4.1 Khái niệm về 5S
5S là một công cụ quản lý đang được áp dụng rất phổ biến hiện nay nhằm đáp ứng hệ thống quản lý chất lượng của một tổ chức. Khởi nguồn từ Nhật Bản, 5S hiện nay thực sự như một nền tảng để áp dụng hệ thống quản lý chất lượng, trong đó tập trung vào triết lí “Con người là trung tâm của mọi sự phát triển”.
5S là từ viết tắt của việc tiến hành năm quá trình: Sàng lọc (Serie), Sắp xếp (Seiton), Sạch sẽ (Seiso), Sốt sắng (Seiketsu) và Sẵn sàng (Shitsuke) theo đúng trình tự. Tiến hành 5S cần phải có sự quyết tâm và sự đồng lòng thực hiện của tất cả các thành phần trong một tổ chức. Chính vì thế thời điểm ban đầu có thể gặp đôi chút khó khăn về thời gian, công sức tuy nhiên hiệu quả mang lại từ 5S là rất lớn.
4.2 Cách thức thực hiện 5S
- S1 - Sàng lọc (Serie):
+ Phân loại những thứ cần thiết và không cần thiết. + Loại bỏ những thứ không cần thiết.
- S2 - Sắp xếp (Seiton):
+ Sắp xếp những thứ cần thiết theo thứ tự ngăn nắp. + Dễ dàng sử dụng.
- S3 - Sạch sẽ (Seiso): giữ gìn vệ sinh sạch sẽ toàn bộ Công ty, dụng cụ, trang thiết bị… - S4 - Sốt sắng (Seiketsu): duy trì 3S mọi lúc mọi nơi.
- S5 – Sẵn sàng (Shitsuke):
+ Thực hiện nhiều lần tạo thành thói quen.
+ Đào tạo mọi người tuân thủ 3S một cách tự giác tự nguyện.
4.3 Phòng Hóa nghiệm thực hiện 5S như thế nào
- Việc tiến hành 5S tại Phòng Hóa nghiệm luôn diễn ra một cách thường xuyên và tự giác. Với việc kiểm tra mẫu nguyên liệu, sản phẩm một cách liên tục, nếu không tiến hành thường xuyên 5S sẽ rất dễ dẫn đến các sự cố nhầm mẫu, thất thoát mẫu, đồng thời gây mất không gian làm việc và tình trạng lộn xộn, tốn thời gian khi làm việc. Chính vì thế, phòng luôn tiến hành 5S mọi lúc mọi nơi nhằm tạo một môi trường làm việc hiệu quả nhất.
Nhà máy dầu nhớt Vilube Trang 85 - Một số hình ảnh về 5S trong phòng Hóa nghiệm:
Hình 38: Mẫu để đúng nơi quy định (có dán nhãn rõ ràng và vạch phân chia khu vực).
Hình 39: Các mẫu trước khi đem lưu vào kho được lưu trước tại phòng để kiểm tra lại khi cần thiết.
Nhà máy dầu nhớt Vilube Trang 86
Hình 40: Mẫu sau pha chế được đặt đúng vị trí.
Hình 41: Nơi để dụng cụ bảo hộ.
Nhà máy dầu nhớt Vilube Trang 87
Hình 43: Khu vực máy móc, thiết bị luôn được vệ sinh sạch sẽ, các tủ đựng dụng cụ có nhãn mác rõ ràng.
Nhà máy dầu nhớt Vilube Trang 88
PHẦN VI: TỒN TRỮ VÀ BẢO QUẢN
Các loại dầu nhớt được sản xuất để đáp ứng các yêu cầu sử dụng khác nhau, do đó chúng có những tính chất hoàn tòan khác nhau. Vì vậy, nếu không được bảo quản một cách hợp lý và thích đáng, chúng có thể bị hỏng hoặc nhiễm bẩn, gây lãng phí và đỏi hỏi phải xử lý phức tạp.
Nguyên nhân thông thường về sự hư hỏng, nhiễm bẩn nêu trên là do: Thùng chứa bị hư hại, sự ngưng đọng hơi ẩm, thiết bị chiết rót bẩn, tiếp xúc trực tiếp với môi trường bụi khói, hóa chất hay hơi nước, trỗn lẫn các loại dầu nhớt khác nhau, tồn trữ trong môi trường quá nóng hay quá lạnh, thời gian tồn trữ qua lâu.
Sau đây là một vài kinh nghiệm về vấn đề này: