Về ghép lời ca diễn cảm và rõ lời:

Một phần của tài liệu Một số biện pháp giúp học sinh học tập tốt môn tập đọc nhac lớp 4 5 (Trang 31)

Tập đọc nhạc số 1: SonLa Son

2.4.2.2.Về ghép lời ca diễn cảm và rõ lời:

- Giáo viên cần giới thiệu nội dung của bài Tập đọc nhạc nói về: Sắc thái, tính chất của bài thể hiện như thế nào? ( Vui, linh hoạt, nhịp nhàng,êm dịu hay giàu cảm xúc…)

- Khi hát phải thể hiện được đúng giai điệu, tiết tấu của lời ca trong bài TĐN, phải thả hồn mình hòa quyện vào lời ca và con tim phải thật sự có cảm xúc đến nội dung tác phẩm, mỗi tác phẩm là một cảm xúc khác nhau như về ( tình bạn thì trong sáng, thầy cô,mái trường thì tha thiết, quê hương thì sâu lắng…)

- Giáo viên là người dìu dắt để hướng cho các em hòa nhịp chung với bản thân mình.

- Cần cho học sinh đọc qua lời ca của bài Tập đọc nhạc trước khi ghép lời ca. - Yêu cầu các em phát âm chính xác, rõ, gọn tiếng. Chỗ nào luyến lên, luyến xuống cần thể hiện đúng.

- Khi hát không nên hát to quá, vì hát to quá dẫn tới làm việc nhiều sẽ gây khàn tiếng

- Khi bắt giọng cho học sinh hát giáo viên cần có thanh mẫu làm chuẩn thì tiếng hát sẽ không cao, không thấp quá ( Đàn Organ hoặc giáo viên bắt giọng lấy âm mẫu)

- Giáo viên cần chú ý đến thời tiết nếu thời tiết lạnh thì nhắc nhở học sinh dùng khăn ấm giữ cho cổ không bị lạnh, nếu không đảm bảo sức khỏe sẽ ảnh hưởng đến giọng hát.

- Về hình miệng nhắc nhở các em mở to khẩu hình, tròn đẹp, không căng cứng.Khi dạy hát giáo viên không nên kéo thời gian quá dài dễ gây mệt mỏi sẽ làm các em nhàm chán.

- Về tư thế hát cũng ảnh hưởng không ít đến sự tạo cho các em hát hay, thoải mái hơn ( Về tư thế đứng thì đứng đầu thẳng,mặt thẳng, vai không so,hai tay ,chân buông thả tự nhiên nhưng cũng không nên đứng quá lâu. Tư thế ngôi thì lưng không tựa vào phía sau, không ngồi ngã nghiêng, dựa dẫm vào nhau….)

Tiểu kết

Với sự áp dụng các biện pháp nói trên, trong những năm qua tôi được phân công giảng dạy bộ môn âm nhạc. Tôi nhận thấy đa số các em học sinh đều rất hứng thú học tập, qua kiểm tra các em đều đạt qua từng năm học.

Từ thực tế giảng dạy các lớp, qua những kết quả đạt được khi sử dụng các biện nói trên, bản thân tôi đã đúc rút ra một số kinh nghiệm như sau:

- Để tạo hứng thú cho các em khi học thì giáo viên trước tiên phải gây thiện cảm, hứng thú cho các em ngay từ khi buổi học đầu tiên, phần giới thiệu bài phải sinh động không gò bó, giới thiệu bài qua những hình ảnh sinh động liên quan đến bài học sẽ tạo cho các em thích thú hơn trong giờ học.

- Trong quá trình dạy giáo viên phải cần để các em phát huy được tính tích cực, sáng tạo của học sinh.

- Giáo viên cần phải nắm vững kiến thức đặc trưng của bộ môn, có phương pháp dạy học linh hoạt và sáng tạo, tìm phương pháp để dạy phân môn theo hướng tích cực các hoạt động học tập của học sinh

- Phương tiện dạy học phải phong phú , đa dạng đó là yếu tố giúp cho các em hứng thú hơn trong giờ học.

- Trong các tiết học tạo cho các em cảm giác thoải mái, hừng thú vui vẻ ngay từ đầu tiết học, bởi vì đặc trưng bộ môn là “ Học mà vui- vui mà học”

Muốn thực hiện được như vậy người giáo viên phải phải không ngừng tìm tòi nâng cao kiến thức trên mọi phương tiện để tạo cho bản thân một trình độ chuyên môn vững vàng, thường xuyên học hỏi kinh nghiệm của các anh chị đồng nghiệp trong và ngoài trường.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp giúp học sinh học tập tốt môn tập đọc nhac lớp 4 5 (Trang 31)