0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Quy trình đóng gói và kiểm tra cuối công đoạn

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP NHÀ MÁY DẦU NHỚT VILUBE (Trang 47 -47 )

3.1 Quy trình đóng gói 3.1.1 Sơ đồ khối 3.1.1 Sơ đồ khối Chuẩn bị đóng gói Bắt đầu Đo mẫu Tiến hành đóng gói

Đo mẫu cuối đóng gói

Chờ hướng xử lý của QC

Vệ sinh dây chuyền Bàn giao sản phẩm qua bộ phận FI Kết thúc Trả bồn khuấy cho bộ phận pha chế Súc rửa đường ống Không Đạt

Nhà máy dầu nhớt Vilube Trang 48 - Chuẩn bị đóng gói:

B1: Tổ trưởng nhận phiếu đóng gói từ giám sát.

B2: Tổ trưởng chuyển phiếu đóng gói đến NV kho để làm phiếu xuất kho. B3: Tổ trưởng chuyển phiếu xuất kho đến kho nguyên vật liệu.

B4: Công nhân bộ phận kho bãi vận chuyển bao bì vật tư từ kho và tổ trưởng kiểm tra đảm bảo số lượng đã nhận. Lưu ý: Số lượng bao bì cần lấy vượt số lượng dùng để đóng gói 10% để bù trừ trường hợp lỗi bao bì.

- Súc rửa/Cách ly đường ống:

B1: 2 công nhân lấy số thùng phuy trống dựa vào ma trận súc rửa đường ống. Thùng phuy dùng để cách ly là thùng dùng để chứa phụ gia của chính mẻ đó. Nếu số lượng phuy yêu cầu lớn hơn, phải làm phiếu nhận thêm phuy với bộ phận kho bãi.

B2: Bơm dầu mới để súc rửa đường ống. Dầu cách ly xong là phế thải, phải để đúng nơi quy định chờ xử lý.

B3: Nhân viên QC tiến hành lấy mẫu cách ly đầu ống (3 lần: bắt đầu, giữa và cuối quá trình cách ly). Nếu yêu cầu sản phẩm hoàn thành gấp, có thể bỏ qua bước này để bỏ qua khâu đo mẫu. Tuy nhiên, phải tăng số phuy cách ly lên 2 phuy so với ma trận cách ly.

- Đo mẫu (Có thể bỏ qua):

B1: Chuyển mẫu và phiếu đóng gói đến QC.

B2: QC tiến hành đo mẫu theo các tiêu chuẩn ASTM. B3: Nếu mẫu đạt chuyển phiếu đóng gói cho tổ trưởng.

B4: Trong quá trình chờ phòng QC đo mẫu, 2 công nhân sẽ thay khuôn. - Tiến hành đóng gói:

B1: Tổ trưởng cài đặt và chỉnh máy dựa vào phiếu đóng gói.

B2: Tiến hành đóng gói. Tổ trưởng có nhiệm vụ theo dõi hoạt động của dây chuyền, nếu có trục trặc thì phải khắc phục hoặc nhờ bộ phận bảo dưỡng khắc phục.

B2a: 2 công nhân có nhiệm vụ bỏ lon vào dây chuyền. Công nhân bỏ lon/can/phuy vào dây chuyền có nhiệm vụ kiểm tra sơ bộ các khuyết tật của lon/can/phuy.

Nhà máy dầu nhớt Vilube Trang 49 B2b: Cho sản phẩm vào thùng. 3 công nhân cho sản phẩm vào thùng, 2 công nhân dán keo thùng và xếp thùng.

B3: Kiểm tra ngẫu nhiên 10 phút/lần (khối lượng, ngoại quan của bao bì). Kiểm tra ngẫu nhiên một số sản phẩm.Nếu phát hiện lỗi (thiếu dầu, lỗi bao bì, dán tem, không có seal) phải báo tổ trưởng để chỉnh lại máy.

B4: Thổi gió, vét đường ống. - Đo mẫu cuối đóng gói:

B1: Lấy mẫu cuối đóng gói.

B2: Chuyển phiếu đóng gói và mẫu cuối đến QC để đo mẫu. B3: Đánh giá ngoại quan xem có cặn, đục hay màu lạ không. - Kết thúc mẻ đóng gói:

Ba1: Vệ sinh toàn bộ dây chuyền, máy móc, khu vực xung quanh theo OPL (One Point Lesson) và checksheet.

Ba2: Chuyển phiếu bàn giao bồn khuấy cho bộ phận pha chế. Bb1: Dán nhãn cho thùng sản phẩm.

Bb2: Chuyển phiếu kiểm tra chất lượng cuối công đoạn cho bộ phận FI.

- Với chuyền xô/phuy: do dây chuyền chưa có máy đóng nắp cho xô/phuy nên trong giai

đoạn tiến hành đóng gói, phải thêm 1 bước đóng nắp cho sản phẩm, do 1 công nhân chịu trách nhiệm.

- Sơ đồ Gantt cho công đoạn đóng gói:

Nhà máy dầu nhớt Vilube Trang 50 3.1.2 Thiết bị

- Chuyền tròn:

+ Cấu tạo: Băng chuyền, bộ phận filling, bộ phận đóng nắp, bộ đóng seal, máy kiểm tra seal, máy phun date, cân.

Hình 10: Khu vực rót nhớt.

Hình 11: Khu vực đóng nắp.

+ Nguyên tắc hoạt động: Đo và rót nhớt theo thể tích Máy truyền động theo bánh răng nên đảm bảo được sự hoạt động liên tục của dây chuyền, năng suất cao hơn so với chuyền thẳng.

- Chuyền Serac:

+ Cấu tạo: Băng chuyền, bộ phận filling, bộ phận đóng nắp, máy dán nhãn, máy đóng seal, máy kiểm tra seal, máy phun date.

Nhà máy dầu nhớt Vilube Trang 51

Hình 12: Khu vực rót và đóng nắp.

+ Nguyên tắc hoạt động: Đo và rót nhớt theo khối lượng, đảm bảo được độ chính xác. Máy truyền động theo bánh răng nên đảm bảo được sự hoạt động liên tục của dây chuyền, cho năng suất cao hơn so với chuyền thẳng. Đây hiện đang là chuyền chủ lực của nhà máy.

- Chuyền thẳng:

+ Cấu tạo: Băng chuyền, bộ phận filling, bộ phận đóng nắp, máy đóng seal, máy kiểm tra seal, máy phun date.

+ Nguyên tắc hoạt động: Đo theo thể tích. Do truyền thẳng nên mỗi lần rót nhớt, cả băng chuyền phải dừng lại gây ảnh hưởng lớn đến năng suất.Hơn nữa, chuyền không có bộ phận phân phối nắp nên công nhân phải đặt nắp lên chai thủ công.

Nhà máy dầu nhớt Vilube Trang 52

Hình 14: Khu vực vặn nắp.

- Chuyền xô

+ Cấu tạo: Băng chuyền, bộ phận filling, bộ phận đóng nắp.

+ Nguyên tắc hoạt động: Đo theo khối lượng. Máy truyền động thẳng. Do không có bộ phận xếp nắp nên công nhân phải đậy nắp thủ công cho xô và máy sẽ đóng chặt nắp.

Nhà máy dầu nhớt Vilube Trang 53

- Chuyền phuy:

+ Cấu tạo: Băng chuyền, bộ phận filling, bộ phận đóng nắp.

+ Nguyên tắc hoạt động: Đo theo khối lượng. Máy truyền động thẳng. Do không có bộ phận xếp nắp nên công nhân phải đậy nắp thủ công cho phuy và máy sẽ đóng chặt nắp.

Hình 16: Chuyền phuy.

3.2 Quy trình kiểm tra cuối công đoạn

- Bắt đầu: Công nhân bộ phận FI nhận hàng đã dán nhãn bởi nhân viên QC. - Kiểm tra cuối công đoạn:

Kiểm tra cuối công đoạn Bắt đầu Kết thúc Quấn màng Nhập kho Trả về bộ phận đóng gói Đạt Không

Nhà máy dầu nhớt Vilube Trang 54 B1: Kiểm tra lần cuối tất cả các khuyết tật trên vỏ chai và nhãn chai: vỏ móp méo, nhãn dán sai quy cách, dán méo, dán nhăn.

B2: Kiểm tra số lượng sản phẩm: mỗi thùng có đủ số lượng theo quy định, số thùng, số xô, số phuy.

B3: Dán keo thùng

B4: Ghi lại thông tin về lô hàng và lưu giữ tại bộ phận sản xuất. - Quấn màng: Công nhân quấn màng theo OPL quấn màng.

- Nhập kho: Tổ trưởng chuyển phiếu nhập kho cho bộ phận kho bãi đề nghị nhập kho - Sơ đồ Gantt cho giai đoạn FI:

Hình 17: Sơ đồ Gantt giai đoạn FI. 4. Hoạch định quản lý sản xuất

4.1 Các công cụ thống kê dùng trong sản xuất của nhà máy

Trong sản xuất, các nhà quản lý thường dùng 7 công cụ thống kê để quản lý quy trình cũng như chất lượng đầu ra của sản phẩm.Tùy theo yêu cầu và tính chất của công việc mà ta có thể sử dụng các loại biểu đồ thích hợp. 7 công cụ đó bao gồm:

o Phiếu kiểm soát (Checksheet).

o Lưu đồ (Flowchart).

o Biểu đồ nhân quả (Cause and Effect Diagram).

o Biểu đồ Pareto (Pareto Chart).

o Biểu đồ mật độ phân bố (Histogram).

o Biểu đồ phân tán (Scatter Diagram).

Nhà máy dầu nhớt Vilube Trang 55 Trong thực tế sản xuất ở nhà máy Vilube, tất cả các loại biểu đồ trên đều được áp dụng. 4.1.1 Phiếu kiểm soát

- Khái niệm, mục đích: Dùng để lưu trữ dữ liệu, có thể là hồ sơ của các hoạt động trong quá khứ, cũng có thể là phương tiện theo dõi cho phép thấy được xu hướng hoặc hình mẫu một cách khách quan. Trong thực tế của công ty, phiếu kiểm soát được sử dụng làm hồ sơ cho các hoạt động cũng như một phương tiện để kiểm tra đánh giá mức độ hoàn thành công việc của cá nhân.

- Ví dụ:

Nhà máy dầu nhớt Vilube Trang 56 4.1.2 Lưu đồ

- Khái niệm: là một sơ đồ biểu diễn một chuỗi các bước cần thiết để thực hiện một hành

động.

- Mục đích: để chia nhỏ tiến trình công việc nhằm cho mọi người biết công việc đó phải

thực hiện ra sao, thế nào. Ngoài ra nó còn giúp tiến trình công việc dễ theo dõi, khuyến khích nhân viên làm việc nhóm, đạt được sự đồng nhất ý kiến trong tập thể.

- Cách xây dựng:

B1: Mỗi cá nhân đề xuất các hoạt động riêng lẻ tạo nên quá trình. B2: Liệt kê tất cả các hoạt động theo thứ tự.

B3: Vẽ sơ đồ.

B4: Thảo luận với các thành viên để chắc chắn không sai sót bất kì chỗ nào.

B5: Kiểm tra bằng sơ đồ bằng việc lấy ví dụ và đặt ra các giả định để có thể xem xét xuyên suốt sơ đồ.

Lưu đồ thường đi kèm với sơ đồ Gantt cho biết thời gian thực hiện quá trình. 4.1.3 Biểu đồ nhân quả

- Mục đích: là một phương pháp tìm ra nguyên nhân của vấn đề, từ đó có thể đưa ra phương pháp khắc phục hiệu quả. Biểu đồ nhân quả có ý nghĩa trong việc đào tạo nhân viên.

- Cách xây dựng:

B1: Xác định các vấn đề cần giải quyết và xem vấn đề đó là hệ quả của một số nguyên nhân phải xác định.

B2: Lập danh sách tất cả những nguyên nhân chính của vấn đề bằng cách đặt những câu hỏi 5W (Who, What, When, Where, Why) và 2H (How, How Much).

B3: Tiếp tục tìm ra những nguyên nhân cụ thể hơn (nguyên nhân thứ cấp 1) có thể gây ra nguyên nhân chính và biểu diễn bằng mũi tên hướng vào nguyên nhân chính. B4: Nếu cần phân tích sâu hơn thì lập lại bước trên với các nguyên nhân thứ cấp thứ 2 gây ra nguyên nhân thứ cấp 1.

Mọi thành viên của bộ phận đề phải tham gia đóng góp ý kiến vào việc xây dựng biểu đồ nhân quả.Phải nhìn sự việc trên góc độ tổng thể, các ý kiến của các thành viên đều phải được lắng nghe và xem xét.

Nhà máy dầu nhớt Vilube Trang 57 - Ví dụ:

Hình 19: Biểu đồ xương cá.

4.1.4 Biểu đồ Pareto

- Khái niệm: Biểu đồ Pareto (Pareto Analysis) là một biểu đồ hình cột được sử dụng để phân loại các nguyên nhân/nhân tố có ảnh hưởng đến sản phẩm.

- Mục đích: Tách những nguyên nhân quan trọng ra khỏi những nguyên nhân vụn vặt của

vấn đề để biết hướng giải quyết. - Cách xây dựng:

B1: Liệt kê các hoạt động trong bảng và đếm số lần mỗi hoạt động trong bảng B2: Sắp xếp theo mức độ quan trọng giảm dần

B3: Tính tổng số lần cho cả bảng

B4: Tính phần trằm của mỗi hoạt động so với tổng

B5: Vẽ sơ đồ Pareto với trục đứng thể hiện phần trăm, trục ngang thể hiện hoạt động. (Đường cong tích lũy thể hiện phần trăm tích lũy của tất cả các hoạt động).

Nhà máy dầu nhớt Vilube Trang 58 -Ví dụ:

Hình 20: Biểu đồ Pareto.

4.1.5 Biểu đồ mật độ phân bố

- Khái niệm: Là một dạng biểu đồ cột đơn giản. Nó tổng hợp các điểm dữ liệu để thể hiện tần suất của sự việc.

- Mục đích: Sử dung để theo dõi sự phân bố các thông số của sản phẩm/quá trình. Từ đó

đánh giá được năng lực của quá trình đó. - Cách xây dựng:

B1: Dùng checksheet để thu thập dữ liệu

B2: Tìm các giá trị lớn nhất và nhỏ nhất trong tập hợp các số liệu, định độ rộng giữa giá trị nhỏ nhất và giá trị lớn nhất của tập hợp các số liệu.

B3: Dùng trục tung để thể hiện tần số phát sinh của vấn đề. Dùng trục hoành để thể hiện những giá trị

B4: Giải thích biểu đồ. - Ví dụ:

Nhà máy dầu nhớt Vilube Trang 59 4.1.6 Biểu đồ phân tán

- Khái niệm: là sự biểu diễn dữ liệu bằng đồ thị trong đó các giá trị quan sát được của một biến được vẽthành từng điểm so với các giá trị của biến kia mà không nối các điểm đó lại với nhau bằng đường nối.

- Mục đích: Dựa vào việc phân tích biểu đồ có thể thấy được nhân tố này phụ thuộc như thế nào vào một nhân tố khác và mức độ phụ thuộc giữa chúng.

- Cách xây dựng:

B1: Thu thập các số liệu của 2 đặc tính, thường từ 30 đến 50 mẫu. Ví dụ mẫu 1 có đặc tính (X, Y) là (X1, Y1), tương tự vậy cho mẫu 2... mẫu N.

B2: Chấm các giá trị lên đồ thị.

B3: Dựa vào đồ thị, phân tích các mối quan hệ giữa 2 đặc tính X và Y. Tuy nhiên, có 2 lưu ý chúng ta cần nhớ khi phân tích:

Nếu có mối quan hệ giữa 2 đặc tính thì chưa chắc đặc tính này đã là nguyên nhân của đặc tính kia.

Mối quan hệ chỉ dựa trên một giới hạn của đặc tính. - Ví dụ:

Nhà máy dầu nhớt Vilube Trang 60 4.1.7 Biểu đồ kiểm soát

- Khái niệm: Là một biểu đồ với các đường giới hạn đã được tính toán bằng phương pháp thống kê.

- Mục đích: theo dõi sự biến động của các thông số về đặc tính chất lượng của sản phẩm,

theo dõi những thay đổi của quy trình để kiểm soát tất cả các dấu hiệu bất thường xảy ra khi có dấu hiệu di lên hoặc đi xuống của biểu đồ.

- Cách xây dựng: Cách xây dựng biểu đồ kiểm soát rất phức tạp nên bài báo cáo này không đề cập đến. Trong thực tế, bộ phận sản xuất của nhà máy không xây dựng biểu đồ kiểm soát mà xây dựng các biểu đồ cột hoặc đường không có các đường giới hạn để theo dõi xu thế của một chỉ tiêu nào đó, rồi kết hợp với KPI để quản lý chất lượng sản xuất.

- Ví dụ:

Nhà máy dầu nhớt Vilube Trang 61

4.2 Quản lý năng lực bộ phận sản xuất

Để hoạt động của nhà máy có hiệu quả, ngoài chất lượng của sản phẩm (được quản lý bởi bộ phận chất lượng), năng suất cũng là một yếu tố rất cần được quan tâm.Tại bộ phận sản xuất, năng suất cũng như chất lượng làm việc của công nhân được quản lý. Một công cụ quan trọng để quy định và chuẩn hóa hoạt động của bộ phận sản xuất là KPI (Key Performance Indicator).

4.2.1 KPI

- Khái niệm: KPI là chỉ số đo lường hiệu suất, có ý nghĩa giúp doanh nghiệp định hình và theo dõi quá trình tăng trưởng theo mục tiêu đã đề ra. Khi xây dựng KPI cần tránh áp dụng máy móc, và phải chọn những chỉ số KPI nào có thể lượng hóa được, và giữa những chỉ số có thể đo lường được, cần phải lựa chọn ra những chỉ số thật cần thiết để giúp doanh nghiệp đạt mục tiêu đề ra.

- Phân loại: Bộ phận sản xuất của nhà máy phân các tiêu chuẩn KPI theo cá nhân và của cả tập thể:

+ KPI cá nhân: Các tiêu chuẩn KPI cá nhân quan tâm đến quản lý hành vi và năng lực sản

xuất của mỗi cá nhân, thể hiện qua các chỉ tiêu về mức độ hoàn thành công việc được giao, hiệu suất làm việc và kỷ luật của cá nhân dựa theo nội quy công ty.

+ KPI chung cho bộ phận sản xuất: bộ phận sản xuất đưa ra các chỉ tiêu KPI nhằm đưa ra

một cái nhìn toàn diện, bao quát về tình hình sản xuất của bộ phận sản xuất nhằm giúp nhà quản lý có thể nắm bắt kịp thời các vấn đề phát sinh, từ đó có hướng giải quyết và đưa ra chiến lược ngắn hay dài hạn thích hợp.

- Cách tính các chỉ tiêu KPI của bộ phận sản xuất:

Kế hoạch sản xuất tuần = số lô đã SX trong tuần/tổng kế hoạch đặt hàng đã được lên lịch trong tuần đó.

Hao hụt trên tháng = tổng thể tích nguyên liệu đã pha chế - (tổng sản lượng sản phẩm đã hoàn tất + lượng pha chế dở dang)/tổng thể tích nguyên liệu đã pha chế.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP NHÀ MÁY DẦU NHỚT VILUBE (Trang 47 -47 )

×