Phân tích độ nhạy

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG HỌC PHẦN THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ (Trang 33)

Nội dung phân tích rủi ro đầu tiên và đơn giản nhất là phân tích độ nhạy. Cụ thể là tiến hành lựa chọn những chỉ tiêu dự báo thường chứa đựng nhiều biến rủi ro, chẳng hạn như: khối lượng tiêu thụ, giá bán, chi phí cuả các yếu tố nhập lượng, tốc độ lạm phát, tỷ giá hối đoái… nhằm xem xét sự thay đổi các chỉ tiêu kết quả cuả các dự án (NPV, IRR) như thế nào khi các biến rủi ro thay đổi.

Phân tích độ nhạy có thể sử dụng ở từng cấp độ khác nhau: độ nhạy một chiều, hai chiều. Phân tích độ nhạy một chiều là loại phân tích tất định ở trạng thái tĩnh. Mỗi lần thử chỉ xem xét sự thay đổi của một biến và giả định các biến còn lại không đổi. Trong thực tế, rất khó xảy ra trường hợp lý tưởng như vậy. Mặt khác, phân tích độ nhạy giúp cho nhà quản trị xem và hình dung chứ không hề giúp cho họ dựa vào đó để ra một quyết định cụ thể nào cả.

* Phương pháp thực hiện phân tích độ nhạy:

- Cho các biến số rủi ro thay đổi, kiểm soát hiện giá ròng theo từng biến số một - Phân tích cái gì sẽ xảy ra nếu như…

- Biến quan trọng phụ thuộc vào tỷ lệ của nó trong tổng lợi ích hoặc tổng chi phí của dự án và miền biến động của nó.

- Phân tích độ nhạy để thấy được hướng thay đổi của các kết quả đánh giá dự án.

* Ý nghĩa: Phân tích độ nhạy giúp nhà phân tích xác định được miền hiệu quả của dự án, xác định được mức chi phí và mức thu nhập nào khi kết hợp với nhau thì dự án đáng giá (chẳng hạn, có NPV>0). Phân tích độ nhạy còn giúp cho nhà đầu tư xác định được ngưỡng chấp nhận của một dự án.

Ví dụ 1. Tình huống dùng để phân tích rủi ro: Công ty cổ phần Á Đông

Công ty cổ phần Á Đông là một công ty chuyên thiết kế các phần mềm ứng dụng. Để có thể mở rộng thị trường và cạnh tranh với các sản phẩm của các công ty nước ngoài, công ty dự định sắp tới sẽ tung ra thị trường một sản phẩm mới. Để đảm bảo sự thành công của sản phẩm này, công ty dự định sẽ đầu tư một thiết bị mới có giá trị là 10 tỷ VNĐ (kể cả chi phí lắp đặt). Cho rằng tuổi thọ kỳ vọng của sản phẩm mới là 4 năm. Dự kiến doanh thu từ bán sản phẩm mới sẽ vào khoảng 10.5 tỷ VNĐ trong năm thứ 1, tăng lên 15% vào năm thứ 2, tăng 25% vào năm thứ 3 và giữ nguyên không đổi cho đến năm kết thúc dự án. Chi phí biến đổi ước tính là 60% doanh thu. Chi phí cố định là 1tỷ VNĐ. Thuế thu nhập công ty phải chịu là 28%. Thiết bị mới được khấu hao theo đường thẳng. Nhu cầu vốn lưu động của dự án là 1.5 tỷ VNĐ. Biết suất chiết khấu dự án là 10%.

Công ty có nên đầu tư mua thiết bị mới này không? Sử dụng phương pháp độ nhạy để đánh giá rủi ro dự án theo hai biến số doanh thu và chi phí của dự án.

Giải quyết tình huống: 1. Phân tích dự án

Bảng 4.1. Kế hoạch lãi lỗ của dự án thuộc công ty Á Đông (ĐVT: Tỷ VNĐ) STT Khoản mục 0 1 2 3 4 1 Doanh thu 10.500 12.075 15.094 15.094 2 Biến phí 6.300 7.245 9.056 9.056 3 định phí 1.000 1.000 1.000 1.000 4 Khấu hao 2.500 2.500 2.500 2.500

5 Thu nhập trước thuế 0.700 1.330 2.538 2.538

6 Thuế 0.196 0.372 0.711 0.711

7 Lãi ròng 0.504 0.958 1.827 1.827

Bảng 1. Bảng ngân lưu của dự án thuộc công ty Á Đông (ĐVT: tỷ VNĐ)

STT Khoản mục 0 1 2 3 4

1 Ngân lưu vào từ hoạt động sản xuất kinh doanh

Lãi ròng 0.504 0.958 1.827 1.827

Khấu hao 2.500 2.500 2.500 2.500

Thu hồi vốn lưu động 1.5

Tổng NL từ sản xuất 0 3.004 3.4576 4.327 5.827

2 Ngân lưu ra từ đầu tư

Mua thiết bị mới 10

Nhu cầu vốn lưu động 1.5

Tổng NL từ đầu tư 11.5 0 0 0 0

3 Ngân lưu ròng -11.5 3.004 3.4576 4.327 5.827

Với suất chiết khấu của dự án là r = 10% thì các chỉ tiêu tài chính của dự án như sau: NPV = 1.32 tỷ VNĐ

IRR = 14.63 %/năm

Như vậy, công ty Á Đông nên tiến hành thực hiện dự án này.

2. Phân tích độ nhạy của dự án (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Độ nhạy 1 chiều: Ảnh hưởng của doanh thu lên hiện giá ròng và suất sinh lợi của dự án.

Thực hiện bằng chức năng Table trong Data của Excel. Ta có bảng kết quả như sau:

Bảng 2. Ảnh hưởng của doanh thu lên NPV và IRR

Doanh thu

Chỉ tiêu 8.5 9.5 10.5 11.5 12.5

NPV 1.319 -0.939 0.190 1.319 2.449 3.578

IRR 14.63% 6.59% 10.68% 14.63% 18.46% 22.19%

Như vậy, nếu doanh thu của dự án ở mức ≤ 8.5 tỷ VNĐ thì hiện giá ròng của dự án sẽ có giá trị âm, ngoài ra, suất sinh lợi của dự án cũng ở mức nhỏ hơn suất chiết khấu của dự án (là 10%). Vì vậy mà với mức doanh thu này thì dự án không đạt hiệu quả tài chính. Từ mức doanh thu ≥ 9.5 tỷ VNĐ thì dự án đã đạt được hiệu quả về mặt tài chính.

Độ nhạy 1 chiều: Ảnh hưởng của chi phí lên hiện giá ròng và suất sinh lợi của dự án.

Thực hiện bằng chức năng Table trong Data của Excel. Tương tự như trên, ta có bảng kết quả như sau:

Biến phí

Chỉ số 50% 55% 60% 65% 70%

NPV 1.319 4.284 2.802 1.319 -0.163 -1.645

IRR 14.63% 29.17% 19.64% 14.63% 9.42% 3.96%

Như vậy, nếu biến phí của dự án ở mức ≥ 65% doanh thu thì hiện giá ròng của dự án sẽ có giá trị âm, ngoài ra, suất sinh lợi của dự án cũng ở mức nhỏ hơn suất chiết khấu của dự án (là 10%). Vì vậy mà với mức biến phí này thì dự án không đạt hiệu quả tài chính. Từ mức biến phí ≤ 60% doanh thu thì dự án đã đạt được hiệu quả về mặt tài chính.

Độ nhạy 2 chiều: Ảnh hưởng của cả doanh thu và biến phí lên NPV và IRR của dự án

Thực hiện bằng chức năng Table trong Data của Excel. Ta có 2 bảng kết quả như sau:

Bảng 4. Ảnh hưởng của doanh thu và chi phí lên NPV của dự án (ĐVT: Tỷ VNĐ)

NPV Thay đổi doanh thu

8.5 9.5 10.5 11.5 12.5 T ha y đ ổi bi ến p 50% 1.460 2.872 4.284 5.696 7.107 55% 0.261 1.531 2.802 4.072 5.343 60% -0.939 0.190 1.319 2.449 3.578 65% -2.139 -1.151 -0.163 0.825 1.813 70% -3.339 -2.492 -1.645 -0.798 0.049

Như vậy, hiện giá ròng của dự án sẽ có giá trị âm nếu doanh thu chỉ đạt 8.5 tỷ VNĐ và chi phí biến đổi ≥ 60% doanh thu. Ở mức doanh thu 10.5 tỷ VNĐ thì hiện giá ròng sẽ âm khi chi phí biến đối ≥ 65% doanh thu. Miền hoạt động có hiệu quả của dự án là khi doanh thu bị giảm xuống còn 9.5 tỷ nhưng biến phí không thay đổi và doanh thu tăng lên 11.5 tỷ và biến phí lên đến 65% doanh thu.

* Một số điểm cần lưu ý khi phân tích độ nhạy

Phạm vi và phân phối xác suất của các biến số:

- Phân tích độ nhạy không cho dãy các giá trị có khả năng

- Phân tích độ nhạy không thể hiện được xác suất của các biến cố khả năng cho mỗi phạm vi biến động.

Hướng của những tác động:

- Doanh thu tăng tác động làm hiện giá ròng của dự án tăng. - Chi phí tăng tác động làm hiện giá ròng của dự án giảm.

Kiểm tra theo từng biến số là không thực tế vì các biến có mối quan hệ qua lại với nhau. Chẳng hạn khi doanh thu tăng thì chi phí cũng tăng hoặc chi phí tăng thì giá bán cũng phải tăng để bù đắp chi phí. Điều này có nghĩa là khi tiến hành phân tích độ nhạy (một hoặc hai chiều) của các kết quả dự án khi cho giá trị của các biến số được chọn thay đổi đã bỏ qua mối quan hệ của biến số này với các biến số không được chọn. Ví dụ như khi cho giá bán sản phẩm thay đổi trong khi chi phí để sản xuất sản phẩm đó lại không thay đổi,…

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG HỌC PHẦN THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ (Trang 33)