Tuổi, giới tính

Một phần của tài liệu nghiên cứu kết quả ứng dụng phẫu thuật longo điều trị bệnh trĩ vòng tại bệnh viện 19-8 (Trang 72)

- Vềđộ tuổi mắc bệnh:

Theo kết quả nghiên cứu, trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi, bệnh nhân có tuổi thấp nhất là 19 tuổi, cao nhất là 75 tuổi. Mức tuổi trung bình là 40,49 tuổi.

Mức tuổi trung bình trong nghiên cứu của chúng thấp hơn của một số tác giả: Theo Lê Xuân Huệ [10], tuổi mắc bệnh trung bình là 45 tuổi, trẻ nhất là 29 tuổi và cao nhất là 70 tuổi.

Theo Nguyễn Thanh Xuân và cộng sự [28] nghiên cứu thấy độ tuổi trung bình là 43±1,4 tuổi, tuổi nhó nhất lá 16 tuổi và bệnh nhân có tuổi lớn nhất là 83 tuổi và kết quả nghiên cứu của Nguyễn Phúc Minh [18], trong nghiên cứu của tác giả bệnh nhân có tuổi trung bình là 46,06, bệnh nhân nhỏ tuổi nhất là 15 tuổi, bệnh nhân lớn tuổi nhất là 86 tuổi.

Theo Triệu Triều Dương [5], theo kết quả nghiên cứu của tác giả: tuổi trung bình của nhóm bệnh nhân nghiên cứu là 46,2, bệnh nhân ít tuổi nhất là 26, bệnh nhân nhiều tuổi nhất là 72 tuổi.

Theo Lê Văn Điềm và cộng sự [8], tuổi mắc bệnh trung bình của nhóm bệnh nhân nghiên cứu là 50, trẻ nhất là 24 tuổi, già nhất 76 tuổi.

Theo Lê Xuân Huệ [8], tuổi mắc bệnh trung bình của nam giới là 46,63, của nữ giới 43,58, tuổi nhỏ nhất là 20 tuổi và cao nhất là 77 tuổi.

Theo Lê Xuân Huệ [9], nam giới có tuổi mắc bệnh từ 22-74 tuổi, tuổi mắc bệnh trung bình là 47 tuổi. Nữ giới có tuổi mắc bệnh từ 39-65 tuổi, trung bình 52 tuổi.

Tác giả Papillon M và cộng sự [51], tuổi mắc bệnh trung bình trong nhóm bệnh nhân nghiên cứu là 47 tuổi. Tác giả Sven Petersen và cộng sự [53], kết quả nghiên cứu cho thấy tuổi mắc bệnh trung bình là 54 tuổi. Tác giả Zaragoza C và cộng sự [58], kết quả nghiên cứu thấy tuổi trung bình mắc bệnh là 47,6.

Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương đương kết quả nghiên cứu của một số tác giả:

Tác giả Lê Mạnh Cường và cộng sự [3]: tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 42,3 tuổi, nhỏ nhất là 21 tuổi và lớn nhất 80 tuổi.

Tác giả Triệu Triều Dương và cộng sự [4]: tuổi trung bình của nhóm bệnh nhân nghiên cứu là 41,2 (tuổi trẻ nhất 38 và tuổi cao nhất 65).

Tác giả Trịnh Hồng Sơn [22], nhóm bệnh nhân nghiên cứu từ 26-70 tuổi. Tác giả Trịnh Hồng Sơn và cộng sự [27], theo kết quả nghiên cứu của tác giả: tuôỉ trung bình của nhóm bệnh nhân nghiên cứu là 40,6±12,1, bệnh nhân ít tuổi nhất là 22, bệnh nhân nhiều tuổi nhất là 68 tuổi.

Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Trung Tín [28]: độ tuổi trung bình của nhóm bệnh nhân là 41,69±12,81.

Về nhóm tuổi trong nghiên cứu của chúng tôi lại cao hơn kết quả nghiên cứu của tác giả Muhammad và cộng sự [47], tuổi mắc bệnh trung bình là 36 tuổi, thấp nhấp 23 tuổi và cao nhất 63 tuổi.

Về nhóm tuổi mắc bệnh:

Tuổi mắc bệnh tập trung cao nhất ở hai nhóm tuổi 21-30 tuổi (27,87%) và nhóm tuổi 51-60 tuổi (24,6%), có lẽ đây là hai nhóm tuổi đặc thù:

Nhóm 21-30 tuổi thường có sức khỏe rất tốt, lao động và vận động mạnh thường xuyên kèm theo có thói quen uống nhiều rượu, bia.

Nhóm tuổi 51-60 tuổi thường có những bệnh về rối loạn chuyển hóa, dùng nhiều bia, rượu và ngồi lâu, ít vận động.

Kết quả này khác với một số kết quả nghiên cứu:

Theo Lê Xuân Huệ [8], nhóm tuổi mắc bệnh chủ yếu từ 31-50 tuổi chiếm tỷ lệ 54,66%, từ 20-30 tuổi chỉ chiếm 9,94%.

Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thanh Xuân và cộng sự [28] nhóm tuổi thường bị bệnh là nhóm 41-50 tuổi chiếm tỷ lệ 29,3% và nhóm trên 60 tuổi chiếm tỷ lệ 26,7%.

Tác giả Giamundo P [35], tuổi mắc bệnh trung bình của nhóm bệnh nhân nghiên cứu là 46 tuổi.

- Về giới:

Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi, bệnh nhân là nam giới chiếm tỷ lệ 77%, bệnh nhân là nữ giới chiếm 23%, tỷ lệ nam/nữa > 3/1. Đây cũng là một đặc thù của Bệnh viện 19/8, bệnh nhân chủ yếu thường là các cán bộ chiến sỹ Công an đại đa số là nam giới được khám và điều trị tại bệnh viện.

Như vậy, tỷ lệ bệnh nhân là nam giới chiếm đa số, tỷ lệ này khác với kết quả nghiên cứu của một số tác giả:

Theo tác giả Nguyễn Thanh Xuân và cộng sự [28] tỷ lệ nam bị bệnh trĩ trong nghiên cứu chiếm tỷ lệ 53,1% và nữ chiếm tỷ lệ 46,9%.

Tác giả Nguyễn Phúc Minh [18] nghiên cứu cho thấy tỷ lệ nam bị bệnh trĩ là 58,6% và nữ là 41,4%.

Theo Trịnh Hồng Sơn và cộng sự [27], tỷ lệ nam mắc bệnh trĩ là 46,7% và tỷ lệ nữ là 53,3%.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu của một số tác giả:

Tác giả Triệu Triều Dương [5], tỷ lệ nam/nữ mắc bệnh trĩ được phẫu thuật Longo là 146/78.

Tác giả Lê Mạnh Cường và cộng sự [3], kết quả nghiên cứu trên 594 bệnh nhân trong đó nam giới chiếm tỷ lệ 74,25%, nữ giới chiếm tỷ lệ 25,75%.

Tác giả Lê Văn Điềm và cộng sự [8], tỷ lệ nam/nữ bị mắc bệnh trĩ là 2/1. Tác giả Lê Xuân Huệ [8],[10], tỷ lệ mắc bệnh của nam/nữ là 34/13 và 43/15. Theo tác giả Ngô Quang Linh [15], tỷ lệ nam/nữ mắc bệnh là 86/32. Tác giả Papillin M và cộng sự [51], tỷ lệ nam/nữ mắc bệnh này là 60/34; tác giả Sven Petersen [53], tỷ lệ nam/nữ mắc bệnh là 184/105. Tác giả Zaragoza C và cộng sự [58], nghiên cứu thấy tỷ lệ nam mắc bệnh là 61%, tỷ lệ nữ mắc bệnh là 39%.

Tuy nhiên, theo tác giả Faucheron JL [34], tỷ lệ nam/nữ mắc bệnh là 64/36; kết quả nghiên cứu của tác giá Giamundo P [35] thì tỷ lệ nam/nữ mắc bệnh là 25/35; tác giả I. Kanellos và cộng sự [42] nghiên cứu cho thấy kết quả nam/nữ bị bệnh trĩ là 67/59; tác giả Muhammad và cộng sự [47], tỷ lệ nam mắc bệnh là 56%, tỷ lệ nữ mắc bệnh là 44%.

4.1.2. Lý do vào viện, thời gian nhập viện và tiền sử bệnh trĩ

Về lý do vào viện:

Trong nghiên cứu của chúng tôi, lý do vào viện chủ yếu là do đi ngoài ra máu (75,40%), búi trĩ sa ra ngoài hậu môn (52,4%). Kết quả này cũng tương đương với kết quả nghiên cứu của một số tác giả:

Theo tác giả Nguyễn Phúc Minh [16], kết quả nghiên cứu cho thấy: Lý do nhập viện điều trị: sa búi trĩ (94,4%), đi ngoài có máu (68,4%).

Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Duy Thạnh [27]: Triệu chứng cơ năng: sa búi trĩ (85%), đi ngoài ra máu (72,2%), đau rát hậu môn (73,7%).

Tác giả Mohamed Ismail và cộng sự [46], kết quả nghiên cứu cho thấy có 54,3% bệnh nhân có triệu chứng đi ngoài ra máu.

Ngoài ra còn có các lý do khác khiến bệnh nhân nhập viện như đau, rát, ngứa hậu môn (32,78%), có từ 2 lý do phối hợp trở lên như đi ngoài ra máu kèm

theo búi trĩ sa ra ngoài hậu môn (16,4%), đi ngoài ra máu kèm theo đau, rát, ngứa hậu môn (18,03%), búi trĩ sa ra ngoài kèm theo đau, rát, ngứa hậu môn (13,11%) và cả ba lý do trên (19,67%).

Về thời gian nhập viện:

Theo kết quả nghiên cứu, thời gian từ lúc có triệu chứng bất thường đến khi bệnh nhân đến bệnh viện khám và nhập viện điều trị chủ yếu là trên 12 tháng chiếm tỷ lệ 78,8%. Kết quả này cũng phù hợp với thói quen của người Việt Nam trong việc phòng chống bệnh tật, thông thường khi bị bệnh họ sẽ tựđiều trị và nếu bệnh không thuyên giảm, lú đó họ mới nhập viện đểkhám và điều trị. Kết quả cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của một số tác giả khác:

Theo Triệu Triều Dương và cộng sự [5], thời gian kể từ khi mắc bệnh trĩ của bệnh nhân từ 01-12 năm, thời gian mắc bệnh trung bình là 5 năm.

Theo Trịnh Hồng Sơn và cộng sự [27], thời gian mắc bệnh của bệnh nhân chủ yếu là dưới 5 năm chiếm tỷ lệ 56,7%.

Tuy nhiên theo một số tác giả khác:

Tác giả Lê Mạnh Cường và cộng sự [3], thời gian mắc bệnh chủ yếu từ 11-15 năm chiếm tỷ lệ 49,5%, sau đó là nhóm 16-20 năm chiếm tỷ lệ 14,5%.

Tác giả John F. và cộng sự [38], kết quả nghiên cứu có 100% bệnh nhân có thời gian xuất hiện triệu chứng đến khi nhập viện là trên 12 tháng.

 Về tiền sử bệnh trĩ:

Trong nghiên cứu này có 11 trường hợp chiếm tỷ lệ 18,03% đã từng điều trị nội khoa bệnh trĩ và chỉ có 02 trường hợp chiếm tỷ lệ 3,27% đã từng điều trị bệnh trĩ bằng thủ thuật, phẫu thuật.

Theo Triệu Triều Dương và cộng sự [4] nghiên cứu cho thấy có 49% trường hợp bệnh nhân đã được điều trị nội khoa bằng thuốc tăng sức bền thành mạch như Cyclo 3 Fort…

4.2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG

Theo kết quả nghiên cứu, triệu chứng lâm sàng chủ yếu mà chúng tôi phát hiện được trong nghiên cứu này là: đi ngoài ra máu có 46/61 trường hợp chiếm tỷ lệ 75,4% và đau, rát, ngứa hậu môn có 20/61 trường hợp chiểm tỷ lệ 32,78%.

Kết quả này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của một số tác giả: Theo Triệu Triều Dương và cộng sự [4], kết quả nghiên cứu có 100% bệnh nhân có chảy máu, 65% bệnh nhân có ẩm ướt vùng hậu môn, 36% bệnh nhân có ngứa hậu môn.

Theo tác giả Lê Mạnh Cường và cộng sự [3]: triệu chứng chính khiến bệnh nhân nhập viện: 91,75% bệnh nhân có chảy máu khi đại tiện, 97% bệnh nhân có sa búi trĩ.

Theo tác giả Nguyễn Mạnh Nhâm [17] [19], kết quả nghiên cứu cho thấy 100% bệnh nhân có triệu chứng đi ngoài ra máu.

Tác giả Jasim Amin và cộng sự [37], kết quả nghiên cứu cho thấy có 91 % bệnh nhân có đi ngoài ra máu, 33% bệnh nhân có đau, rát, ngứa hậu môn.

4.2.2. Vị trí các búi trĩ

Theo kết quả nghiên cứu, vị trí búi trĩ thường gặp nhất là các nhóm: nhóm 3h có 25/61 trường hợp chiếm tỷ lệ 40,98%; nhóm 7h và 11h có 27/61 trường hợp chiếm tỷ lệ 44,26%.

Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của tác giả Nguyễn Đình Hối [16]. Theo tác giả, trong lớp dưới niêm mạc của phần thấp trực tràng và ống hậu môn có rất nhiều khoang mạch. Vách khoang mạch này chỗ thì dày, chỗ thì mỏng tạo nên tổ chức hang, ở đây có sự nối thông giữa động mạch và tĩnh mạch. Các búi tĩnh mạch nằm ở lớp dưới niêm mạc trong ống hậu môn không đối xứng nhau và nằm ở các vị trí 7h, 4h, 11h lại có tính cách cương cử nên có chức năng của một cái đệm, có vai trò khép kín hậu môn.

Kết quả này cũng tương tự kết quả nghiên cứu của một số tác giả:

Theo tác giả Trần Thiện Hòa [11], kết quả nghiên cứu cho thấy búi trĩ ở vị trí 3h chiếm tỷ lệ 52,15%, búi trĩ ở vị trí 7h-8h chiếm tỷ lệ 56,64%, búi trĩ ở vị trí 10h-11h chiếm tỷ lệ 64,41%.

Theo tác giảW.H.F. Thomson (1975) đã chứng minh rằng bề dày của lớp cơ vòng hậu môn tạo thành những đệm (Cusbion) dọc trong lòng ống hậu môn ở các vị trí 3h-8h-11h ngay từ thời kỳ bào thai và làm nền tảng tạo thành búi trĩ tại các vị trí đó [19]. Cũng theo tác giả Nguyễn Mạnh Nhâm [19], kết quả nghiên cứu cho thấy búi trĩ tập trung tại các vị trí 3h (91,2%), 8h(86,5%) và 11h (84,1%). Kết quả cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của chúng tôi.

4.2.3. Sốlượng các búi trĩ

Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong nhóm bệnh nhân nghiên cứu: Chủ yếu bệnh nhân có 03 búi trĩ có 36/61 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 59,0%; Nhóm bệnh nhân có 04 búi trĩ có 14/61 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 22,9%; Chỉ có 11/61 bệnh nhân có từ 4 búi trĩ trở lên chiếm tỷ lệ 11,1%.

Kết quả của chúng tôi cũng tương tự kết quả nghiên cứu của các tác giả: Tác giả Lê Xuân Huệ [8], nhóm bệnh nhân nghiên cứu có 4-5 búi trĩ chiếm tỷ lệ 36,03%, có 6-7 búi trĩ chiếm tỷ lệ 11,80%.

Tác giả Nguyễn Phúc Minh và cộng sự [16], kết quả nghiên cứu cho thấy có 63/162 trường hợp có 3 búi trĩ, 38/162 trường hợp có 4 búi trĩ, 23/162 trường hợp có 2 búi, 9/162 trường hợp có 1 búi và 29/162 trường hợp trĩ vòng chiếm tỷ lệ 17,9%. Các tổn thương kèm theo: Trĩ ngoại: 24/162 trường hợp; Búi trĩ tắc mạch: 1/162 trường hợp; Sa niêm mạc trực tràng 15/162 trường hợp; Da thừa hậu môn: 24/162 trường hợp; Polyp hậu môn-trực tràng: 6/162 trường hợp; rò hậu môn: 2/162 trường hợp.

Tác giả Lê Mạnh Cường và cộng sự [3], kết quả nghiên cứu cho thấy số bệnh nhân có 3 búi trĩ chiếm tỷ lệ 57,5%, bệnh nhân có 4 búi trĩ trở lên chiếm tỷ lệ 27,5%.

4.3. PHÂN LOẠI CÁC MỨC ĐỘ TRĨ VÀ CHỈ ĐỊNH, CHỐNG CHỈ

ĐỊNH CỦA ĐIỀU TRỊ BỆNH TRĨ BẰNG PHƯƠNG PHÁP LONGO

Trong nghiên cứu này, nhóm bệnh nhân được phẫu thuật cắt trĩ chiếm tỷ lệ chủ yếu ở nhóm trĩ độ III (70,49%); nhóm trĩ độ IV (25,91%). Nhóm bệnh

nhân mắc bệnh trĩ hỗn hợp có chỉ định phẫu thuật Longo chiếm tỷ lệ thấp (18,03%). Kết quả này cũng tương tự:

Tác giả Lê Mạnh Cường và cộng sự [3], nhóm bệnh nhên nghiên cứu có trĩ độ III chiếm tỷ lệ 58%, trĩ độ IV chiếm tỷ lệ 38,25%.

Theo Lê Xuân Huệ [8], trĩ độ III chiếm tỷ lệ 46,58%, trĩ độ IV chiếm tỷ lệ 53,42%.

Theo Lê Xuân Huệ [9], [10], bệnh nhân bị vòng trĩ độ III chiếm tỷ lệ 41- 43%, vòng trĩ độ IV chiếm tỷ lệ 57-59%.

Theo tác giả Nguyễn Mạnh Nhâm [19], kết quả nghiên cứu có 56% trĩ độ III và 39% trĩ độ IV.

Theo Trịnh Hồng Sơn và cộng sự [24], [25], [26] tỷ lệ trĩ độ III là chủ yếu chiếm tỷ lệ 80%; phương pháp phẫu thuật Longo chỉ áp dụng điều trị cho trĩ ngoại, nội độIII, IV, không có trường hợp nào áp dụng cho trĩ độ II.

Theo tác giả Vito M. Stolfi [56], tỷ lệ trĩ độ III/trĩ độ IV là 77/43.

Theo Nguyễn Phúc Minh và cộng sự [18], kết quả nghiên cứu cho thấy có 22/162 trường hợp trĩ độ II chiếm tỷ lệ 13,6%, 111/162 trường hợp trĩ độ III chiếm tỷ lệ 68,5% và 29/162 trường hợp trĩ độ IV chiếm tỷ lệ 17,9%.Vào năm 2001, tác giả Corman và cộng sự, cho biết các bác sỹ chuyên gia ở New York, Chicago, Frolyda, Illinois, Weston, Burlinton (Mỹ), Italya, Pháp, Thụy Điển, Anh, Đức, Thụy Sĩ, Singapor, Scotland và Australia (một nghiên cứu đa trung tâm) đã nhóm họp và nhất trí đưa ra chỉ định, chống chỉ định của phương pháp điều trị bệnh trĩ bằng máy PPH03.

Về chỉ định: trĩ độ III, IV; trĩ kèm theo những bệnh hậu môn khác cần phẫu thuật như: nứt kẽ hậu môn, da thừa hậu môn, rò, u nhú, tắc mạch, sa niêm mạc trực tràng…trĩ độ II nhưng có những búi sa có thể tự co lên được và chảy máu nhiều; trĩđiều trị bằng những phương pháp khác nhưng thất bại. Về chống chỉ định: áp xe hậu môn, hoại thư, hẹp hậu môn, sa toàn bộ trực tràng.

Hội nghị cũng khuyến cáo khi tiến hành phẫu thuật Longo cần có các điều kiện sau: phẫu thuật viên phải có kinh nghiệm và nắm rõ giải phẫu vùng hậu môn; biết chắc chắn kỹ thuật sử dụng máy; tham dự khóa học bằng hình ảnh.

Một phần của tài liệu nghiên cứu kết quả ứng dụng phẫu thuật longo điều trị bệnh trĩ vòng tại bệnh viện 19-8 (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)