dội sau phẫu thuật.

Theo Triệu Triều Dương [5], kết quả nghiên cứu phân loại mức độ đau theo WHO gồm 2 nhóm (nhóm 1: đau nhẹ: mức I, II; nhóm 2: đau mức III). Kết

quả sau phẫu thuật, tất cả bệnh nhân đều có cảm giác đau nhưng hầu hết chỉ đau ở mức độ I, II (99,1%). Có 0,9% đau ở mức độ III (gặp ở hầu hết những bệnh nhân đã bịsơ sẹo niêm mạc vùng lược do trước đó đã được can thiệp phẫu thuật thắt- cắt trĩ, tiêm xơ hoặc bôi thuốc đông y).

Một phần của tài liệu nghiên cứu kết quả ứng dụng phẫu thuật longo điều trị bệnh trĩ vòng tại bệnh viện 19-8 (Trang 81)