Hiện đại hoá công nghệ thanh toán của Ngân hàng

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển thanh toán quốc tế tại ngân hàng công thương (Trang 46)

II- Một số giải pháp

1. Hiện đại hoá công nghệ thanh toán của Ngân hàng

Trong giai đoạn hiện nay, để việc hiện đại hoá công nghệ thanh toán cuả Ngân hàng là một trong những nhiệm vụ cấp bách. Một ngân hàng hiện đại không thể thiếu công nghệ thanh toán hiện đại, nhờ có công nghệ thanh toán hiện đại thì Ngân hàng mới nâng cao được chất lượng phục vụ , mở thêm các dịch vụ, đa dạng hoá các loại hình nghiệp vụ, có như vậy mới có thể hội nhập với các cộng đồng Ngân hàng quốc tế.

Công nghệ thanh toán là một yếu tố quan trọng tạo nên sức mạnh cạnh tranh của mỗi Ngân hàng, nó được thể hiện:

- Tiết kiệm chi phí, đẩy nhanh tốc độ thanh toán và chuyển tiền, tập trung hiệu quả vốn kinh doanh.

- Thực hiện kế toán giao dịch thức thời, kiểm soát từ xa các nghiệp vụ thị trường liên Ngân hàng, quản lý thông tin, phòng ngừa rủi ro...

- Đảm bảo an toàn và hiệu quả.

Với sự phát triển khoa học công nghệ ngày càng tiên tiến, trong lĩnh vực thanh toán quốc tế đòi hỏi Ngân hàng thực hiện cần phải nhanh chóng chính xác. Vì vậy, yếu tố ứng dụng công nghệ hiện đại vào hoạt động thanh toán quốc tế là không thể thiếu được, nó mang tính cập nhật ở bất cứ thời gian nào. Đây là yếu tố mà mỗi một Ngân hàng phải tính đến và coi đó như là một vũ khí đặc biệt trong cạnh tranh thu hút khách hàng.

Ngân hàng công thương Hoàn kiếm đã có nhiều cố gắng trong việc trang bi máy tính nối mạng cục bộ với các Chi nhánh trong hệ thống Ngân hàng công thương đồng thời với việc phát hành triển khai phần mềm về kế toán giao dịch, thanh toán liên Ngân hàng và thanh toán quốc tế . Tuy nhiên, cho đến nay công nghệ thanh toán vẫn chưa hiện đại, phần mềm chương trình chưa đồng bộ và hoàn thiện, mức độ tự động hóa chưa cao, trang bị máy tính

vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu. Hiện tại, phòng thanh toán quốc tế tại Chi nhánh vẫn chưa được trang bị máy móc nhiều, công tác truyền tin còn phụ thuộc vào Ngân hàng công thương Việt Nam.

Ngân hàng công thương Hoàn Kiếm cần có các chính sách từng bước hiện đại hoá Ngân hàng:

+ Trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật phải được hiện đại hoá dần cùng với hệ thống vi tính đồng bộ và hoàn chỉnh, để phục vụ cho nhu cầu truyền và nhận thông tin liên lạc với các bên tham gia thanh toán một cách nhanh chóng, chính xác. Đòi hỏi mô hình thanh toán và quản lý ngân hàng trong hệ thống phải được đổi mới phù hợp với nhu cầu tự động hoá.

+ Xu hướng tới, Chi nhánh cần kết hợp với Ngân hàng công thương Việt Nam đổi mới hơn nữa trong lĩnh vực công nghệ, trang bị đầy đủ máy móc thiết bị hiện đại để phục vụ cho nhu cầu truyền tin, trao đổi thông tin liên lạc với các bên tham gia thanh toán được nhanh chóng tiết kiệm thời gian, sao cho các trang thiết bị đó có thể cùng hoà nhập và theo kịp cộng đồng ngân hàng thế giới, đảm bảo thanh toán quốc tế được thực hiện nhanh chóng hơn.

Trong điều kiện Chi nhánh còn gặp nhiều khó khăn về vấn đề tài chính, để trang bị cho Chi nhánh các trang thiết bị phục vụ hoạt động thanh toán quốc tế cần phải có vốn đầu tư lớn. Chi nhánh có thể sử dụng một phần lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh hàng năm, kết hợp với sự giúp đỡ về tài chính cũng như kỹ thuật của Ngân hàng công thương Việt Nam để thực hiện quá trình nâng cấp các trang thiết bị máy móc hiện đại tại Chi nhánh.

Từng bước đưa công nghệ thanh toán không dùng chứng từ vào ngân hàng, ứng dụng máy tính thu nạp dữ kiện thanh toán và bằng từ tính, đĩa mềm ... thay cho chứng từ doanh nghiệp.

Ngày nay, lĩnh vực tin học đã đạt được những thành tựu to lớn, giá máy tính và thiết bị tin học đã giảm đáng kể, hơn nữa mạng bưu chính viễn thông của Việt Nam có bước phát triển vượt bậc. Chỉ có thực hiện nhanh việc hiện

đại hoá công nghệ thanh toán của mình Ngân hàng công thương Hoàn Kiếm mới có thể sớm giành được ưu thế, nâng cao chất lượng phục vụ, phát triển đa dạng các dịch vụ và chiếm lĩnh thị trường.

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển thanh toán quốc tế tại ngân hàng công thương (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)