Đối với Ngân hàng công thương Việt Nam

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển thanh toán quốc tế tại ngân hàng công thương (Trang 60)

III. Kiến nghị

1. Đối với Ngân hàng công thương Việt Nam

Ngân hàng công thương Hoàn Kiếm là một Chi nhánh trực thuộc Ngân hàng công thương Việt Nam vì vậy trong quan hệ thanh toán quốc tế, Ngân hàng công thương Hoàn Kiếm phải thực hiện thông qua Ngân hàng công thương Việt Nam. Chi nhánh chưa có khả năng phát huy tiềm lực của mình trong quan hệ đối ngoại cũng như quan hệ trực tiếp với các Ngân hàng đại lý. Chính vì vậy để tạo điều kiện cho hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng công thương Hoàn Kiếm phát triển trước mắt Ngân hàng công thương Việt Nam cần:

1.1. Mở rộng và củng cố quan hệ đại lý với Ngân hàng nước ngoài. Trong quan hệ thanh toán quốc tế, Ngân hàng công thương Hoàn Kiếm phải thực hiện thông qua Ngân hàng công thương Việt Nam. Để phục vụ tốt quá trình thanh toán quốc tế sao cho nhanh chóng, chính xác, thuận tiện và ít chi phí, Ngân hàng công thương cần khắc phục tình trạng chuyển tiền thanh toán vòng vèo qua nhiều trung gian, vừa chậm trễ vừa tốn phí, cần mở rộng quan hệ đại lý với nhiều Ngân hàng trên thế giới. Muốn phát triển hoạt động đối ngoại và thanh toán quốc tế trực tiếp với nước ngoài thì bắt buộc Ngân hàng công thương Việt Nam phải có hệ thống Ngân hàng đại lý ở nước ngoài.

Hiện nay Ngân hàng công thương Việt Nam đã có quan hệ với hơn 400 Ngân hàng đại lý trên 40 nước và vùng lãnh thổ. Tuy nhiên để phát triển Ngân hàng đại lý Ngân hàng công thương Việt Nam phải tiếp tục phát triển Ngân hàng đại lý đặc biệt ở những nước mà Việt Nam có quan hệ thương mại lớn như Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc, các nước ASEAN, các nước Châu Âu... Tiến tới việc thiết lập các văn phòng đại diện và các chi nhánh Ngân hàng Công thương Việt Nam tại những nước có quan hệ thương mại lớn.

Đồng thời với việc phát triển và củng cố quan hệ với các Ngân hàng đại lý, cần phải thường xuyên theo dõi hoạt động của các Ngân hàng đại lý nhằm tránh những rủi ro do sự phá sản của Ngân hàng.

1.2. Tạo điều kiện cho Chi nhánh có đủ thẩm quyền thực hiện thanh toán quốc tế cho khách hàng của Chi nhánh

Vì Ngân hàng công thương Việt Nam vẫn là trung gian thanh toán giữa Chi nhánh với bên nước ngoài mà về tổ chức thực hiện nghiệp vụ thanh toán có nhiều chỗ chưa hợp lý, việc tiến hành nhiều bước chồng chéo các thông tin chứng từ có liên quan khi chuyển từ Chi nhánh tới bên nước ngoài sẽ làm mất thời gian, lãng phí, giảm hiệu quả và chất lượng thanh toán.

Nên chăng Ngân hàng công thương Việt Nam cho phép Chi nhánh được giao dịch và thanh toán trực tiếp với bên nước ngoài mà không thông qua Ngân hàng công thương Việt Nam. Hiện tại khả năng Chi nhánh thực hiện được như vậy là rất khó khăn. Nhưng xét về lâu dài, để chủ động nghiệp vụ và có chất lượng hơn trong thanh toán quốc tế Chi nhánh cần từng bước phát triển để thực hiện thanh toán trực tiếp vơí bên nước ngoài.

Vậy để tạo điều kiên cho Chi nhánh đề nghị Ngân hàng công thương Việt Nam cần:

* Hoàn thiện quy trình tổ chức thanh toán quốc tế đối với Chi nhánh.

- Thay đổi thủ tục truyền thông tin và xử lý chứng từ trong thanh toán quốc tế giữa hội sở Ngân hàng công thương Việt Nam với Chi nhánh: Mô

hình truyền tin giao dịch với bên nước ngoài và từ nước ngoài chuyển đến Chi nhánh đều phải thông qua Ngân hàng công thương Việt Nam. Ngay quá trình truyền tin từ Chi nhánh lên Ngân hàng công thương Việt Nam và ngược lại phải thông qua hai phòng thông tin điện toán của Chi nhánh và hội sở, như vậy là chưa hợp lý. Thay vì phải qua hai phòng thông tin điện toán như trên thì có thể thực hiện truyền tin trực tiếp từ phòng thanh toán quốc tế của Ngân hàng công thương Việt Nam để giảm bớt thủ tục và giảm được chi phí.

- Thủ tục và thời gian xử lý chứng từ mà Ngân hàng công thương Việt Nam quy định đối với Chi nhánh.

Để nâng cao chất lượng và hiệu quả thanh toán, đảm bảo nhanh chóng chính xác, Ngân hàng công thương Việt nam cần quy định rõ trách nhiệm đối với Chi nhánh trong việc kiểm tra xử lý chứng từ, tránh chồng chéo do Chi nhánh thực hiện thông tin chuyển lên hội sở để rồi hội sở kiểm tra lại một lần nữa và lập lại rồi mới chuyển đi. Điều này sẽ làm giảm thời gian và thủ tục xử lý chuyển tải chứng từ, và lúc đó mọi trách nhiệm về sai sót lúc này do Chi nhánh chịu trách nhiệm.

Việc quy định về thủ tục và thời gian xử lý bộ chứng từ mà Ngân hàng công thương Việt nam đưa ra phải đảm bảo được các yêu cầu trong thanh toán quốc tế đó là nhanh chóng, đảm bảo chính xác và kịp thời.

Ngoài ra Ngân hàng công thương Việt Nam cần nới lỏng các chính sách sau:

+ Ngân hàng công thương Việt Nam nên cho phép Chi nhánh thực hiện thanh toán đáp ứng nhu cầu của khách hàng với những khoản thanh toán có giá trị lớn thay vì qui định ở một hạn mức nhất định như hiện nay là 400000 USD.

+ Tạo điều kiện, trao quyền tự chủ cho Chi nhánh trong việc mua bán ngoại tệ.

1.3. Hiện đại hoá công nghệ thanh toán qua hệ thống Ngân hàng . Hiện đại hoá công nghệ thanh toán của hệ thống Ngân hàng Việt Nam có vai trò quan trọng, một Ngân hàng không thể thiếu được công nghệ thanh toán hiện đại, đặc biệt trong giai đoạn hện nay khi nền kinh tế đất nước đang trên con đường cùng hội nhập với nền kinh tế khu vực và trên thế giới.

Thời gian qua Ngân hàng công thương Việt Nam đã có nhiều cố gắng nhằm hiện đại hoá công nghệ thanh toán của mình như trang bị máy vi tính, phát triển phần mềm ứng dụng, hiện đại hoá thanh toán trong nội bộ từng Ngân hàng thương mại, nối mạng thanh toán với hệ thống viễn thông quốc tế. Tuy nhiên, công nghệ thanh toán của Ngân hàng công thương Việt Nam vẫn còn manh mún, chưa đồng bộ, mức độ tự động hoá chưa cao, chưa được cập nhật tức thời. Vì vậy, vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế thế giới với khối lượng thanh toán gia tăng nhanh chóng của kinh tế thương mại, công nghệ .... và dân cư, chưa đáp ứng được nhu cầu giao lưu với thị trường tài chính quốc tế.

Hiện đại hoá công nghệ thanh toán của hệ thống Ngân hàng công thương Viêt Nam đang là một đòi hỏi cấp bách. Tuy nhiện hiện đại hoá hệ thống thanh toán của Ngân hàng phụ thuộc vào sự phát triển của ngành bưu chính viễn thông, đồng thời cần phải có sự đầu tư rất lớn. Vì vậy, chỉ riêng ngành Ngân hàng không thể thực hiện được mà vẫn có sự đầu tư và hỗ trợ của nhà nước.

Hiện đại hoá công nghệ thông tin để thanh toán của hệ thống Ngân hàng phải trên cơ sở tận dụng triệt để những cái mà ta đã có, đồng thời việc thiết kế hệ thống thanh toán và phần mềm ứng dụng phải tạo ra khả năng linh hoạt để có thể dễ cải tạo, kế thừa và phát triển không gây ra lãng phí. Hệ thống thanh toán cũng phải tạo ra khả năng dễ dàng cho việc mở rộng và hoà mạng quốc gia.

Để có hệ thống thanh toán hiện đại như hiện nay, ở các nước đi trước phải tự nghiên cứu và phát triển mất hàng chục năm, đối với nước ta là nước

đi sau thì việc học hỏi kinh nghiệm và tận dụng sự giúp đỡ của ngân hàng đi trước là việc làm hết sức cần thiết nhằm nhanh chóng hiện đại hoá công nghệ thanh toán của hệ thống Ngân hàng Việt Nam.

1.4. Soạn thảo chi tiết các qui định trong thanh toán quốc tế.

Hoạt động thanh toán quốc tế chịu sự chi phối trực tiếp luật lệ, văn bản pháp lý của quốc tế cũng như trong nước. Trên phương diện là đơn vị quản lý đối với các Chi nhánh, Ngân hàng công thương Việt Nam cần soạn thảo chi tiết các qui định trong thanh toán quốc tế sao cho phù hợp với thông lệ quốc tế cũng như luật Việt Nam để từ đó làm căn cứ cho các Chi nhánh thực hiện, từ đó sẽ đảm bảo các yêu cầu về lợi ích của các bên tham gia thanh toán quốc tế.

Xét về lâu dài, Ngân hàng công thương Việt Nam nên tạo điều kiện cho các Chi nhánh có đủ thẩm quyền thực hiện thanh toán quốc tế cho các khách hàng của Chi nhánh, cho phép các Chi nhánh có tính độc lập tương đối trong quan hệ thanh toán quốc tế.

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển thanh toán quốc tế tại ngân hàng công thương (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)