KTNN hiện tại vẫn đang triển khai phương thức đào tao tập trung. Đây là một phương thức cổđiển, và đã đạt được những hiệu quả nhất định. Với đặc thù của KTNN là cán bộ thường xuyên đi công tác thì việc áp dụng phương thức đào tạo này đã gặp phải những khó khăn. Thời gian để tổ chức các lớp nghiên cứu học tập bị hạn chế từ tháng 12
đến tháng 4. Trong khoảng thời gian này, đào tạo nâng cao về CNTT chưa được ưu tiên so với đào tạo cập nhật kiến thức về kế toán kiểm toán. Để có thể giải quyết được khúc mắc này thì cần phải mở rộng thêm các phương thức đào tạo mới, với phương thức này phải đảm bảo cho việc cập nhật, nâng cao kiến thức không còn bị hạn chế về thời gian và không gian. Thực tế cho thấy, phương thức đào tạo tại nhiều nơi đã bắt đầu mở ra theo một hướng mới. Nhiều kết quả áp dụng phương thức đào tạo này cho thấy rằng đào tạo từ
xa thông qua hệ thống mạng, Internet mới được áp dụng đã bắt đầu đạt được những hiệu quả nhất định. Với phương án này có thể mở các lớp trực tuyến online hoặc offline. qua
đó học viên có thể học tập vào bất cứ thời điểm nào trong ngày. Với phương án này có thể
giải quyết được vấn đề khó khăn về thời gian học tập của học viên. Lớp học có thể tổ
viên. Các bài giảng không cần phải truyền đạt trực tiếp giữa giảng viên và học viên, ở đây, bài giảng có thể đưa trực tiếp lên mạng Internet. Từ đó, học viên với những tài khoản, mật khẩu được cấp riêng cho mình có thể trực tiếp nghe giảng trên máy tính. Vừa có thể thực hành trên máy tính. Bài giảng, giáo trình giáo án được xây dựng theo phương án điện tử hoá, học viên có thể trực tiếp nghiên cứu hoặc tải về máy để nghiên cứu vào lúc có thời gian nhàn rỗi.
Hiện nay hình thức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của KTNN theo phương pháp học tập truyền thống. Với đặc điểm về cơ cấu tổ chức và thực hiện nhiệm vụ của Kiểm toán Nhà nước thì phương pháp học tập truyền thống đang bộc lộ một số hạn chế:
- Với đặc điểm cơ cấu tổ chức hiện nay của KTNN gồm KTNN trung ương, 09 KTNN khu vực (có vị trí địa lý cách xa nhau) và kiểm toán viên thường xuyên phải đi công tác xa thì phương pháp học tập truyền thống đòi hỏi lớp học phải tập chung tại một vị trí và các học viên phải có mặt tại lớp học đã gây ra những khó khăn về tập chung học viên khi tổ chức mở lớp, đặc biệt là đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, kiểm toán viên tại các KTNN khu vực.
- Chi phí ăn ở, đi lại cho các học viên gây ra nhiều tốn kém đặc biệt là đối với những khoá đào tạo dài ngày.
Với sự phát triển của công nghệ thông tin một hình thái đào tạo mới đã ra đời, đó là hình thức đào tạo trực tuyến (E-Learning). Mô hình đào tạo trực tuyến là cuộc đổi mới về
phương pháp cũng như chất lượng đào tạo. Đặc điểm của mô hình đào tạo E-learning: - Kế thừa mô hình lớp học truyền thống
- Có sự trợ giúp tích cực của máy tính, mạng truyền thông, đóng vai trò công cụ
hỗ trợ cho quá trình học tập, môi trường học tập và trao đổi thông tin không bị giới hạn về
không gian cũng như thời gian.
- Và điều quan trọng nhất, với sự trợ giúp của công nghệ thông tin, giáo viên có thể thay đổi, đổi mới phương pháp, công nghệ dạy học với mục đích cuối cùng là làm cho học viên chủđộng hơn, nắm kiến thức nhanh hơn, tốt hơn.
Với đặc điểm của mô hình đào tạo từ xa, E-learning đã mang lại những lợi ích đáng kể như:
- Giảm chi phí đào tạo, đặc biệt khi đào tạo với số lượng lớn học viên và thời gian khoá học kéo dài.
- Sử dụng hiệu quả hệ thống máy tính, hệ thống hạ tầng mạng đã được đầu tư. - Tiết kiệm thời gian học tập Với e-Learning, học viên chỉ đăng nhập vào và học, không phải mất thời gian cho việc đi lại, nơi ở....
- Đào tạo phù hợp với cán bộ thường xuyên phải đi công tác xa: E-Learning có thể
diễn ra mọi nơi mà máy tính có thể kết nối vào Internet, điều này rất thuận tiện cho các kiểm toán viên có thể tham gia lớp học trong thời gian đi kiểm toán.
- Tăng khả năng trao đổi thông tin: học viên có thể truy cập web để khai thác tài nguyên trên mạng, các tài liệu, bài giảng điển tử, các thông tin mới cập nhật bất cứ khi nào. Các phương tiện trao đổi thông tin khác như email, chat, và thảo luận trên mạng làm tăng tính tương tác giữa giảng viên và học viên.
- Việc quản lý khoá học và quá trình học tập của học viên trở lên dễ dàng và thuận tiện.
Cùng với chiến lược phát triển của KTNN giai đoạn 2001-2010 và kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ giai đoạn 2006-2010, với những tính năng và lợi ích vượt trội của E-learning thì việc xây dựng và phát triển mô hình đào tạo từ xa là phù hợp và cần thiết
KẾT LUẬN
Kể từ khi thành lập đến nay, việc bồi dưỡng kiến thức tin học cho cán bộ công chức ngày càng được hoàn thiện. Chất lượng của các lớp bồi dưỡng kiến thức tin học
được nâng cao. Thành quả của công tác đào tạo là kiến thức của học viên về CNTT ngày càng cao, việc áp dụng công nghệ thông tin vào hoạt động thường xuyên càng thiết yếu.
Đây là một cơ sở nền tảng để KTV có thể thực hiện các nhiệm vụ được giao trong điều kiện nhân lực và vật lực có hạn, đối tượng kiểm toán ngày càng đa dạng và phức tạp.
Đóng góp vào thành công của công việc bồi dưỡng kiến thức tin học là công sức của rất nhiều cán bộ làm công tác đào tạo từ cán bộ chuyên trách cũng như kiêm nhiệm của TTTH, của KTNN.
Những thành công này có được một phần là nhờ Lãnh đạo KTNN và Trung tâm Tin học đã có những định hướng và giải pháp đúng đắn trong việc đào tạo, bồi dưỡng kiến thức tin học cho đội ngũ cán bộ KTNN. Tuy nhiên, quá trình đào tạo, bồi dưỡng là một quá trình liên tục, nó đòi hỏi KTNN phải thường xuyên đổi mới nội dung và phương thức đào tạo cho phù hợp với mục tiêu đặt ra trong từng thời kỳ. Điều này thực sự là một thách thức với TTTH khi đơn vị còn thiếu những cán bộ có nhiều kinh nghiệm trong công
đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức nói chung, cán bộ nghiên cứu khoa học nói riêng.
Đề tài “Hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo bồi dưỡng kiến thức tin học cho cán bộ, công chức của Kiểm toán Nhà nước ” không có tham vọng giải quyết tất cả các vấn đề hạn chế trong công tác đào tạo mà chỉ tập trung vào một số giải pháp nhằm hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo và bồi dưỡng kiến thức tin học cho cán công chức của KTNN. Các thành viên tham gia đề tài đều là các chuyên viên trẻ của Trung tâm Tin học, chính vì vậy, thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng gắn liền trực tiếp với họ cũng như các giải pháp nêu ra đều phản ánh những nghiên cứu thiết thực trong công tác đào tạo bồi dưỡng kiến thức tin học trong môi trường KTNN. Đề tài do đó cũng không tránh khỏi có những sai sót mang tính chủ quan và thiếu kinh nghiệm. Chúng tôi rất mong nhận được sựđóng góp ý kiến của Hội đồng khoa học để có thể hoàn thiện đề tài với chất lượng cao.
PHỤ LỤC 01
Chương trình đào tạo tin học cho cán bộ công chức KTNN trước năm 2007
HỆ ĐIỀU HÀNH – CƠ BẢN
Bài 1- KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ MÁY VI TÍNH 1.Khái niệm 2.Các thành phần cơ bản của máy vi tính Bài 2- HỆĐIỀU HÀNH 1. Giới thiệu chung 2. Hệđiều hành là gì? 3. Chức năng của hệđiều hành 4. Phân loại hệđiều hành Bài 3 – LÀM VIỆC VỚI HỆĐIỀU HÀNH WINDOWS 1.Khởi động Windows
2. Thoát ra ngoài môi trường Windows 3. Khởi động chương trình ứng dụng 4. Cửa sổ chương trình
5. Giới thiệu về Control panel 6. Điều chỉnh ngày giờ của máy tính 7. Tạo một User Account
8. Tạo Shortcut
Bài 4- LÀM VIỆC VỚI WINDOWS EXPLORER 1. Thay đổi cách hiển thị khung bên phải 2. Sắp xếp dữ liệu khung bên phải 3. Quản lý thư mục và tập tin 4. Đổi tên tập tin hay thư mục 5. Di chuyển một tập tin hay thư mục 6. Sao chép một tập tin hay thư mục 7. Xóa tập tin hay thư mục
8. Tìm kiếm tập tin hay thư mục 9. Hiển thị danh sách ổđĩa
HỆ ĐIỀU HÀNH - NÂNG CAO
Bài 1- Hướng dẫn cài đặt Windows XP 1. Cài đặt Windows XP.
2. Cài đặt các chương trình ứng dụng. 3. Khởi động các chương trình ứng dụng.
Thực hành - Cài đặt một số phần mềm ứng dụng như: MS Office, Vietkey, Anti Virus… Bài 2 – Thay đổi một số thuộc tính
1. Hộp thoại Start Menu hiển thị: 2. Hiển thị tập tin đã bịẩn 3. Xem và thay đổi thuộc tính 4. Xem thông tin của ổđĩa Bài 3- Sao chép, lưu trữ và phục hồi dữ liệu 1. Sao chép đĩa mềm 2. Backup dữ liệu 3. Phục hồi dữ liệu (System Restore) 4. Sắp xếp dữ liệu trên ổ cứng MẠNG CĂN BẢN CHƯƠNG I CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN Về MẠNG I. Mạng máy tính
II. Phân loại mạng máy tính III. Các mô hình mạng
a. Mạng tập trung ( centralized network enviromant) b. Mạng phân tán ( distributed network enviroment ) IV. Các thành phần cơ bản của mạng máy tính
1. Cable mạng 2. Card mạng
3. Hệđiều hành mạng (Network Operating System) 4. Máy chủ (Server)
5. Máy trạm (Client) 6. Các thiết bị kết nối mạng
CHƯƠNG II MẠNG CỤC BỘ - MẠNG CỤC BỘ TẠI KTNN. I. Tổng quan
II. Mạng cục bộ tại Kiểm toán Nhà nước 1.Thành phần mạng KTNN 2. Kiến trúc mạng KTNN
CHƯƠNG III ỨNG DỤNG VÀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN MẠNG I. Tổng quan
II. Khai thác tài nguyên mạng III. Chia sẻ tài nguyên
1. Chia sẻ máy in trên mạng cục bộ
2. Cách thức truy xuất các tài nguyên đã chia sẻ 3. Kết nối với Internet IV. Xử lý một số sự cố cơ bản 1. Các lỗi vật lý 2. Các lỗi logic thường gặp INTERNET VÀ EMAIL PHẦN I - KHAI THÁC INTERNET 1. INTERNET EXPLORER (IE).
1.1. Khởi động IE.
1.2. Thiết lập cấu hình cho IE. 2. DUYỆT INTERNET VỚI IE
2.1. Các thành phần chính trong cửa sổ Internet explorer: 2.2. Duyệt web (Browse web)
2.3. Bổ sung địa chỉ web vào favorites
2.4. Tra cứu và tìm kiếm thông tin trên internet 2.5 Một số Website phục vụ tra cứu trong KTNN 3. GIỚI THIỆU WEBSITE KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC
3.1. Trang Giới thiệu: 3.2. Trang Thông tin: 3.3. Trang Thư viện KT: 3.4. Trang Tác nghiệp:
3.5. Trang Giao lưu:
PHẦN II- SỬ DỤNG THƯĐIỆN TỬ (E-MAIL)
I. HỆ THỐNG THƯĐIỆN TỬ CỦA KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC: 1.1. Mở hộp thư:
1.2. Thiết lập tuỳ chọn cho hộp thư: Sau khi đăng nhập vào hộp thư, chọn chọn Options 1.3. Soạn thảo và gửi thư: 1.4. Nhận thư: 1.5. Lập lịch công tác cá nhân: 1.6. Sử dụng sổđịa chỉ (Address Book) 1.7. Thiết lập và sử dụng các tính năng của ComAgent II. SỬ DỤNG HÒM THƯ YAHOO 2.1. Tạo hộp thư mới
2.2. Đăng nhập hộp thư (Sign in) 2.3. Màn hình làm việc của hộp thư 2.4. Đọc thư
2.5. Soạn và gửi thư
2.6. Thay đổi mật khẩu của hộp thư 2.7. Sử dụng Yahoo Messenger
MS WORD – CHƯƠNG TRÌNH SOẠN THẢO VĂN BẢN BÀI 1: LÀM QUEN VỚI MICROSOFT WORD XP
I. GIỚI THIỆU MICROSOFT WORD XP 1. Giới thiệu chung
2. Các phiên bản Microsoft Word
II. KHỞI ĐỘNG VÀ KẾT THÚC LÀM VIỆC VỚI MICROSOFT WORD XP 1. Khởi động
2. Thoát khỏi Word III. CỬA SỔ LÀM VIỆC
1. Các thành phần của cửa sổ 2. Sử dụng Help
Bài 2: SOẠN THẢO VÀ ĐỊNH DẠNG VĂN BẢN
I. SOẠN THẢO VĂN BẢN
1. Môi trường soạn thảo tiếng Việt 2. Soạn thảo văn bản
II. ĐỊNH DẠNG VĂN BẢN
1. Định dạng ký tự (Format Font)
2. Định dạng cho đoạn (Format Paragraph) 3. Định dạng tựđộng (AutoFormat) 4. Định dạng trang văn bản
BÀI 3: SỬA VĂN BẢN
I. TÌM KIẾM, THAY THẾ, SẮP XẾP VĂN BẢN 1. Tìm kiếm văn bản
2. Thay thế văn bản 3. Sắp xếp văn bản
II. TỰĐỘNG CHÈN NỘI DUNG (Auto Text) 1. Tạo Auto Text 2. Chèn AutoText 3. Sửa đổi AutoText 4. Xoá AutoText III. TỰĐỘNG CHỈNH SỬA (AutoCorrect) 1. Tạo AutoCorrect 2. Sửa đổi AutoCorrect 3. Tắt chức năng AutoCorrect 4. Xoá AutoCorrect
BÀI 4: TẠO BẢNG BIỂU VÀ ĐỒ THỊ
I. TẠO VÀ SỬA BẢNG BIỂU 1. Tạo bảng biểu 2. Chỉnh sửa bảng biểu
4. Xoá hàng, cột 5. Chèn hoặc xoá ô 6. Tách hoặc gộp ô
7. Gióng dữ liệu theo chiều dọc ô 8. Tách bảng 9. Chuyển đổi giữa bảng biểu và văn bản 10. Định dạng bảng biểu 11. Đổi hướng văn bản 12. Tạo khung viền và bóng II. TẠO VÀ SỬA ĐỒ THỊ
1. Dùng Microsoft Graph Chart 2. Chỉnh sửa đồ thị
III. CHÈN BẢNG TÍNH VÀ ĐỒ THỊ CỦA EXCEL VÀO WORD 1. Nhúng trang bảng tính 2. Nhúng đồ thị BÀI 5: ĐỒ HOẠ I. TEXT BOX 1. Tạo Text Box 2. Định dạng Text Box II. WORD ART
1. Tạo WordArt 2. Định dạng WordArt III. CLIP ART
IV. PICTURE
1. Chèn hình ảnh từ File
2. Chèn hình ảnh bằng Scanner hoặc Camera 3. Định dạng hình ảnh
BÀI 6: TIÊU ĐỀ ĐẦU VÀ CHÂN TRANG
I. THÊM VÀO HEADER
II. LÀM VIỆC VỚI NHIỀU HEADER TRONG MỘT TÀI LIỆU 1. Tạo Header của trang đầu tiên
2. Tạo một Header chẵn và Header lẻ III. THAY ĐỔI VỊ TRÍ CỦA HEADER
BÀI 7: IN ẤN
I. XEM VĂN BẢN TRƯỚC KHI IN (Print Preview) 1. Thanh công cụ Print Preview
2. Chỉnh sửa II. IN VĂN BẢN
1. Dùng lệnh hoặc nút công cụ Print 2. Xác lập các thuộc tính máy in
MS WORD – CHƯƠNG TRÌNH SOẠN THẢO VĂN BẢN (Nâng cao)
BÀI 1: THEO DÕI NHỮNG THAY ĐỔI TRONG TÀI LIỆU
I. THEO DÕI NHỮNG THAY ĐỔI 1. Kích hoạt việc theo dõi
2. Thực hiện và xem những thay đổi 3. Sử dụng thanh Reviewing
II. THIẾT LẬP NHỮNG THAY ĐỔI MÀU ĐỊNH DẠNG III. IN NHỮNG THAY ĐỔI
IV. THÊM ĐÁNH GIÁ VÀO TRONG TÀI LIỆU 1. Chèn một đánh giá bằng văn bản 2. Chèn đánh giá bằng âm thanh
BÀI 2: BOOKMARK I. TẠO BOOKMARK 1. Tạo Bookmark mới 2. Sắp xếp Bookmark 3. Hiển thị hoặc che dấu Bookmark II. SỬ DỤNG BOOKMARK
1. Bằng lệnh Bookmark 2. Bằng lệnh Go to III. XOÁ BOOKMARK
BÀI 3: CHÈN GHI CHÚ VÀ CHÚ GIẢI
I. GHI CHÚ (Footnote / Endnote) 1. Tạo ghi chú 2. Sửa và định dạng ghi chú 3. Xoá ghi chú II. CHÚ GIẢI (Caption) 1. Tạo chú giải mới 2. Chèn chú giải vào văn bản 3. Tạo và chèn chú giải tựđộng (AutoCaption) 4. Chọn kiểu đánh số chú giải 5. Xoá chú giải
BÀI 4: LÀM VIỆC VỚI STYLE
I. TÌM HIỂU VỀ STYLE
1. Các ưu điểm của việc sử dụng Style 2. Các loại Style
II. TẠO VÀ XOÁ STYLE 1. Tạo Style mới 2. Xoá các Style
III. CHỈNH SỬA TÍNH CHẤT CỦA STYLE 1. Thay đổi định dạng của Style 2.Thay đổi các tính chất khác IV. XEM CÁC STYLE TRONG TÀI LIỆU
BÀI 5: LÀM VIỆC VỚI TEMPLATE (Tài liệu mẫu)
I. CÁCH TẠO, MỞ, CHỈNH SỬA CÁC TEMPLATE 1. Cách tạo tài liệu mới dựa trên Template 2. Cách mở, chỉnh sửa các Template
II. SAO CHÉP CÁC HẠNG MỤC TỪ MỘT TEMPLATE VÀO MỘT TEMPLATE KHÁC III. TẢI TOÀN BỘ MỘT TEMPLATE
IV. CHIA SẺ TEMPLATE
BÀI 6: TẠO BẢNG MỤC LỤC VÀ CÁC THAM KHẢO CHÉO
I. CÁCH TẠO VÀ SỬ DỤNG MỘT BẢNG MỤC LỤC 1. Tạo bảng mục lục
2. Sử dụng mục lục để xem tài liệu 3.Chỉnh sửa Style của bảng mục lục II.TẠO BẢNG THAM CHIẾU
1.Tạo bảng tham chiếu hình 2. Tạo bảng chỉ dẫn tham chiếu
BÀI 7: LÀM VIỆC VỚI MACRO
I. TÍNH NĂNG CỦA MACRO II. CÁCH TẠO MACRO
1. Bật máy thu
2. Ghi nhận các bước của Macro