Nhóm giải pháp về khoa học kỹ thuật công nghệ

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển nông nghiệp huyện hạ hòa theo hướng sản xuất hàng hóa giai đoạn 2013-2020 (Trang 90)

, vốn đầu tư

4.3.2. Nhóm giải pháp về khoa học kỹ thuật công nghệ

xuất cần phát huy liên kết trong tổ chức sản xuất theo hình thức đổi công trong sản xuất, tuy nhiên cũng cần phải chuyên môn hoá trong sản xuất của từng cá nhân trong hộ.

. Tổ chức học hỏi cách làm ăn giữa nhóm hộ sản xuất hàng hoá, nhóm hộ nửa tự cấp và nhóm hộ tự cấp không sản xuất hàng hoá nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất.

là một trong những nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển nông nghiệp ở huyện trong thời gian tới. Vì thế, huyện cần chủ động giải quyết vấn đề theo hai nội dung cơ bản sau:

Thứ nhất: Tăng cường áp dụng khoa học kỹ thuật, khoa học công nghệ

mới vào sản xuất thông qua “cuộc cách mạng sinh học” và “hóa học hóa” trong sản xuất nông nghiệp:

Đẩy mạnh nghiên cứu, triển khai áp dụng các giống mới phù hợp và có hiệu quả cao vào sản xuất. Đặc biệt là các giống cây trồng có năng suất cao như: Lúa lai, ngô lai, các giống đậu, đỗ, lạc, các cây ăn quả có giá trị và các vật nuôi thích hợp như: lợn lai,bò lai sind, gà, vịt, ngan, ngỗng siêu thịt, siêu trứng…

Thực hiện “hóa học hóa” sản xuất nông nghiệp và sử dụng đầu vào công nghiệp một cách hợp lý, đặc biệt là phân bón, thức ăn gia súc, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y…

Thứ hai: Tăng cường và chủ động phát triển công tác khuyến nông, khuyến ngư tới người dân trong toàn huyện:

Đổi mới phương thức nhằm tăng cường hiệu quả công tác khuyến nông nói chung và khuyến nông cơ sở nói riêng.

Mở rộng các lớp tập huấn, buổi tham quan, trình diễn để người dân tận mắt thấy được hiệu quả của mô hình, từ đó có quyết định đầu tư đúng đắn.

Xác định đối với nông nghiệp thì giống là “tiền đề’ và phân bón, thức ăn là “cơ sở” để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất. Tiếp tục triển khai có hiệu quả chương trình giống cây trồng, vật nuôi. Tổ chức tốt hệ thống sản xuất giống và cung ứng giống, tăng cường quản lý nhà nước về công tác giống. Đưa nhanh các giống có năng suất cao, chất lượng tốt và phù hợp với từng vùng sinh thái nhằm tạo ra bước phát triển mới về chất lượng sản xuất nông nghiệp cung cấp đủ nguyên liệu có chất lượng cho chế biến phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu.

Đối với giống cây cây lương thực: Đẩy mạnh sản xuất, cung ứng giống

lúa, ngô có năng suất cao, chất lượng tốt; nghiên cứu, khảo nghiệm các giống mới tiến bộ kỹ thuật sản xuất trong nước và nhập nội để đưa nhanh vào sản xuất; đảm bảo cung ứng đủ giống tiến bộ kỹ thuật cho trên 90% diện tích sản xuất cây lương thực.

Đối với giống chè: Đưa giống chè chất lượng tốt vào trồng để nâng cao

chất lượng sản phẩm xuất khẩu, đồng thời đưa giống chè nhập nội có chất lượng cao như: Kim Tuyên, Phúc Vân Tiên, Bát Tiên, LDP1, LDP2 vào trồng. Đẩy mạnh ứng dụng các công nghệ tiên tiến (công nghệ lai, công nghệ mô, hom) trong khâu sản xuất giống, tăng cường quản lý chất lượng giống, tiếp tục nghiên cứu khảo nghiệm đưa một số giống chè nhập nội vào sản xuất để có nguyên liệu chè tốt cho chế biến.

Đối với giống vật nuôi: Tập trung phát triển giống lợn ngoại, lợn lai

kinh tế ở vùng thấp và phát triển giống lợn địa phương. Đẩy mạnh dự án cải tạo đàn bò địa phương và đẩy mạnh thực hiện phương pháp thụ tinh nhân tạo để nâng cao trọng lượng và chất lượng đàn bò, phấn đấu đến năm 2020 có 45% đàn bò lai trong tổng đàn.

Đối với các loại giống cây trồng, vật nuôi khác: Khảo nghiệm, chọn lọc

đưa nhanh các giống cây ăn quả, lạc, đậu tương tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Làm tốt công tác phòng chống dịch bệnh cho cây trồng vật nuôi, đảm bảo an toàn cho sản xuất theo hướng một nền sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ bền vững. Vì vậy, cần thiết phải quy hoạch thành vùng chăn nuôi tập trung để quản lý và kiểm soát dịch bệnh, kịp thời phòng chống dịch khi xẩy ra.

Tạo điều kiện để nông dân ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong cơ giới hoá các khâu làm đất, chăm sóc, tưới tiêu khoa học, phòng trừ dịch bệnh... Thực hiện các biện pháp canh tác nông nghiệp bền vững, nhất là đối với đất dốc; hạn chế sử dụng hoá chất độc hại trong nông nghiệp hướng tới một nền nông nghiệp hữu cơ, an toàn.

4.3.3. Nhóm giải pháp về

Con người là yếu tố quyết định sự thành công

. , huyện cần phải tập trung phát triển nguồn nhân lực và các yếu tố con người theo hướng cơ bản sau:

Thứ nhất: Nâng cao trình độ dân trí cho người dân, uyên truyền sâu rộng tới mọi tầng lớp nhân dân (thông qua hệ thống truyền thanh, lớp tập huấn, các buổi giao lưu, sinh hoạt…) về công tác

và sức khỏe sinh sản, nhằm giải giảm tỷ lệ sinh xuống dưới 1%, đảm bảo sự cân bằng trong phát triển. Đẩy nhanh công tác xã hội hóa giáo dục, thực

hiện phổ câp .

, phấ

.

: Xây dựng mô hình “làng và nâng cao nhận thức của người dân để phát huy kinh nghiệm sản xuất truyền thống cũng như đẩy nhanh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, phương pháp sản xuất tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp, tạo ra sự phát triển cân đối và bền vững.

Đẩy mạnh hoạt động khuyến nông, tập huấn, chuyển giao các tiến bộ khoa học - kỹ thuật, kiến thức quản lý; kiến thức kinh tế - thị trường cho nông dân.

.

. Chú trọng chuyển giao công nghệ sau thu hoạch như: phơi, xấy, chế biến, vận chuyển, bảo quản sản phẩm... cho nông dân.

Tập huấn, chuyển giao các kiến thức về quản lý kinh tế hộ, hạch toán và thị trường đối với hộ nông dân hiện nay đang là khâu rất yếu và chưa được quan tâm đúng mức; kể cả đối với cán bộ quản lý nông nghiệp, cán bộ khuyến nông các cấp (lực lượng khuyến nông hiện nay cơ cấu chưa hợp lý, hầu hết là cán bộ kỹ thuật) hiểu biết về lĩnh vực này cũng còn hạn chế.

Thứ ba: Cần có chính sách đãi ngộ, thu hút nhân tài và những tri thức

trẻ về làm việc tại địa phương. Có kế hoạch cụ thể và lâu dài để thực hiẹn luân chuyển cán bộ một cách khoa học.

Thực hiện tốt chính sách đào tạo, thu hút cán bộ khoa học, cán bộ quản lý trong lĩnh vực nông nghiệp. Có chính sách thu hút, khuyến khích các sinh viên đại học mới tốt nghiệp về công tác tại địa bàn nông nghiệp, nông thôn.

bố trí, sử dụng tốt và có chế độ đãi ngộ thảo đáng nguồn nhân lực đã được đào tạo, phát huy đầy đủ khả năng, sở trường và lòng nhiệt tình lao động sáng tạo của họ để làm ra những sản phẩm có năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao. Quản lý sử dụng hợp lý cán bộ phù hợp với chuyên môn đào tạo; tăng cường cán bộ xuống cơ sở.

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển nông nghiệp huyện hạ hòa theo hướng sản xuất hàng hóa giai đoạn 2013-2020 (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)