Phân tích độ nhạy hay phân tích tình huống có nhược điểm là chỉ có thể quan sát một hoặc hai biến số nào đó tác động lên các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của dự án. Nhưng trong bài toán, các biến số quan trọng đều có sự tương tác qua lại lẫn nhau (dù ít hay nhiều) và cùng
lúc tác động lên các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của dự án. Vậy để thấy hết được tác động của nhiều biến số lên các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của dự án chúng ta phải sử dụng phương pháp mô phỏng tính toán – Monte Carlo. Sử dụng phần mềm Crystall Ball (Chạy trên nền Excel) để tính toán.
Phân tích mô phỏng còn được gọi là phương pháp thử nghiệm thống kê. Là một phương pháp phân tích mô tả các hiện tượng có chứa yếu tố ngẫu nhiên (như rủi ro trong dự án) nhằm tìm ra lời giải gần đúng. Mô phỏng được sử dụng trong phân tích rủi ro khi việc tính toán bằng cách giải tích quá phức tạp, thậm chí không thực hiện được – chẳng hạn: chuỗi ngân lưu là một tổ hợp phức tạp của nhiều tham số có tính chất ngẫu nhiên phải ước tính qua dự báo như: số lượng bán, giá bán, tuổi thọ, chi phí vận hành…
Thực chất của mô phỏng là lấy một cách ngẫu nhiên các giá trị có thể có của các biến ngẫu nhiên ở đầu vào và tính ra một kết quả thực nghiệm của đại lượng cần phân tích.Quá trình đó lặp lại nhiều lần để có một tập hợp đủ lớn các kết quả thử nghiệm. Tính toán thống kê các kết quả đó để có các đặc trưng thống kê cần thiết của kết quả cần phân tích.
Phương pháp mô phỏng cho phép:
- Cùng lúc tính toán phân phối xác suất và phạm vi khác nhau của các giá trị có thể của các biến số quan trọng của dự án
- Phân tích sự tương quan giữa các biến số.
- Tạo ra được một phạm vi phân phối xác suất các kết quả của dự án thay vì chỉ tính có một giá trị duy nhất.
- Phân phối xác suất các kết quả dự án có thể giúp cho những người ra quyết định thực hiện việc lựa chọn hoặc có thể giải thích và sử dụng.
Các bước thực hiện tính toán:
Bước 1: Lập mô hình tính toán
Bước 2: Tìm các biến rủi ro (biến nhạy cảm và không chắc chắn). Biến rủi ro là các biến số có độ nhạy cảm cao.
Bước 3: Định nghĩa về tính không chắc chắn của mỗi biến số
- Xác định phạm vi giá trị cho các biến số được lựa chọn – biến rủi ro - Xác định phân phối xác suất:
+ Phân phối chuẩn (normal) + Phân phối đều (uniform) + Phân phối tam giác (triangular) + Phân phối bậc thang (step)
Bước 4: Phát hiện và định nghĩa các biến số khác có tương quan với biến rủi ro: - Tương quan dương và âm
- Mức độ tương quan
Bước 5: Đưa vào mô hình mô phỏng tính toán
Bước 6: Phân tích các kết quả
Ví dụ minh họa
Bài toán tĩnh: Công ty Vitronic Biên Hòa dự định mở thêm một xưởng lắp ráp đầu máy chuyển đổi đa hệ sử dụng kỹ thuật số. Lượng bán dự kiến 5000 đầu máy/năm với giá 2.5 triệu VNĐ/đầu máy. Biết rằng tổng chi phí cố định là 2.5 tỷ VNĐ, chi phí biến đổi ước tính bằng 60% tổng doanh thu. Hãy tính kế hoạch lãi ròng mang lại từ dự án.
Bài toán động: Tính kế hoạch lãi ròng khi lượng bán, giá bán, và chi phí biến đổi thay đổi. Biết rằng lượng bán có dạnh phân phối tam giác với mức bán thấp nhất là 3000 chiếc và mức bán cao nhất là 7000 chiếc. Giá bán có dạng phân phối chuẩn có giá trị trung bình là 2.5 triệu VNĐ
Giải quyết vấn đề
1. Giải bài toán tĩnh Bảng thông số
Sản lượng 5000 Chiếc/năm
Giá bán 2.5 Triệu VNĐ/chiếc
Chi phí biến đổi 60% Doanh thu
Chi phí cố định 2.5 Tỷ VNĐ
Bảng kế hoạch lãi ròng
Tổng doanh thu 5000 × 2.5 = 12500 Triệu VNĐ
Chi phí biến đổi 60% × 12,500 = 7500 Triệu VNĐ
Chi phí cố định 2500 Triệu VNĐ
Tổng chi phí 7500 + 2500 = 10000 Triệu VNĐ
Lãi ròng 12500 – 10000 = 2500 Triệu VNĐ
2. Giải bài toán động
Sau khi đã có các số liệu tính toán ở dạng tĩnh, ta tiến hành thực hiện mô phỏng. Quá trình bao gồm:
(1) Khai báo các biến giá thiết và biến kết quả (biến dự báo) trong chương trình Crystal Ball chạy trên nền Excel. Các biến giả thiết bao gồm:
- Sản lượng: phân phối tam giác (trangular), min = 3000, max = 7000 - Giá bán: phân phối chuẩn (normal), mean = 2.5, Std. Dev = 10%
- Chi phí biến đổi: phân phối chuẩn (normal), mean = 60%, Std. Dev = 10% (2) Chạy mô phỏng: ấn định số lần chạy mô phỏng (ví dụ là 10000 lần) (3) Xem kết quả chạy được
(4) Lập báo cáo và phân tích.
Sau khi chạy mô phỏng ta được báo cáo theo dạng thống kê như sau:
C. TÀI LIỆU HỌC TẬP
[1] Nguyễn Quốc Ấn, Phạm Thị Hà, Phan Thị Thu Hương, Nguyễn Quang Thu (2008), Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư, NXB Thống kê.
[2] Nguyễn Bạch Nguyệt (2008), Giáo trình Lập dự án đầu tư, Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.
[3] Tập thể tác giả Trường Đại học Kinh tế TP.HCM (2006) - Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư, NXB Thống kê.
[4] Trần Văn Phùng (2009), Giáo trình Quản trị và phân tích dự án, Học viện Tài chính, NXB Tài chính, Hà Nội.
D. CÂU HỎI ÔN TẬP, THẢO LUẬN CHƯƠNG 4 D1) Câu hỏi ôn tập
1. Tại sao cần phải phân tích rủi ro trong thẩm định dự án đầu tư? 2. Trình bày các bước phân tích rủi ro dự án đầu tư?
3. Lợi ích và hạn chế của phân tích rủi ro trong thẩm định dự án đầu tư? 4. Trình bày các phương pháp được sử dụng trong phân tích rủi ro của dự án?
D2) Bài tập
Bài 1: Một dự án trong một năm sản xuất được 500 tấn sản phẩm. Giá bán 0,4 triệu đồng 1 tấn. Tổng định phí bằng 40 triệu đồng. Tổng biến phí bằng 60 triệu đồng. Hãy xác định:
- Sản lượng hòa vốn - Doanh thu hòa vốn - Mức hoạt động hòa vốn - Lời lỗ trong cả năm - Vẽ đồ thị điểm hòa vốn
Bài 2: Một dự án sản xuất 2 loại sản phẩm A và B. Tại năm thứ 2 sản xuất kinh doanh có các số liệu sau đây:
- Tổng doanh thu: 3.600 triệu đồng. Trong đó: - Doanh thu của sản phẩm A: 2.232 triệu đồng - Doanh thu của sản phẩm B: 1.368 triệu đồng - Tổng định phí: 135,633 triệu đồng
- Giá bán 1 sản phẩm A: a1 = 1.350 đồng/sản phẩm - Giá bán 1 sản phẩm B: a2 = 4.200 đồng/sản phẩm - Biến phí 1 sản phẩm A: b1 = 1.223 đồng/sản phẩm - Biến phí 1 sản phẩm B: b2 = 3.278 đồng/sản phẩm
Hãy tính doanh thu hòa vốn lời lỗ và cho biết mức hoạt động hòa vốn lời lỗ của dự án.
Bài 3:
Một dự án cần 1,25 triệu USD để đầu tư mua thiết bị nhằm đưa ra thị trường một sản phẩm mới. Dự án ước tính sản phẩm này có tuổi thọ 5 năm. Doanh thu dự tính trong năm đầu là 1 triệu USD và năm sau tăng hơn năm trước 10% cho đến hết năm thứ 5. Sau đó, sản phẩm sẽ bị thay thế. Dự án dự trù biến phí để làm ra sản phẩm bằng 50% doanh thu hàng năm, còn định phí hàng năm bằng 150 nghìn USD, chưa tính khấu hao. Dự án sẽ dùng khấu hao theo đường thẳng với giá trị còn lại sau 5 năm là 250 nghìn USD. Mặt hàng này phải chịu thuế suất lợi tức là 40%. Cuối năm thứ 5 dự án còn thu hồi được 100 nghìn USD vốn lưu động. Hỏi: a. Nếu suất chiết khấu là 12% thì có nên đầu tư hay không?
b. Nếu suất chiết khấu tăng gấp đôi thì có nên đầu tư nữa hay không? c. Tính IRR của dự án
Bài 4: Một dự án tại năm thứ 3 có các số liệu sau đây: Hạng mục Đơn vị tính Giá trị Tổng sản lượng Triệu sản phẩm 2,5 Tổng doanh thu Tỷ VNĐ 5 Tổng chi phí giá thành Tỷ VNĐ 4,5 Tổng định phí Tỷ VNĐ 0,5 Khấu hao Tỷ VNĐ 0,1
Nợ phải trả trong năm Tỷ VNĐ 0,25
Thuế lợi tức % lãi gộp 30
Hãy xác định các loại điểm hòa vốn lời lỗ, hiện kim, trả nợ và cho biết sau khi hòa vốn trả nợ, dự án còn lời hay lỗ bao nhiêu tiền?
Bài 5: Có 2 loại máy A và B đều thỏa mãn các yêu cầu về kỹ thuật của dự án. Hãy cho biết nên chọn mua máy nào? Các số liệu cho như trong bảng sau:
Chỉ tiêu Đơn vị tính A B
Giá mua Triệu VNĐ 15 20
Chi phí vận chuyển Triệu VNĐ 4 4,5
Thu nhập/năm Triệu VNĐ 7 9
Giá trị còn lại sau tuổi thọ
Triệu VNĐ 3 0
Tuổi thọ kinh tế Năm 5 10
Lãi suất chiết khấu % 10 10
Bài 6:
Một dự án Z về mua thiết bị mới của Sân bay TSN đòi hỏi phải đầu tư mua thiết bị là 3.000 USD. Tuổi thọ của thiết bị là 6 năm. Dự án mang lại doanh thu hàng năm là 1.500 USD. Chi phí hoạt động là 425 USD mỗi năm. Dự án đầu tư này sẽ được tiến hành vào cuối năm thứ 0 và thời gian hoạt động của dự án là 2 năm. 40% của chi phí đầu tư sẽ được tài trợ bởi một khoản vay với lãi suất 6%/năm, vốn gốc sẽ được trả thành 2 kì bằng nhau bắt đầu vào cuối năm 1, lãi vay được trả hàng năm và được tính trên số tiền nợ đầu năm. Giả định thiết bị được khấu hao theo phương pháp đường thẳng và giá trị thanh lý của thiết bị là giá trị còn lại vào cuối năm thứ 2 nhưng được thu hồi vào cuối năm thứ 3. trong năm thứ 3 không có tính khấu hao. Cho biết thuế suất là 40%.
a. Xác định dòng tiền tệ sau thuế của dự án Z?
b. Nếu suất thu lợi tối thiểu chấp nhận được MARR (Minimum Acceptable Rate of Return) của Sân bay TSN là 10% thì có nên đầu tư dự án Z hay không?